- Tình hình giao khốn bảo vệ rừng:
Nhằm thực hiện cơng tác quản lý bảo vệ rừng, Ban quản lý đã tiến hành thiết kế giao khốn năm đầu (2008), xây dựng phương án giao khốn trình các cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt, sau đĩ ký hợp đồng giao khốn QLBVR theo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cho Bộ chỉ huy bộ đội biên phịng tỉnh Đắk Nơng, kết hợp cùng Bộ chỉ huy tiến hành bàn giao rừng về ranh giới trên thực địa cho từng đồn biên phịng gắn liền với ranh giới tuần tra của từng đồn. Cụ thể diện tích từng đồn được thể hiện tại bảng 4.5.
Bảng 4.4. Diện tích rừng giao khốn QLBVR cho từng đồn biên phịng
Đồn biên phịng Giao năm 2008 (ha) Giao năm 2009 (ha) Giao năm 2010 (ha) 751 1.206,6 1.206,6 1.206,6 753 908,9 908,9 908,9 755 629,7 629,7 642,8 757 1.124,8 1.124,8 1.150,2 763 142 142 142 765 402,1 402,1 400,2 767 434,4 433,1 433,1 769 415,6 415,6 612,6 771 1.613,3 1.613,3 1.416,3 775 923,3 923,3 923,3 Tổng 7.800,7 7799.4 7.836,0
Kiểm tra tổng diện tích rừng giao khốn của các năm cho các đồn biên phịng so với số liệu tài nguyên rừng do Ban quản lý cung cấp kết hợp với kết quả quá trình đi thu thập số liệu ngồi hiện trường, thấy cĩ sự chênh lệch về diện tích. Diện tích đưa vào phương án giao khốn thấp hơn so với số liệu diện tích rừng thực tế. Qua phỏng vấn phịng kỹ thuật của Ban quản lý cho biết tuy vẫn biết số liệu cĩ chênh lệch giữa thực tế và bản đồ cĩ chỉnh sửa bổ sung nhưng khi đưa đi thẩm định các cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt khơng chấp nhận, yêu cầu phải làm theo số liệu dự án đã được phê duyệt (với lý do số liệu khơng cĩ tính pháp lý do chưa cĩ cơ quan chức năng thẩm định). Ban quản lý cĩ gửi cơng văn cũng như kết quả rà sốt cho các cấp cĩ thẩm quyền yêu cầu xác minh lại hiện trạng rừng nhưng khơng cĩ kết quả.
Việc thực hiện hợp đồng đã được Bộ chỉ huy bộ đội biên phịng tỉnh Đắk Nơng làm tốt, giao rừng đến từng đồn biên phịng và thường xuyên kết hợp với BQL đi kiểm tra cơng tác QLBVR. Tuy nhiên vẫn cịn một số đồn biên phịng vẫn cịn bao che cho lâm tặc khi cĩ đồn kiểm tra vào thường báo động trước hoặc báo cáo khơng đúng sự thật.
Tuy nhiên giao khốn QLBVR cho lực lượng biên phịng cũng cĩ rất nhiều ưu điểm như: Đây là lực lượng vũ trang được huấn luyện bài bản; Kết hợp việc tuần tra bảo vệ khu vực biên giới với cơng tác QLBVR; ý thức QLBVR của một số đồn biên phịng rất tốt.
- Tình hình xâm phạm trái phép tài nguyên rừng:
Tình trạng xâm phạm trái phép tài nguyên rừng thuộc Ban quản lý vẫn thường xuyên diễn ra như: Phá rừng làm rẫy, phát dọn rẫy cũ, vận chuyển lâm sản trái phép, xâm lấn đất rừng. Hoạt động khai thác gỗ trái phép vẫn tiếp diễn và cĩ chiều hướng gia tăng một phần là do sự tiếp tay của một số cán bộ, chiến sỹ thuộc các đồn biên phịng cho lâm tặc.
Kết quả chi tiết về tình hình vi phạm trái phép tài nguyên rừng trong khu vực nghiên cứu từ 2008 đến tháng 6 năm 2010 được thể hiện tại bảng 4.6.
Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả vi phạm trái phép tài nguyên rừng tại Ban quản lý rừng phịng hộ vành đai biên giới từ 2008 - 2010
Năm Tên vụ vi phạm Số vụ vi phạm Mức độ gây hại
2008
Phá rừng làm nương rẫy 1 1,3 ha
Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép 8 20 m3
Săn bắn động vật hoang dã - -
2009
Phá rừng làm nương rẫy 2 1,9 ha
Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép 2 25 m3 gỗ trịn
Săn bắn động vật hoang dã - -
Đốt dọn thực bì làm rẫy 1 0,3 ha
Cháy rừng 2 1,2 ha
2010
Phá rừng làm nương rẫy 3 Chưa xác định
Khai thác vận chuyển lâm sản trái phép Chưa xác định Chưa xác định
Săn bắn động vật hoang dã Chưa xác định Chưa xác định
Kết quả thống kê số vụ vi phạm trong quản lý tài nguyên rừng được thống kê tại bảng 4.6 mới chỉ là con số thống kê bước đầu và vẫn chưa đầy đủ, trên thực tế mức độ gây hại và số vụ vi phạm lớn hơn rất nhiềụ Đối với tình hình săn bắt động vật hoang dã cho tới nay Ban quản lý vẫn chưa cĩ con số thống kê cụ thể.
Đối tượng phá rừng làm nương rẫy chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ, với rất nhiều mánh khĩe như chặt hạ cả vào ban đêm. Tập trung chủ yếu ở 02 điểm nĩng là xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức) và xã Thuận Hạnh (huyện Đắk Song).
Hiện nay, mới chỉ xây dựng được 01 trạm QLBVR ở khu vực phía Bắc tại tiểu khu 1047, tại các khu vực phía Nam cán bộ QLBVR vẫn phải sinh hoạt chung với các đồn biên phịng hay thuê nhà dân để ở chính, vì vậy cơng việc tuần tra QLBVR cịn gặp nhiều khĩ khăn. Về phương tiện đi lại: hiện nay đa phần cán bộ QLBVR phải tự túc phương tiện đi lại: cĩ 01 ơ tơ được UBND tỉnh cấp và mua 02 xe máy từ tiền dự án 661. Lực lượng QLBVR để phối kết hợp với các đồn biên phịng cịn mỏng.
Chưa thực hiện được cơng tác khuyến nơng khuyến lâm, cơng tác tuyên truyền về QLBVR chủ yếu cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ với các đồn biên phịng chưa đến được người dân. Về quan hệ với các cấp chính quyền hiện nay trụ sở của Ban quản lý đĩng tại xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song nên việc quan hệ chủ yếu với huyện Đắk Song; cịn lại các huyện cũng như các xã khác chưa được thường xuyên.
Về cơng tác đĩng biển báo tiểu khu, Ban quản lý đã thực hiện việc đĩng bảng chỉ dẫn tiểu khu cho từng đồn biên phịng. Xây dựng bảng nội quy tuyên truyền về cơng tác QLBVR chưa thực hiện được.
Hiện nay trong khu vực nghiên cứu chưa xây dựng được bảng nội quy QLBVR nàọ
- Đĩng cọc mốc ranh giới với các lâm phần bên cạnh:
Theo kế hoạch được giao năm 2008 Ban quản lý phải thực hiện đĩng 180 cọc mốc với các cơng ty Lâm nghiệp cận kề, năm 2008 Ban quản lý đã hợp đồng tư vấn thiết kế dự tốn kỹ thuật nhưng khơng thực hiện được. Sang năm 2009 Ban quản lý đã hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng - thương mại Phú Bình đã triển khai đĩng được 60 cọc mốc ranh giới với kinh phí: 105.000.000 đồng, được Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính cho phép.
