QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội (Trang 40)

2.1.1 Cơ cấu nguồn nhân lực

* Số lƣợng cán bộ

Tùy thuộc vào quy mô đào tạo cũng nhƣ kế hoạch tuyển dụng, sử dụng nhân lực của từng trƣờng trong mạng lƣới mà số lƣợng cán bộ thƣ viện phân bố

không đồng đều. Ngoài ra quy mô hoạt động và nguồn lực của thƣ viện các trƣờng cũng ảnh hƣởng đến số lƣợng nhân sự.

Nếu so sánh với giữa số lƣợng cán bộ thƣ viện với số lƣợng bạn đọc/ngƣời dùng tin (NDT) là cán bộ giảng viên, sinh viên của các trƣờng, hầu hết các trƣờng đều có tỷ lệ cứ trung bình 01 cán bộ thƣ viện phải phục vụ từ 500 đến 4000 NDT.

Bảng 1: Bảng số liệu tỷ lệ số cán bộ thƣ viện so với số bạn đọc của một số trƣờng đại học của mạng lƣới

Stt Tên trƣờng Số lƣợng cán bộ thƣ viện Số lƣợng giảng viên, sinh viên Tỷ lệ cán bộ thƣ viện/giảng viên, sinh viên

1 Thƣ viện Tạ Quang Bửu-Thƣ viện Trƣờng Đại học Bách Khoa

Hà Nội

42 42672 1/1016

2 Thƣ Viện Đại học Kinh Tế Quốc

Dân Hà Nội 25 51150 1/2046

3 Thƣ viện Trƣờng Đại Học Thủy

Lợi 17 10404 1/612 4 Thƣ Viện Trƣờng Đại học Hà Nội 25 20500 1/820 5 Thƣ viện Trƣờng Đại học KHXH&NV – Phòng đọc Phục vụ bạn đọc Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội. 40 23996 1/600 6 Thƣ viện Trƣờng Đại học Thƣơng mại 13 53404 1/4108

Theo số liệu thống kê thực tế , các trƣờng có số lƣợng bạn đọc từ 40.000 đến hơn 50.000 có số lƣợng cán bộ thƣ viện chênh lệch từ 13 đến 42. Riêng Thƣ viện Tạ Quang Bửu - Trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội là thƣ viện có quy mô lớn nhất về hạ tầng cơ sở vật chất trong mạng lƣới có đội ngũ cán bộ thƣ viện là 42 cán bộ. Phòng đọc phục vụ bạn đọc Trƣờng Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội có số cán bộ thuộc bộ phận phục vụ đông nhất. Một số trƣờng có số lƣợng NDT lớn nhƣ trƣờng Đại học Thƣơng mại lại có số cán bộ thƣ viện ít hơn so với nhiều trƣờng: 01 cán bộ thƣ viện/4108 NDT, thể hiện sự thiếu hụt về mặt số lƣợng và có nhu cầu tuyển dụng cao.

Tuy nhiên, nếu xem xét dƣới góc độ quy mô hoạt động của các thƣ viện, số lƣợng cán bộ thƣ viện phát triển đồng bộ về cả số lƣợng và chất lƣợng. Hiện chƣa có quy định cụ thể nào về số lƣợng cán bộ thƣ viện cho các trƣờng đại học, phần lớn việc tuyển dụng bù đắp số lƣợng đều tùy thuộc vào nhu cầu, hoàn cảnh lịch sử và thƣc tế của từng trƣờng cũng nhƣ các yếu tố chi phối khác. Ngân sách chi cho nguồn nhân lực, cơ cấu cán bộ từng giai đoạn của từng trƣờng khác nhau cũng thể hiện sự biến động về mặt số lƣợng nguồn nhân lực. Số cán bộ thƣ viện thực tế tại các trƣờng thực sự có biến chuyển về mọi mặt.

