Các công trình nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Reducing poverty: Major findings and Implications, ADB, Sep.1999 (Xóa đói giảm nghèo: Những phát hiện và tác động chính, Ngân hàng phát triểu Châu Á, tháng chín 1999) [18]

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Khung để giảm nghèo đói bao gồm 3 nhân tố: sự tăng trưởng kinh tế, hiệu quả của phân phối và tăng trưởng dân số. Mối quan hệ giữa 3 nhân tố trên có thể biểu diễn như sau:

Tăng trưởng kinh tế x Phân phối hiệu quả Giảm nghèo đói =

Tăng trưởng dân số Theo tài liệu này:

Để tăng trưởng kinh tế, cần phải ổn định tài chính, thị trường vốn, chính sách và cơ sở hạ tầng.

Để phân phối đạt hiệu quả, cần có nền tảng về Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế & chăm sóc sức khoẻ, có chương trình mục tiêu cho khu vực nghèo, nhóm người dân tộc thiểu số và phụ nữ.

Về vấn đề dân số, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong vùng có mức tăng trưởng dân số cao, đề cao quyền phụ nữ và giáo dục cho phụ nữ.

Poverty Manual, All, JH Revision of August 8, 2005 (Page 125 of 218) (Thông tin về nghèo, JH Revision 08/08/2005 trang 125) [32] đưa ra các nguyên nhân về nghèo đói, có những nguyên nhân sau:

+ Đặc trưng vùng miền:

- Sống ở vùng xa xôi/ cách biệt, giới hạn về cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và thị trường.

- Sống dựa chính vào tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng. - Yếu tố thời tiết, ví dụ như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động đất…

+ Đặc tính cộng đồng:

- Cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận đường giao thông. - Phân phối đất.

- Tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh viện. - Cấu trúc xã hội và tài sản xã hội.

+ Đặc trưng hộ gia đình: - Kích cỡ hộ gia đình.

- Tỷ số phụ thuộc (người già hoặc trẻ em không có khả năng lao động). - Giới tính của chủ hộ

- Cấu trúc của thu nhập và công việc.

- Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình). + Đặc trưng cá nhân: - Tuổi. - Trình độ học vấn. - Tình trạng việc làm. - Tình trạng về sức khỏe. - Sắc tộc.

Poverty measurement and analysis in jeni Klugman (ed), Aline, A.Coudouel, J.Hentschel, Jeko S. and Q.Wodon,Quentin T. (2002) WB. [21] Nhóm tác giả cho rằng: Tiêu dùng là một chỉ số phản ánh kết quả tính toán các thước đo tiền tệ của đói nghèo tốt hơn thu nhập; Tiêu dùng có thể được đo lường chính xác hơn thu nhập và phản ánh tốt hơn khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình. Và để phân tích tương quan đói nghèo, có thể sử dụng phép hồi qui đa biến về thu nhập hoặc tiêu dùng. 1.4.2. Nghiên cứu trong nước

Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, tháng 11 năm 1999, Báo cáo chung của nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ [1]: Giảm nghèo được xem xét trên khuôn khổ gồm có 3 vấn đề:

- Trước hết, phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt ra khỏi nghèo đói thông qua đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; tạo cơ hội tiếp cận các nguồn vốn chính thức; và tạo cơ hội / cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cung cấp nước sạch, điện, vệ sinh, y tế, phòng học phù hợp.

- Thứ hai, phải có các biện pháp để đảm bảo lợi ích của tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ một cách khách quan và công bằng. Công bằng trong phân phối thu nhập, tiếp cận thông tin và quyền phụ nữ.

- Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thông qua sự trợ giúp của Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban phòng chống lụt bão, Cộng đồng, tham gia Bảo hiểm y tế, chương trình tiết kiệm của cộng đồng, xây dựng mạng lưới An sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo....

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa – luận văn thạc sĩ Đào Công Thiên

2008 [13], thông qua kết quả phân tích hồi quy, tác giả đã nhận định được sự ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình tới xác suất nghèo của một hộ gia đình. Trong đó, các nhân tố có việc làm, diện tích đất, vay vốn tín dụng có quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của một hộ dân. Trong khi đó nhân tố số lượng người lệ thuộc và nghề nghiệp của chủ hộ là nông nghiệp có quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của một hộ dân. Tác giả đã ước lượng tác động của các nhân tố đến xác suất nghèo thông qua tính toán như sau: Nếu giả sử xác suất nghèo của một hộ gia đình ở khu vực đầm Nha Phu là 30% thì khi các yếu tố khác không thay đổi, nếu hộ gia đình có việc làm, có đất hay được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống lần lượt còn lại là 7,8%; 12,1% và 20,7%. Ngược lại, nếu quy mô hộ gia đình tăng thêm một người hay nghề nghiệp chính của chủ hộ chuyển từ phi nông nghiệp sang nông nghiệp trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi thì xác suất rơi vào cảnh nghèo của hộ này tăng lên lần lượt là 39,1% và 55,3%.

