nghiệp thuộc top VNR500 và chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top Fortune100 năm 2013
Trong tổng số 500 website thuộc top VNR500 năm 2013 chỉ có 52
(chiếm 10,4%) website là có chuyên mục “Dành cho báo chí” đáp ứng được các tiêu chí khảo sát kể trên. Trong khi đó, 100% các website của doanh nghiệp thuộc top Fortune100 (Mỹ) có chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp. Con số này nói lên thực tế, nhiều trang website của doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến vấn đề xây dựng một chuyên mục nhằm cung cấp thông tin cho báo chí một cách chính thống và cũng là một kênh để tạo dựng, duy trì “mối quan hệ” với các cơ quan báo chí trong và ngoài nước. Còn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, họ sử dụng nhiều hơn công cụ website để gửi thông tin tới cho đối tượng báo chí. Chuyên mục “Dành cho báo chí” đã trở thành một kênh thông tin giữa nhà báo và bộ phận quan hệ công chúng.
Trên đây là số lượng mẫu khảo sát và khái quát chung thực trạng trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp. Tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu, phân tích các mẫu đã chọn để có được cái nhìn, đánh giá tổng quản hơn về chuyên mục này trên website của doanh nghiệp.
2.3.1. Về nội dung
Xét về nội dung, trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp có rất nhiều nội dung phong phú, tuy nhiên, tác giả đã chọn lọc một số nội dung tiêu biểu, quan trọng nhất để khảo sát và đưa ra các kết quả như sau:
Về các nội dung đƣợc cập nhật trên chuyên mục
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung khảo sát nội dung của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp nhằm đánh giá thực trạng, chất lượng của chuyên mục này và so sánh những điểm giống và khác nhau của chuyên mục này ở Việt Nam và trên thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung được sử dụng trên chuyên mục bao gồm: Thông cáo báo chí, các nội dung đa phương tiện, hoạt động – sự kiện doanh nghiệp, bài phát biểu của lãnh đạo, các hoạt động vì cộng đồng, báo chí viết về doanh nghiệp, báo cáo tài chính…
Các nội dung đƣợc đăng tải trên chuyên mục
VNR500 Fortune100
Thông cáo báo chí 28% 26%
Đa phƣơng tiện 5% 16%
Hoạt động sự kiện doanh nghiệp
28% 24%
Bài phát biểu của lãnh đạo 2% 4% Hoạt động vì cộng đồng 8% 3% Thông tin khác 21% 10%
Bảng 2.2: Tỉ lệ các nội dung được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013.
Như vậy, có thể thấy rằng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 năm 2013 thường cập nhật nội dung chủ yếu là “Hoạt động – Sự kiện” doanh nghiệp (chiếm tới 28%) các nội dung thường cập nhật. Tương đương với mức độ cập nhật thông tin hoạt động – sự kiện là Thông cáo báo chí (cũng chiếm 28%). Còn lại là các “Thông tin khác” (chiếm tới 21%). Thông tin khác thường bao gồm: tin tài chính, tin chuyên ngành, tin toàn cầu, hoạt động công đoàn công ty và nhiều các hạng
mục tin tức nhỏ lẻ khác. Chuyên mục “Bài phát biểu của lãnh đạo” cũng chỉ chiếm 2% trong tổng số các hoạt động được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí”.
Đối với top Fortune100, chuyên mục này trên website của các doanh nghiệp nước ngoài cũng chú trọng nhiều nhất đến việc cung cấp các thông cáo báo chí. Chính vì vậy mà nội dung “Thông cáo báo chí” chiếm tới 26%. Tiếp theo là “Hoạt động – Sự kiện doanh nghiệp” cũng chiếm một lượng nội dung không nhỏ (24%). Nội dung “Bài phát biểu của lãnh đạo” cũng được chuyên mục đăng tải với số lượng không nhiều, chiếm khoảng 4% trên tổng nội dung trên chuyên mục. Ngoài ra, chuyên mục cũng cập nhật nhiều nội dung khác như: Các đối tác đã hợp tác, các nội dung đa phương tiện, thông tin về kinh doanh, lịch cập nhật các sự kiện, các giai đoạn phát triển, danh sách các nhà lãnh đạo…
Biểu đồ dưới đây sẽ giúp so sánh giữa các nội dung được sử dụng trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam thuộc top VNR500 và trên website của doanh nghiệp nước ngoài thuộc top Fortune100.