Hầu hết các trƣờng đều có quy mô đào tạo tăng hàng năm ở tất cả các bậc đào tạo. Nguồn nhân lực vì thế vẫn cần đảm bảo phát triển về lƣợng. Song, sự phát triển đó nằm trong giới hạn quyết định của từng trƣờng.

* Độ tuổi

Bảng 2: Bảng số liệu Độ tuổi cán bộ một số thƣ viện trƣờng đại học của mạng lƣới St t Tên trƣờng 18-30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi Tổng số cán bộ

1 Thƣ viện Tạ Quang Bửu-Thƣ viện

Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội 10 28 2 2 42

3 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thƣơng mại 4 5 2 2 13

4 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thủy Lợi 5 5 5 2 21

5 Thƣ viện Trƣờng ĐH Hà Nội 9 13 1 1 24

Theo số liệu thống kê thực tế từ một số trƣờng thuộc mạng lƣới, độ tuổi nguồn nhân lực TTTV của mạng lƣới có cơ cấu tƣơng đối trẻ (độ tuổi từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất) Tiếp theo là độ tuổi 18-30 tuổi. Tỷ lệ này giảm đáng kể ở độ tuổi 41-50 và độ tuổi 51-60 tuổi. Hai độ tuổi gần nhau là 18-30 tuổi và 31- 40 tuổi có tỷ lệ tƣơng đƣơng. Điều đó cho thấy cơ cấu về độ tuổi nguồn nhân lực sẽ đảm bảo tƣơng đối ổn định nếu trong tƣơng lai việc tuyển dụng cán bộ trẻ tiếp tục diễn ra đều đặn có định hƣớng. Đội ngũ trẻ đông đảo là lực lƣợng lao động chính có sức khỏe và trình độ nghiệp vụ cao sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động TTTV tại các trƣờng.

Nguyên nhân của hiện tƣợng này là ở chỗ vai trò của thƣ viện đại học bắt đầu đƣợc nhìn nhận, các trƣờng quan tâm hơn tới việc tuyển dụng cán bộ thƣ viện đúng chuyên ngành trong giai đoạn gần đây. Sự phân bố đều giữa các độ tuổi giúp nguồn nhân lực phát triển ổn định, tránh sự gia tăng quá lớn hoặc quá thiếu hụt ở một độ tuổi nhất định, dẫn đến tình trạng nhiều ngƣời về hƣu cùng một thời điểm, phải tuyển dụng ồ ạt, gây cản trở cho việc bố trí nhân sự. Vì số lƣợng nhân sự thƣ viện của mỗi trƣờng đều bị hạn chế tùy thuộc vào quy mô đào tạo và nhu cầu hoạt động thƣ viện của từng trƣờng, việc tuyển dụng cần có một chiến lƣợc thể hiện đƣợc mối tƣơng quan giữa các độ tuổi và sự chuyển giao giữa các thế hệ.

* Tỷ lệ giới tính

Theo só liệu thống kê thực tế từ một số thƣ viện trƣờng đại học của mạng lƣới, tỷ lệ giới tính tƣơng đối chênh lệnh giữa nữ giới và nam giới. Cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với cán bộ nam.

Bảng 3: Bảng số liệu Giới tính một số thƣ viện trƣờng đại học của mạng lƣới Stt Tên trƣờng Số cán bộ nam Số cán bộ nữ Tổng số cán bộ 1 Thƣ viện Tạ Quang Bửu-Thƣ viện Trƣờng ĐH Bách Khoa Hà Nội 9 33 42 2 Thƣ viện Học viện Ngân hàng 2 14 16 3 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thƣơng mại 2 11 13 4 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thủy Lợi 3 14 17 5 Thƣ viện Trƣờng ĐH Hà Nội 7 17 24

