MÔHÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 48)

Nghèo đói được xác định là do nhiều nguyên nhân khác nhau, dựa vào lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn của các nước và các công trình nghiên cứu tiền nhiệm trong nước, kết hợp với đánh giá tình hình thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu ta có thể nhận dạng các tác nhân chính ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, tác giả kiến nghị sử dụng mô hình nghiên cứu như sau: 2.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc đặc tính của hộ gia đình

2.2.1.1. Nghề nghiệp của chủ hộ:

Chủ hộ là người tạo ra thu nhập chính của hộ gia đình. Lĩnh vực nghề nghiệp của chủ hộ sẽ ảnh hưởng đến xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của hộ. Thông thường, hộ có việc làm phi nông nghiệp sẽ có công việc ổn định hơn thu nhập khá hơn so với hộ làm việc trong ngành nông nghiệp đặc biệt so với hộ đi làm thuê trong ngành nông nghiệp. Dựa trên nhận định của tác giả, biến này có ảnh hưởng đến hộ dân trên địa bàn nghiên cứu. Cơ cấu kinh tế của địa phương chủ yếu từ nông – lâm nghiệp (Đến cuối năm 2012, tổng giá trị nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 338.300 triệu đồng, trong đó ngành nông - lâm nghiệp đạt 111.122 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 32,85%, ngành công nghiệp-xây dựng đạt 81.810 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 24,18% và ngành dịch vụ đạt 145.368 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 42,97% trong cơ cấu các ngành kinh tế). Nghiên cứu này giả định chủ hộ có việc làm và làm việc trong khu vực phi nông nghiệp sẽ có xác suất nghèo thấp hơn so với các chủ hộ không có việc làm hay làm việc trong ngành nông nghiệp.

2.2.1.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ:

Thông thường trong gia đình chủ hộ có học vấn càng cao thì khả năng nhận thức tầm quan trọng của việc học để thoát nghèo càng cao. Đồng thời, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng tìm kiếm công việc và nâng cao thu nhập càng cao. Đối với các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu theo tác giả, biến này cũng có ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của hộ dân.

Nghiên cứu này giả định số năm đi học của chủ hộ có mối quan hệ nghịch biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.

2.2.1.3. Giới tính của chủ hộ:

Nam giới thường là trụ cột của gia đình và là người tạo ra thu nhập cao hơn nữ giới. Nếu hộ có chủ hộ là nữ thường gặp khó khăn về kinh tế hơn so với chủ hộ là nam do tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ”, cơ hội để phụ nữ tìm kiếm việc làm và thu nhập thường thấp hơn nam giới.

Đối với các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu, theo tác giả nhân tố này cũng có tác động tương tự. Bởi vì địa bàn nghiên cứu là các xã ở nông thôn nên tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn còn in sâu trong suy nghĩ của mỗi người dân.

Nghiên cứu này giả định hộ có chủ hộ là nữ sẽ có khả năng rơi vào ngưỡng nghèo cao hơn so với hộ có chủ hộ là nam.

2.2.1.4. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc:

Là số người chưa trưởng thành và người trưởng thành không có hoạt động tạo thu nhập của hộ. Khi số thành viên trong hộ không có việc làm càng tăng lên thì gánh nặng chi tiêu càng lớn, càng làm giảm khả năng tích luỹ của gia đình và dễ rơi vào hoàn cảnh nghèo.

Đối với các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu theo tác giả, biến này cũng sẽ có tác động đến khả năng rơi vào ngưỡng nghèo của hộ dân do đây là khu vực nông thôn và một số lượng lớn hộ dân với kiến thức kế hoạch hóa gia đình thấp. Vì vậy con đông không có việc làm là gánh nặng thực sự của các hộ dân.

Nghiên cứu này giả định tỉ lệ phụ thuộc của hộ sẽ có mối quan hệ đồng biến với xác suất rơi vào ngưỡng nghèo.

