Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động của

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội (Trang 37 - 40)

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển của thƣ viện đại học bởi đó là yếu tố quan trọng nâng cao nâng cao năng suất lao động cho đội ngũ cán bộ thƣ viện.

Hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực của mạng lƣới nhìn chung còn hạn chế về số lƣợng và yếu về chất lƣợng so với quy mô phát triển của các trƣờng trong mạng lƣới. Vì vậy phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết để nâng cao chất lƣợng hoạt động thông tin – thƣ viện của mạng lƣới, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học.

Trong những nghiên cứu về nguồn nhân lực của hệ thống thƣ viện đại học, PGS. TS. Trần Thị Quý đã đề cập đến vai trò kép của nguồn nhân lực này, đó là nguồn nhân lực hoạt động trong các cơ quan thông tin thƣ viện đại học không chỉ có vai trò chủ thể quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành hoạt động của một cơ quan thông tin thƣ viện thông thƣờng mà còn là một trong những chủ thể hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học tác động trực tiếp tới sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

Hai vai trò chủ đạo là:

1. Là yếu tố quan trọng trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động của thƣ viện đáp ứng nhu cầu thông tin cho xã hội

2. Là nguồn nhân lực – lực lƣợng hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong mạng lƣới góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học thủ đô

Hai vai trò tƣơng tác và hòa quyện với nhau tạo nên nét đặc trƣng riêng của nguồn nhân lực thƣ viện. Giáo dục đại học thủ đô với truyền thống và đổi mới đang tác động từng ngày đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực cao cho xã hội.

Mạng lƣới các trƣờng đại học của thủ đô ngày càng mở rộng về số lƣợng và đƣợc tạo điều kiện nâng cao về chất lƣợng. Trong đó, thƣ viện với vai trò là một bộ phận thiết yếu của một trƣờng đại học đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đại học thủ đô. Khi nói đến thƣ viện trƣờng đại học không thể không đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực thông tin thƣ viện của mạng lƣới, họ chính là những ngƣời quyết định chất lƣợng hoạt động liên quan đến việc tạo ra và cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học phục vụ đào tạo, nghiên cứu.

Cán bộ thƣ viện trƣờng đại học là ngƣời hƣớng dẫn và trả lời các yêu cầu tin của các đối tƣợng bạn đọc từ đơn giản đến phức tạp, từ rộng đến chuyên sâu nhằm hỗ trợ bạn đọc giải quyết các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Khi các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai đồng loạt chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hệ thống đào tạo tín chỉ thì

vai trò của nguồn nhân lực này càng thể hiện rõ nét hơn. Đó là, việc tìm kiếm thông tin tài liệu phục vụ đào tạo càng trở nên chủ động hơn. Tác động này kéo theo việc: Khối lƣợng nhu cầu tin, yêu cầu tin gia tăng và có tính chất phức tạp hơn. Song hành với sự quan tâm dành cho giáo dục là sự đầu tƣ cơ sở vật chất cho thƣ viện: các toàn nhà thƣ viện của hầu hết các trƣờng đƣợc xây dựng khang trang, to đẹp, máy móc trang thiết bị hiện đại, trang bị phần mềm quản lý thƣ viện, nguồn kinh phí bổ sung hàng năm ngày càng tăng… Các dự án lớn đầu tƣ cho thƣ viện thuộc mạng lƣới… cũng đang đặt ra cho nguồn nhân lực những đòi hỏi mới trong cách tổ chức. quản lý vận hành những thƣ viện đại học năng động, hiện đại.

Những tác động của môi trƣờng giáo dục đại học ở Hà Nội tới nguồn nhân lực thông tin thƣ viện của mạng lƣới. Các trƣờng đại học ở Hà Nội đang tiến hành đồng bộ chuyển đổi từ phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ gắn liền với quá trình đổi mới phƣơng pháp đào tạo. Yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy và học, vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học. Bạn đọc/NDT cần gì ở

thƣ viện, cần gì ở ngƣời cán bộ thƣ viện đại học. Đó phải là đội ngũ có kiến thức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững, có kỹ năng, tâm huyết, có khả năng truyền đạt và chỉ dẫn thông tin…

Nói cách khác, sự phát triển của ngành thông tin thƣ viện trong mạng lƣới, xu hƣớng hiện đại hóa thƣ viện đại học, những đòi hỏi của giáo dục đại học thủ đô trong công cuộc hội nhập, …đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực. Những yêu cầu đó là:

- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kỹ năng và kiến thức vừa tổng hợp vừa chuyên sâu : Hiểu biết về vốn tài liệu và ngƣời học; Hiểu biết về vị trí vai trò của ngƣời cán bộ thông tin thƣ viện ; Hiểu biết quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy tra cứu, tìm tin và phổ biến thông tin ; Có năng lực xử lý thông tin tài liệu, sử dụng các chuẩn nghiệp vụ thƣ viện tiên tiến trong công tác xử lý tài liệu; Quản lý vốn tài liệu và tổ chức kho phù hợp với nội dung vốn tài liệu, đặc điểm và nhu cầu của ngƣời học của các trƣờng.

- Có phong cách làm việc chuyên nghiệp, năng động : Biết xác định và đánh giá, phân tích và trình bày các nguồn thông tin tài liệu thuộc các chuyên ngành đào tạo chính của từng trƣờng. Cung cấp và phổ biến thông tin có kiểm soát, đạt chất lƣợng; Có khả năng hƣớng dẫn, đào tạo cho ngƣời dùng tin là giảng viên và sinh viên về kiến thức thông tin (Information Literacy) một cách bài bản. Đó là những kiến thức và kỹ năng năng nhận biết nhu cầu thông tin, xác định, đánh giá và sử dụng thông tin đúng và có hiệu quả.

- Không ngừng cập nhật, trau dồi, bổ sung kiến thức về cách thức quản lý thƣ viện trƣờng đại học hiện đại và những kiến về giáo dục đại học. Ví dụ nhƣ :Hiểu biết và nắm bắt đƣợc các định hƣớng và chiến lƣợc đào tạo của trƣờng, kế hoạch đào tạo của các khoa bộ môn ; Nắm bắt nội dung các môn học, các chuyên ngành phù hợp với từng loại đối tƣợng bạn đọc hoạt động trong các phòng ban, khoa, bộ môn khác nhau trong trƣờng ; Có kiến thức về các chuyên ngành đào tạo của nhà trƣờng; Có kiến thức về tâm lý giáo dục.

Ngoài ra, nguồn nhân lực này cần phát triển hơn kiến thức và kỹ năng về: Ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin, cách tổ chức quản lý, giao tiếp…

Đội ngũ cán bộ thƣ viện của mạng lƣới phải thể hiện đƣợc vai trò của những ngƣời trung gian, hƣớng dẫn và tạo điều kiện tối đa cho ngƣời học tiếp cận và sử dụng nguồn thông tin tài liệu có ích, phù hợp với nhu cầu nghiên cứu học tập. Trong những tiêu chí trên, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đóng vai trò quan trọng nhất.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)