Về tiến độ đĩng cọc mốc chậm hơn so với kế hoạch được giao, về thủ tục theo quy định số 3013/QĐ- BNN ngày 20/11/1997 của Bộ NN&PTNT v/v “quy định phân giới cắm mốc các loại rừng. trình tự thủ tục quy định hồ sơ vị trí cọc mốc”, cũng như dự tốn kỹ thuật do Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở
NN&PNNT phê duyệt nhưng đã khơng thơng qua mà làm việc trực tiếp với các Sở ban ngành khác, chính vì vậy nên về trình tự thủ tục chưa đầy đủ và chưa đúng quy định. Về vị trí đĩng cọc mốc, một số mốc vẫn cịn khĩ thấy và khĩ xác định, và chưa thể hiện hết đặc điểm vị trí.
- cơng tác PCCCR:
Chủ yếu là PCCCR cho rừng trồng cịn rừng tự nhiên cĩ tiến hành biện pháp đốt non đối với diện tích rừng khộp khơng cĩ kinh phí. Trong 2 năm thực hiện 2008 - 2009 đã tiến hành xây dựng phương án PCCCR được các cấp cĩ thẩm quyền phê duyệt cấp kinh phí từ nguồn vốn dự án 661. Cụ thể đã tiến hành hợp đồng với hai đồn biên phịng 769 và 771 làm đường băng cản lửa và lập ban PCCCR trong đĩ cĩ cán bộ của Ban quản lý kết hợp với đội PCCCR của các đồn biên phịng tuần tra canh gác lửa rừng. Về dụng cụ PCCCR trong hai năm đã trang bị 20 cái cuốc, 20 cái xẻng, 20 dao phát, kết hợp với các phương tiện của Ban quản lý cùng với các phương tiện của Đồn biên phịng và của cá nhân. Trong hai năm đã tiến hành mua và kết hợp với các Đồn biên phịng đĩng 100 bảng PCCCR tại các nơi gần khu dân cư cũng như nơi cĩ nguy cơ xảy ra cháy rừng caọ Mua và đĩng 04 biển dự báo cấp cháy rừng.
Cũng đã ký được bản cam kết về PCCCR với các hộ dân gần với lơ rừng dễ cháy trong việc sử dụng lửa cũng như việc phát hiện và cùng tham gia dập lửa rừng khi bị cháỵ Việc tiến hành họp dân để tuyên truyên cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng chưa được tốt, việc người dân chăn thả gia súc cũng như đi rừng kiếm củi và sử dụng lửa trong khu vực chưa được ngăn chặn kịp thờị
Tình trạng cháy rừng vẫn để xẩy ra tháng 11/2009 rừng trồng Thơng bị cháy lan từ bên ngồi vào nhưng đã phát hiện kịp thời hạn chế được thiệt hạị Đặc biệt là vụ cháy Thơng 3 lá trồng năm 2009 với diện tích 1,2 ha tại tiểu khu 1449. Thời điểm cháy vào ban đêm và rất gần khu dân cư đây là khu vực người dân thường chăn trâu, bị, khơng phát hiện ra đối tượng, thiệt hại khoảng 70%.
Hiện nay, diện tích rừng trồng của Ban quản lý đa phần được trồng trên diện tích đất trống, trảng cỏ nên vào mùa mưa cỏ phát triển rất mạnh, vào mùa
khơ lớp thực bì rất dày dễ cháy và khĩ xử lý, cộng thêm rừng trồng trong các năm trước đây về khả năng tỉa cành tự nhiên rất kém và phân cành rất thấp nên cũng gây rất nhiều khĩ khăn trong việc ngăn chặn nạn cháy rừng lan lên tầng trên.
Về diện tích Thơng mới trồng BQL đã xử lý theo phương pháp lấy đất vùi cây con sau đĩ đốt cĩ lực lượng kiểm sốt.
Về kinh phí được lấy từ dự án 661, đã được Chi cục kiểm lâm phê duyệt theo phương án thiết kế. Nguồn kinh phí cấp cho cơng tác PCCCR cịn hạn chế nhiều khi khơng đủ tiền thuê khốn nhân cơng xử lý thực bì, chính vì vậy nên Ban quản lý kết hợp với chiến sỹ các đồn biên phịng tự làm.