Đồng thời, tác giả cũng rút ra được những nhận xét về trình độ học vấn của người dân ở khu vực ven đầm Nha Phu là khá thấp nên biến học vấn không ảnh hưởng đến xác suất nghèo. Các hệ số liên quan đến giáo dục không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Những hộ có số năm đi học cao hơn không mang lại xác suất thấp hơn trong tình trạng nghèo khổ.

Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Vịnh Nha Trang, luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hảo năm 2009 [5]. Tác giả xác định đói nghèo dựa trên chi tiêu bình quân của hộ và đưa ra nhận định các nhân tố tác động đến nghèo tại khu bảo tồn Vịnh Nha Trang gồm có: công suất máy tàu, học vấn của chủ hộ, số người ăn theo, quy mô hộ, tuổi chủ hộ và giới tính của chủ hộ. Tuy nhiên thông qua phân tích mô hình hồi quy dựa trên mẫu thu thập được, mô hình của tác giả còn lại hai biến độc lập có ý nghĩa ở mức 95% là quy mô hộ và công suất máy tàu. Mô hình chi tiêu của tác giả đưa ra:

Ln(C) = 1,957 + 0,371 LnCSMAY – 0,734 LnQMHO

Trong đó: β1 = 0,371 là hệ số co giãn của công suất máy với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, nếu công suất máy tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người tăng thêm 0,371%. β2 = -0,734 là hệ số co giãn của số người trong hộ với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi,

nếu số người trong hộ tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người giảm đi 0,734%. Các biến Học vấn, Ăn theo, Tuổi và Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình này vì lí do học vấn trung bình của mẫu điều tra là 4,41 cho thấy mức bình quân học vấn chỉ ở trình độ tiểu học, vì vậy có thể hiểu mức ảnh hưởng của Học vấn đến Chi tiêu là thấp. Giới tính chủ hộ hầu hết là nam, vì vậy không có sự khác biệt trong ảnh hưởng từ Giới tính đến Chi tiêu. Tuổi chủ hộ cũng không có mối quan hệ mật thiết với Chi tiêu. Thống kê mô tả cho thấy tuổi chủ hộ từ 25 tuổi đến 75 tuổi. Giả thuyết ban đầu của chúng tôi là tuổi chủ hộ có tương quan dương với Chi tiêu, tuy nhiên kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa 2 biến này, nghĩa là không phải càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm thì thu nhập càng cao, dẫn đến chi tiêu càng cao. Điều này có thể đúng nếu chủ hộ sở hữu tàu thuyền, nhưng chủ hộ phần lớn đều không có tàu thuyền mà đi bạn, việc này cần sức khoẻ, tức là tương quan nghịch với tuổi tác. Như vậy tuổi chủ hộ không có tương quan dương với Chi tiêu.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo tại các xã ven đầm phá Tam Giang trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Văn Thịnh năm 2010 [14] thông qua kết quả thống kê mô tả và phân tích hồi quy Binary Logistic đã xác định và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của các hộ dân sống trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng (với mức ý nghĩa = 90%) bao gồm: Giới tính của chủ hộ; Tình trạng việc làm của chủ hộ; Học vấn của chủ hộ và Quy mô của hộ gia đình.

Đặc biệt, một kết quả khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác là nếu chủ hộ có việc làm thì xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ cao hơn so với chủ hộ không có việc làm. Mặc dù kết quả hồi quy trái với kỳ vọng nhưng qua đó có thể nhận ra một bộ phận không nhỏ hộ dân trên địa huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế sống phụ thuộc vào tiền trợ cấp của người thân ở nước ngoài. Đây là phát hiện có ý nghĩa trong thực thi chính sách hỗ trợ việc làm nhằm khuyến khích người dân tạo ra thu nhập ổn định nâng cao đời sống vật chất.

Ngoài ra, qua phỏng vấn điều tra ý kiến hộ dân về nguyên nhân nghèo đói và nguyện vọng thoát nghèo của tác giả cũng cho thấy thiếu vốn sản xuất vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nghèo của người dân.

Từ đó, tác giả đã đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của các chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa bàn nghiên cứu là cần tập trung ưu tiên những nhân tố nêu trên để thực thi chính sách hỗ trợ người nghèo một cách khách quan và hiệu quả.