Tỷ lệ sinh viên / ngƣời học là nữ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành TTTV trên địa bàn Tp. Hà Nội rất cao (khoảng 90%). Đây đƣợc coi là một trong những nét đặc thù của ngành. Tuy nhiên, sự chênh lệch lớn về giới tính cũng gây ra những khó khăn nhất định của nhân lực khi bố trí công việc. Do những hạn chế về giới, cán bộ nữ thƣờng mất một khoảng thời gian mang thai, nghỉ sinh 04 tháng, nếu nhiều cán bộ nữ cùng độ tuổi sinh đẻ sẽ gây ảnh hƣởng tới việc bố trí sắp xếp nhân sự. Những công việc nặng nhọc của công tác thƣ viện cũng cần có lực lƣợng cán bộ nam. Ngoài ra, mối quan hệ giữa ngành TTTV với ngành công nghệ thông tin giúp cho nguồn nhân lực phần nào cải thiện số cán bộ nam.

* Tỷ lệ cán bộ giữa các phòng, ban

Bảng 4: Bảng số liệu Số cán bộ giữa các phòng ban

Stt Tên trƣờng Phục vụ, dịch vụ Bổ sung/xử lý tài liệu Lãnh đạo quản lý Tổng số

thông tin

1

Thƣ viện Tạ Quang Bửu-Thƣ viện Trƣờng ĐH Bách Khoa Hà Nội

32 8 2 42

2 Thƣ viện Học viện Ngân

hàng 11 4 1 16 3 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thƣơng mại 8 3 2 13 4 Thƣ viện Trƣờng ĐH Thủy Lợi 12 3 2 17 5 Thƣ viện Trƣờng ĐH Hà Nội 17 5 2 24 6 Thƣ viện Trƣờng ĐH Luật 17 3 1 21

Theo só liệu thống kê thực tế từ một số thƣ viện trƣờng đại học của mạng lƣới, số cán bộ làm việc ở bộ phận phục vụ bạn đọc chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là bộ phận bổ sung/xử lý tài liệu. Đây là hai bộ phận có vị trí quan trọng chiếm hầu hết số lƣợng nhân sự tại các thƣ viện. Ít nhất là bộ phận lãnh đạo quản lý chiếm. Tỷ lệ này phản ánh đúng thực tế việc phân công bố trí nhân lực vào các vị trí công việc.

Theo số liệu khảo sát điều tra ở một số trƣờng, nhìn chung, cán bộ thƣ viện ít có nhu cầu chuyển sang đảm nhận công việc khác.

Biể u đồ tỷ lệ cá n bộ muốn chuyể n sa ng đả m nhậ n công việ c khá c 9.6 33.6 Có Không Không trả lời 56.8 (Hình 2.1)

Thực trạng của ngành nói chung và hoạt động TTTV của mạng lƣới nói riêng không đòi hỏi, không đặt ra yêu cầu cao đối với công việc của cán bộ thƣ viện. Cơ chế quản lý hiện tại của các trƣờng không bắt buộc ngƣời cán bộ thƣ viện phải nâng cao trình độ. Ví dụ : yêu cầu đối với giảng viên muốn tham gia giảng dạy, sau 5 năm phải có trình độ thạc sĩ trở lên, trong khi đó cán bộ thƣ viện có thể ở trình độ trung cấp, thậm chí chƣa qua đào tạo nghiệp vụ thông tin – thƣ viện vẫn đƣợc chấp nhận. Các vị trí công việc, nhất là bộ phận phục vụ vẫn còn nặng tính bị động, trì trệ, ít thay đổi. Số lƣợng cán bộ có trình độ sau đại học ít hơn nhiều so với các ngành khác. Trình độ hạn chế nên cán bộ thƣờng có cảm giác yên phận, ít năng động, không muốn thay đổi vị trí môi trƣờng, không có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thƣ viện. Nếu có nhu cầu nâng cao trình độ thì chủ yếu tập trung học tin học, ngoại ngữ.