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ các nội dung được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website doanh nghiệp thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013
Có thể nói, các nội dung được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí ” trên website của doanh nghiệp tương đối phong phú. Tuy nhiên, mức độ sử dụng các nội dung không đồng đều nhau ở chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của nhà báo, thói quen liên lạc giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo ở mỗi nước khác nhau. Nhìn chung, nội dung trên chuyên mục đáp ứng được cơ bản nhu cầu của nhà báo khi truy cập vào chuyên mục.
Cụ thể hơn về nội dung thông cáo báo chí trên các chuyên mục “Dành cho báo chí” của website doanh nghiệp. Tác giả đã đi sâu phân tích nội dung thông cáo báo chí trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của website Tổng công ty Hàng Không Việt Nam (vietnamairlines.com.vn). Qua khảo sát các thông cáo báo chí được đăng tải lên chuyên mục “Dành cho báo chí” của website Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, kết quả cho thấy: Trong tháng 8 năm 2014, chuyên mục này đã đăng tải 9 thông cáo báo chí, trung bình 3 ngày/1 thông cáo báo chí. Các nội dung thông cáo báo chí bao gồm: chương trình khuyến mãi, ký kết hợp đồng, thông báo về lý do các chuyến bay bị chậm chuyến, hủy chuyến…
Các thông cáo báo chí thường có độ dài trung bình khoảng 300-400 chữ. Các thông cáo báo chí xoay quanh các nội dung thông báo lý do hủy chuyến, chương trình khuyến mãi thường có nội dung ngắn (Khoảng 200-300 chữ); trong khi đó các thông cáo báo chí về lễ ký kết, hợp tác, các chương trình hội thảo thường có độ dài khoảng hơn 600 chữ. Thông cáo báo chí thường không kèm theo ảnh, đồ hình, chỉ đơn thuần chữ và không bao gồm thông tin liên hệ của nhân viên quan hệ công chúng. Đối với các thông cáo báo chí về tin tức khuyến mãi thì có bao gồm số điện thoại đường dây hỗ trợ thông tin đặt vé, tư vấn…
Thêm một ví dụ nữa về các nội dung thông cáo báo chí trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của website Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Petrolimex (petrolimex.com.vn). Theo đó, trong tháng 8 năm 2014, chuyên mục đã đăng tải 4 thông cáo báo chí, trung bình trên một tuần đăng tải một thông cáo báo chí. Các thông cáo báo chí có độ dài khoảng 400-500 chữ. Nội dung bao gồm: Giảm giá xăng và báo cáo tình hình kinh doanh. Trong đó, thông cáo báo chí giảm/tăng giá xăng chiếm 75% nội dung thông cáo báo chí. Các thông cáo báo chí về việc tăng/giảm giá xăng được sử dụng đi sử dụng lại, không có sự thay đổi về câu chữ, chỉ thay đổi số liệu. Các thông cáo báo chí tăng/giảm giá xăng được cập nhật đúng tại thời điểm điều chỉnh giá xăng. Các nội dung này thường có độ dài khoảng 350-400 chữ và bao gồm bảng biểu.
Nội dung Tổng công ty Hàng Không Việt Nam – Vietnam Airlines
Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex
Thời gian khảo sát
Tháng 8/2014 Tháng 8/2014
Số lượng thông cáo báo chí
9 4
Nội dung thông cáo báo chí
chương trình khuyến mãi, ký kết hợp đồng, thông báo về lý do các chuyến bay bị chậm chuyến, hủy chuyến…
Tăng/giảm giá xăng, báo cáo tình hình kinh doanh
Dung lượng 300-400 chữ/1 thông cáo báo chí 400-500 chữ/1 thông cáo báo chí Các yếu tố khác ngoài văn tự Không có Bảng biểu
Về các thông tin khác đƣợc cập nhật trên chuyên mục
Ngoài các nội dung trên, tác giả còn khảo sát các nội dung khác trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp như: báo cáo tài chính doanh nghiệp, lịch sử doanh nghiệp, tên tác giả trong bài viết.