2.2.1.5. Dân tộc:

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những hộ gia đình dân tộc Kinh, Hoa thường có khả năng thoát nghèo tốt hơn so với các dân tộc khác. Điều này xuất phát từ sự khác biệt các điều kiện tự nhiên xã hội dẫn đến sự khác biệt thấp về kinh tế của các hộ gia đình dân tộc.

Nghiên cứu này giả định hộ dân tộc thiểu số có nguy cơ nghèo nhiều hơn các hộ dân tộc Kinh, Hoa.

2.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội 2.2.2.1. Diện tích đất đai sản xuất của hộ gia đình: 2.2.2.1. Diện tích đất đai sản xuất của hộ gia đình:

Đặc trưng của hoạt động kinh tế ở nông thôn là sản xuất nông nghiệp. Nông dân ở nông thôn sinh kế chủ yếu dựa vào đất đai là chính. Do đó hộ có nhiều đất canh tác thì có nhiều thu nhập từ nông nghiệp hơn và ít nguy cơ rơi vào ngưỡng nghèo so với hộ ít đất đai.

Nghiên cứu này giả định rằng hộ có nhiều đất sẽ có khả năng làm giảm xác suất nghèo. 2.2.2.2. Khả năng tiếp cận tín dụng:

Một trong những nguồn lực quan trọng để người dân ở nông thôn làm chủ được cuộc sống là vốn sản xuất. Do đó các nguồn tín dụng trợ cấp có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân trong cải thiện đời sống vật chất. Đối với các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu theo tác giả, biến này cũng có ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của hộ dân.

Nghiên cứu này giả định hộ tiếp cận được với tín dụng chính thức và nhận được giá trị khoản vay càng lớn thì khả năng giảm xác suất rơi vào ngưỡng nghèo càng cao.

2.2.3. Nhóm nhân tố phát sinh trong nghiên cứu hiện tại

Qua khảo sát định tính (phỏng vấn người dân, phân tích hiện trạng…), người nghiên cứu nhận thấy địa bàn sinh sống của các hộ gia đình cũng ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói của hộ. Có thể hiểu rằng, các gia đình sống tại những nơi hẻo lánh, xa trung tâm địa phương thường có thể là những hộ không có điều kiện phát triển kinh tế, nên dễ rơi vào tình trạng nghèo. Vì thế cần phải đưa yếu tố này vào mô hình nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến nghèo đói để có những chính sách thích hợp.

Yếu tố hiện trạng địa lý này được tác giả đo lường bằng hai biến quan sát: (i) Khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm; (ii) Khoảng cách từ hộ gia đình tới đường tỉnh lộ (đường có xe trọng tải lớn đi qua).

2.2.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Thông qua việc xác định các biến trong việc xác định xác suất rơi vào ngưỡng nghèo của các hộ dân thuộc huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa ta có thể đưa ra bảng dấu kỳ vọng của các biến như sau:

Bảng 2.1: Các nhân tố tác động tới biến phụ thuộc và dấu kỳ vọng

Biến Định nghĩa Kỳ vọng tương quan

P Xác suất nghèo đói của các hộ gia đình D1 Nghề nghiệp

X2 Trình độ văn hóa: Từ 1 – 12 (Lớp 1 đến lớp 12) (-) D3 Giới tính của chủ hộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

X4 Số người phụ thuộc trong hộ (Người) (+)

X5 Quy mô diện tích đất nông nghiệp (m2) (-)

D6 Khả năng tiếp cận tín dụng (-)

D7 Dân tộc của chủ hộ

X8 Khoảng cách từ hộ gia đình tới đường tỉnh lộ

(đường có xe trọng tải lớn đi qua) (+)

X9 Khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm (+) D10 Cây trồng của hộ gia đình (lúa nước, cây trồng

hàng năm khác, cây trồng lâu năm)

Nguồn: Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả

Mô hình hồi quy:

D X X D D X X D X D e D X X D D X X D X D e ngheo P 10 10 9 9 8 8 7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 1 10 10 9 9 8 8 7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 0 ) (                                            

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Nguồn: Đề xuất của tác giả

2.3. LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY BINARY LOGISTIC

Hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập mà ta có được.