* Tỷ lệ cán bộ giữa các ngành TTTV và các ngành khác

Về mối quan hệ giữa ngành thông tin thƣ viện với các ngành khác nhƣ:

Biể u đồ ngành tốt nghiệ p

4 28.8

67.2

Thôn g tin th ư viện Ngàn h khác Khôn g trả lờ i

(Hình 2.2)

Theo số liệu điều tra khảo sát, cán bộ đƣợc đào tạo ngành TTTV chiếm tỷ lệ cao nhất: 67.2%. Tuy nhiên, trƣớc đây từng có giai đoạn thƣ viện các trƣờng là nơi tập hợp của một bộ phận cán bộ năng lực hạn chế đã lớn tuổi từ các phòng ban, khoa, bộ môn khác nhau. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm khiến tỷ lệ cán bộ tốt nghiệp đúng chuyên ngành thấp gây ra những hạn chế nhất định tới chất lƣợng hoạt động TTTV trong mạng lƣới. Những năm gần đây, hầu hết các trƣờng đã quan tâm tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành TTTV từ các cơ sở

đào tạo có uy tín. Con số 28.8% (chiếm gần 30%) cho các ngành tốt nghiệp khác cho thấy sự biến chuyển trong cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực trong mạng lƣới thƣ viện đại học. Việc tuyển dụng các ngành khác hỗ trợ cho ngành TTTV đặc biệt là nguồn nhân lực tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin đã đƣợc chú ý. Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất, đặc thù các khối trƣờng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực tốt nghiệp từ một số ngành khác nhƣ: Điện tử viễn thông, toán học, kinh tế thủy lợi, kinh tế, thƣơng mại, kế toán doanh nghiệp, triết, khoa học và quản lý giáo dục, lƣu trữ, phát hành xuất bản phẩm... cũng đƣợc tuyển dụng và sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế nguồn nhân lực tốt nghiệp từ một số ngành khác chƣa thực sự đƣợc phát huy đƣợc tiềm năng và vai trò hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động thƣ viện do chƣa đƣợc sử dụng và đặt đúng vị trí. Đặc biệt, cán bộ tốt nghiệp một số ngành thuộc các trƣờng khối xã hội có có số tuổi tƣơng đối cao, chủ yếu ở độ tuổi từ 41-50, 51-60 tuổi.

* Ngành tốt nghiệp tính theo độ tuổi

Biểu đồ ngành tốt nghiệp tính theo độ tuổi

60 51.2 50 40 30 35.7 33.3

Thông tin thư viện Ngành khác 27.8 19.4 20 10 0 6 7.1 13.9 5.6 0

18-30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi Không trả lời

(Hình 2.3)

Bảng 5: Bảng số liệu Ngành tốt nghiệp tính theo tuổi

Stt Ngành tốt nghiệp 18-30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi Không trả lời

2 Ngành khác 19.4 33.3 27.8 13.9 5.6 Cơ cấu cán bộ tốt nghiệp ngành TTTV có sự chênh lệch lớn giữa hai độ tuổi: 18-40 và 41-60. Giai đoạn trƣớc, ngành TTTV chƣa phát triển, cán bộ thƣ viện hầu hết đều từ các ngành khác chuyển sang. Ngành thƣ viện hiện nay đang có sự biến chuyển trong công tác tuyển dụng, đó là đã tuyển dụng cán bộ trẻ đúng chuyên ngành. Ngành khác đang có xu hƣớng giảm nguồn nhân lực trẻ ở độ tuổi 18-30. Điều này cho thấy sự chuyển hƣớng trong cơ cấu ngành.

Biểu đồ độ tuổi biểu hiện rõ nét lịch sử quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực của cả ngành TTTV và cả ngành khác. Sau một giai đoạn mất cân bằng trong cơ cấu nhân lực, các thƣ viện trƣờng thuộc mạng lƣới đã có những điều chỉnh trong công tác tuyển dụng, ƣu tiên tuyển dụng đúng chuyên ngành và các ngành khác bổ trợ đắc lực cho hoạt động TTTV, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.