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở Tây Nguyên, luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Mai năm 2010[10] đã đưa ra kết quả mô hình hồi quy với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới đói nghèo như các biến tuổi chủ hộ bình quân, dân tộc, số năm đi học, có việc, tham gia trong ngành dịch vụ, có vay vốn và đất sẽ giúp hộ gia đình giảm khả năng nghèo; trong khi đó các biến tuổi chủ, giới tính của chủ, tỷ lệ phụ thuộc và nhà tạm sẽ làm hộ gia đình tăng khả năng rơi vào ngưỡng nghèo. Dựa trên kết quả hồi quy tác giả đã lập bảng mô tả ảnh hưởng độc lập của từng nhân tố đến xác suất nghèo của hộ gia đình cho kết quả cụ thể như sau: Giả sử xác suất nghèo ban đầu của một hộ ở vùng nghiên cứu là 10%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chủ hộ có tuổi càng cao thì xác suất của hộ nằm dưới ngưỡng nghèo sẽ càng lớn. Khi tuổi chủ tăng, ban đầu xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên, đến một lúc nào đó xác suất nghèo sẽ giảm đi; nếu số năm đi học trung bình của chủ hộ tăng thêm một năm thì xác suất nghèo của hộ giảm xuống 8%. Nếu tăng thêm một thành viên không tạo ra thu nhập trong hộ, sẽ làm tăng xác suất nghèo của hộ lên 38%. Tương tự, nếu mức vay bình quân của hộ tăng thêm 1 triệu đồng thì xác suất nghèo của hộ giảm xuống còn 8%. Ngoài ra, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ là người Kinh thì xác suất nghèo của hộ chỉ còn 1%. Như vậy, xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ gia đình dân tộc thiểu số cao gấp 10 lần so với hộ gia đình người Kinh. Bên cạnh đó, loại nghề nghiệp chính của hộ cũng đóng góp đáng kể đến việc giảm nghèo của hộ. Xác suất nghèo của hộ giảm xuống chỉ còn 4% nếu chủ hộ làm việc trong ngành dịch vụ. Trong các nguồn tài sản của hộ, nhà cửa là loại tài sản có giá trị tương đối lớn, không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập của hộ mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và nghề nghiệp của các thành viên trong hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu hộ sống trong nhà tạm thì xác suất nghèo của hộ sẽ tăng lên 21%. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng nghèo đói ở Tây Nguyên thêm trầm trọng tác giả có đề cập là tình trạng di dân. Theo các nghiên cứu trước, di dân ảnh hưởng không chỉ đến thu nhập, đất đai, môi trường, và còn ảnh hưởng tình trạng an ninh xã hội. Xác suất nghèo của hộ gia đình sẽ tăng lên 100% nếu tình trạng di dân tác động mạnh đến việc phân chia diện tích đất đai bình quân của xã và có gây ra tình trạng xung đột, tranh chấp đất đai giữa người di dân và người dân bản địa. Khi tỷ lệ di dân đi kèm với nó là tệ nạn mại dâm gia tăng sẽ gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của một số gia đình, bệnh tật gia tăng, người nam trong gia

đình không lo làm ăn nên xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ sẽ tăng lên 34%. Tuy Tây Nguyên là một vùng đất rộng, đầy tiềm năng và dân cư thưa thớt nhưng nếu tỷ lệ di dân đến vùng này quá đông sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng việc làm của cả người dân bản địa và người di dân. Bởi lẽ Tây Nguyên là một vùng chuyên trồng cà phê, cao su, tiêu, điều, rau và cây ăn quả nên có tính mùa vụ rất cao. Do đó, vào những mùa thu hoạch, Vùng sẽ cần rất nhiều lao động, song sau đó khi qua mùa thu hoạch chính thì tình trạng lao động dôi dư tạm thời trong nông nghiệp sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm xác suất nghèo tăng lên 18% so với ban đầu.

Nghèo đói ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp – Luận văn thạc sĩ tác giả Nguyễn Thị Hạnh năm 2011 [4] đã đưa ra kết luận về những nguyên nhân chính có thể gây nên sự cách biệt giữa giàu và nghèo bao gồm nghề nghiệp chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ, số người sống phụ thuộc, diện tích đất, vay vốn từ định chế chính thức và dân tộc của chủ hộ. Yếu tố giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó quan trọng nhất là số người sống phụ thuộc trong gia đình. Tác giả đã xây dựng một kịch bản từ đó cho thấy ảnh hưởng độc lập của từng nhân tố đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Giả sử xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở vùng nghiên cứu là 15%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ có hoạt động phi nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ chỉ còn 7,8%; nếu số năm đi học trung bình của chủ hộ gia đình tăng một năm học thì xác suất nghèo của hộ là 12,9%. Nếu chủ hộ là người Kinh thì xác suất nghèo của hộ là 7,97%. Căn cứ vào mức xác suất nghèo P0, có thể thấy số người sống phụ thuộc có tác động mạnh nhất đến khả năng nghèo của hộ.

Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)