Có nhiều hiện tượng trong tự nhiên chúng ta cần dự đoán khả năng xảy ra một sự kiện nào đó mà ta quan tâm (chính là xác suất xảy ra) ví dụ như sản phẩm mới được

Nghề nghiệp Xác suất nghèo đói của các hộ gia đình Trình độ văn hóa Giới tính của chủ hộ

Số người phụ thuộc trong hộ

Quy mô diện tích đất nông nghiệp

Khả năng tiếp cận tín dụng

Dân tộc của chủ hộ

Khoảng cách từ hộ gia đình tới đường tỉnh lộ

Khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm

chấp nhận hay không, người vay có trả được nợ hay không,… Những biến có 2 biểu hiện như vậy là biến thay phiên (dichtomous), hai biểu hiện này sẽ được mã hóa thành giá trị 0 và 1 ở dưới dạng này gọi là biến nhị phân. Khi biến phụ thuộc ở dạng nhị phân thì không thể phân tích với dạng hồi quy thông thường vì làm như vậy xẽ xâm phạm các giả định, rất dễ thấy là khi biến phụ thuộc chỉ có 2 biểu hiện thì thật không phù hợp khi giả định rằng phần dư có phân phối chuẩn, mà thay vào đó sẽ có phân phối nhị thức, điều này sẽ làm mất hiệu lực của các kiểm định thống kê trong phép hồi quy thông thường.

Một khó khăn khác là khi dùng hồi quy tuyến tính thông thường là giá trị dự đoán được của biến phụ thuộc không thể được diễn dịch như xác suất (giá trị ước lượng của biến phụ thuộc trong hồi quy Binary Logistic phải rơi vào khoảng (0; 1)). Từ biến phụ thuộc nhị phân có được, một thủ tục sẽ được dùng để dự đoán xác suất sự kiện xảy ra theo quy tắc xác suất được dự đoán lớn hơn 0,5 thì kết quả dự đoán sẽ cho là “có” xảy ra sự kiện, ngược lại thì kết quả dự đoán sẽ là “không”. Kết quả của nghiên cứu sẽ đưa ra dự đoán cho hộ gia đình có rơi vào ngưỡng nghèo hay không trong sự tác động của các nhân tố đã xác định ở trên. Như vậy, trạng thái của biến phụ thuộc sẽ có 2 biểu hiện là 0 (nếu hộ đó không nghèo) hoặc là 1 (nếu hộ rơi vào ngưỡng nghèo). Vì vậy nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic sẽ có được kết quả phù hợp và có cách hiểu dễ dàng về biểu hiện có hay không nghèo của hộ gia đình.

2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Nguồn: Quy trình nghiên đề nghị cứu của tác giả

Xác định nội dung nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Thảo luận nhóm

Thiết kế bảng phỏng vấn

Điều tra thử

Hiệu chỉnh bảng phỏng vấn

Điều tra diện rộng

Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thiết bằng môhình hồi quy

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.1. Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu

Chương 1, tác giả đã xây dựng thành công mô hình nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến khả năng nghèo đói của các hộ dân tại huyện Khánh Vĩnh. Để kiểm định mô hình nghiên cứu, người nghiên cứu xây dựng các thang đo cho các biến trong mô hình, kết quả như sau:

Bảng 2.2: Tên biến và biểu hiện của các hệ số hồi quy

Biến Định nghĩa Thang đo Biểu hiện

P Xác suất nghèo đói của các hộ gia đình Danh nghĩa 0: Không Nghèo 1: Có nghèo

D1 Nghề nghiệp Danh nghĩa

1: Chỉ sản xuất nông nghiệp 2: Có làm ở khu vực phi nông nghiệp

X2 Trình độ văn hóa: Từ 1 – 12 (Lớp 1 đến lớp 12) Khoảng cách Từ 1 – 12 (Lớp 1 đến lớp 12)