2.1.2 Tuyển dụng nguồn nhân lực

Mở rộng quy mô đào tạo cộng với việc triển khai hệ thống đào tạo theo tín chỉ đồng loạt tại các trƣờng đại học dẫn đến số lƣợng cán bộ giảng viên, sinh viên các hệ đào tạo tăng, tƣơng ứng với số lƣợng bạn đọc/ngƣời dùng tin của thƣ viện tăng. Vì vậy, nguồn nhân lực của mạng lƣới chịu sức ép về nhân lực và cách thức tổ chức quản lý. Không phải cứ tuyển dụng nhiều cán bộ thƣ viện là đã giải quyết đƣợc bài toán này. Quan trọng là cách thức quản lý, sắp xếp và sử dụng nhân lực một cách hợp lý. Trung bình mỗi thƣ viện trƣờng đại học thuộc mạng lƣới có số nhân sự dao động từ 13 đến 42 ngƣời. Những trƣờng có con số nhỏ hơn trong khoảng này đều có nhu cầu tuyển dụng lớn.

Nguồn bổ sung nhân lực: chủ yếu là nguồn nhân lực từ các cơ sở đào tạo cán bộ thƣ viện trong nƣớc. Nguồn nhân lực của mạng lƣới đƣợc cung cấp chủ yếu từ các cơ sở đào tạo ngành thông tin thƣ viện, trong đó hai cơ sở đào tạo lớn của khu vực phía Bắc nằm trên địa bàn Tp. Hà Nội là Trƣờng Đại học Văn hóa HN và Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN.

Trong bối cảnh mới, khi mà những đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, của chiều hƣớng hiện đại hóa công tác thƣ viện đặc biệt trong môi trƣờng học tập nghiên cứu, tác động tới chất lƣợng đầu ra của các cơ sở đào tạo ngành TTTV, một số hạn chế của sinh viên sau khi ra trƣờng và công tác tại thƣ viện của mạng lƣới đã biểu hiện:

ƒ Chƣơng trình nghiệp vụ đƣợc học vẫn còn nặng tính lý thuyết

ƒ Khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn còn yếu và chƣa linh hoạt. ƒ Kỹ năng nghiên cứu khoa học còn yếu.

ƒ Thiếu tính chủ động, sáng tạo.

Trong khi phần lớn đối tƣợng bạn đọc tại các cơ sở giáo dục đại học đều có trình độ học vấn và nhu cầu tin cao, đồng đều thì yêu cầu về trình độ, năng lực hiểu biết của đội ngũ cán bộ thƣ viện càng phải cao hơn.

Tiêu chí tuyển chọn:

ƒ Có sức khỏe bình thƣờng: đủ số cân nặng, chiều cao ƒ Có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ

ƒ Trình độ đại học trở lên, đúng chuyên ngành cần tuyển dụng

Kế hoạch tuyển dụng

ƒ Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự của từng trƣờng dựa trên đề xuất của thƣ viện.

ƒ Thƣờng tuyển dụng vào hai đợt trong năm (dịp hè và sau tết). ƒ Thông tin tuyển dụng đăng tải trên website của các trƣờng.

Chất lượng tuyển dụng

ƒ Chủ yếu tuyển dụng đúng chuyên ngành TTTV và bổ sung một số nhân sự ở các chuyên ngành bổ trợ.

ƒ Tuy nhiên, một số trƣờng đại học vẫn còn tuyển dụng nặng tính thời điểm, thiếu thì tuyển dụng ồ ạt, sau đó thì chững lại một khoảng thời gian dài.

ƒ Chƣa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sỏ đào tạo TTTV trong công tác tuyển dụng, giới thiệu những sinh viên có năng lực.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực Thông tin - Thư viện của mạng lưới các trường đại học tại Hà Nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)