D3 Giới tính của chủ hộ Danh nghĩa 1: Nam

2: Nữ X4 Số người phụ thuộc trong hộ (Người) Tỷ lệ

X5 Quy mô diện tích đất nông nghiệp (m2) Tỷ lệ

D6 Khả năng tiếp cận tín dụng Danh nghĩa 1: Không vay 2: Có vay

D7 Dân tộc của chủ hộ Danh nghĩa 1: Kinh

2: Khác X8 Khoảng cách từ hộ gia đình tới đường tỉnh lộ

(đường có xe trọng tải lớn đi qua) (km) Tỷ lệ X9 Khoảng cách từ hộ gia đình tới chợ trung tâm

(km) Tỷ lệ

D10 Cây trồng chủ lực của hộ gia đình (lúa nước,

cây trồng hàng năm khác, cây trồng lâu năm) Danh nghĩa

1: Cây trồng hàng năm 2: Cây trồng lâu năm Từ phương án đo lường các biến trong mô hình đã được tác giả xác định (bảng 2.2), người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng câu hỏi tương ứng bao gồm nội dung trong mô hình (các biến đo lường) cùng những thông tin cần thu thập thêm:

- Công việc làm thêm của hộ gia đình.

- Có tham gia và áp dụng kiến thức mới đã được học trong canh tác nông nghiệp…… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Loại đất canh tác

Bảng câu hỏi được thiết kế được thể hiện tại phụ lục 1. Bảng câu hỏi được người nghiên cứu sử dụng trong điều tra thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp từng người đại diện của mỗi hộ gia đình trên toàn địa bàn huyện Khánh Vĩnh. 2.5.2. Phương án lấy mẫu và quy trình phân tích dữ liệu

Phương án lấy mẫu: theo tập thể tác giả cuốn: “Một số vấn đề phương pháp luận thống kê”. Viện khoa học thống kê, năm 2005 thì xác định cỡ mẫu (số đơn vị mẫu) chính là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẩu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

Các phương án xác định cỡ mẫu theo lý thuyết và thực tế trong các cuộc điều tra thống kê ở Việt Nam.

a. Xác định cỡ mẫu theo các công thức lý thuyết. Một tổng thể khi tiến hành điều tra không chia thành các tổng thể nhỏ (các tổ) thì chỉ có một cách xác định cỡ mẫu trên cơ sở thông tin về quy mô và phương sai của tổng thể chung. Đối với một tổng thể khi điều tra có chia thành các tổng thể nhỏ có hai cách xác định cỡ mẫu: Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu như trường hợp không phân tổ, sau đó phân bổ số mẫu chung cho các tổ theo nguyên tắc phân bổ mẫu. Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở quy mô và phương sai của từng tổ.

Công thức xác định cỡ mẫu theo hai cách nói trên nhưng chỉ cho trường hợp tổ chức chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản hoặc có phân tổ và được áp dụng cho nghiên cứu chỉ tiêu bình quân với cách chọn không lặp.

+ Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của tổng thể chung:

2 2 2 x 2 2 S . t . N S . t . N n    Trong đó: N - Số đơn vị tổng thể chung;

n - Số đơn vị mẫu; t - Hệ số tin cậy;

x - Phạm vi sai số chọn mẫu; S2 - Phương sai của tổng thể chung.

+ Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và phương sai của các tổ t:         K 1 t 2 t t 2 2 x K 1 t 2 t t S w N 1 t S w n Trong đó: N - Số đơn vị tổng thể chung; n - Số đơn vị mẫu; t - Hệ số tin cậy; x - Phạm vi sai số chọn mẫu;

wt - Tỷ trọng số đơn vị của tổ t trong tổng thể chung; K - Số lượng tổ (t = 1, 2,...K);

2 t

S - Phương sai tổng thể chung của tổ t.

Từ các công thức trên, để xác định cỡ mẫu trong quá trình chuẩn bị phương án điều tra phải có được những thông tin sau:

- N: Số đơn vị tổng thể. Chỉ tiêu này có đầy đủ ở phần lớn các cuộc điều tra

Một phần của tài liệu phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở huyện khánh vĩnh tỉnh khánh hòa (Trang 48)