Biểu đồ 2.2: So sánh tỉ lệ các thông tin được đăng tải trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của website thuộc top VNR500 và Fortune100 năm 2013
- Về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Có đến 84% các chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam không cung cấp báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Và chỉ có 16% trong tổng số các website có chuyên mục “Dành cho báo chí” sẵn sàng cung cấp báo cáo tài chính công khai trên website. Trong khi đó, đối với các website nước ngoài có 65,66% các chuyên mục cung cấp báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thậm chí, các doanh nghiệp nước ngoài còn cung cấp các thông tin về báo cáo tài chính theo quý.
Có thể thấy rằng, những người làm truyền thông của các website doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng đến việc cung cấp các thông tin về tài chính – vốn được coi là một thứ thông tin nhạy cảm và bí mật ở Việt Nam. Đây cũng là nguồn thông tin mà các nhà báo cảm thấy có hứng thú và cần
thiết cho việc tác nghiệp của họ khi truy cập vào website của các doanh nghiệp. Thông thường, báo cáo tài chính trên website của các doanh nghiệp nước ngoài thường được đăng tải dưới định dạng DOC hoặc PDF để các nhà báo có thể tải xuống lưu trữ và phân tích.
- Về nội dung lịch sử doanh nghiệp
Trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có 21,15% các chuyên mục là có cung cấp thông tin về lịch sử doanh nghiệp trên trang. Trong khi trên chuyên mục này của các website doanh nghiệp nước ngoài, con số này là 51,02%.
Qua quá trình khảo sát, cá nhân tác giả nhận thấy hầu hết các website của doanh nghiệp ở trong nước và ngoài nước đều có phần thông tin về doanh nghiệp (thường được đặt tên là “Giới thiệu” hoặc “About us”…). Chỉ khác nhau là các doanh nghiệp Việt Nam thường tách riêng phần này ra thành một mục riêng thay vì cho vào trong chuyên mục “Dành cho báo chí”. Đối với các website của doanh nghiệp nước ngoài, có thể do lượng truy cập vào các chuyên mục này cao hơn so với các website Việt Nam và nhu cầu tìm kiếm thông tin về lịch sử, thông tin doanh nghiệp cũng nhiều hơn nên phần thông tin lịch sử doanh nghiệp thường được gộp chung vào chuyên mục “Dành cho báo chí”.
- Về tên/ bút danh của tác giả trong các bài viết trên chuyên mục
Trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp Việt Nam có đến 84,31% các chuyên mục không đăng tải không tin của tác giả bài viết trên chuyên mục này. Con số này thấp hơn ở các chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp nước ngoài, chiếm khoảng 68,75%.
Không chỉ thế, trong các bài viết trên website doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đưa tên tác giả bài viết mà còn cung cấp đầy đủ thông tin bao
gồm số điện thoại và địa chỉ email để bất cứ nhà báo nào khi cần liên hệ, làm rõ vấn đề gì trong bài viết có thể liên hệ với tác giả. Điều này cho thấy tính minh bạch và rõ ràng của các thông tin và thái độ sẵn sàng hợp tác của những người làm truyền thông đối với giới báo chí. Tuy nhiên, phần lớn các website thuộc top doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 chưa làm được điều đó. Qua khảo sát, tác giả cũng thấy xuất hiện số ít các website đăng tải thêm thông tin về số điện thoại của ban truyền thông doanh nghiệp, tuy nhiên không ghi rõ cụ thể tên người phụ trách vấn đề này như các website nước ngoài. Việc không cung cấp tên và thông tin tác giả bài viết có thể gây khó khăn cho nhà báo khi muốn liên lạc tìm hiểu kĩ hơn về thông tin, dẫn đến việc có thể gây hiểu nhầm, trích dẫn sai lệch về thông tin được đăng tải.
Các nội dung khác đƣợc đăng tải trên chuyên mục
VNR500 Fortune100
Có Không Có Không
Thông tin lịch sử doanh nghiệp 21.15% 78.85% 51.02 %
48.98%
Thông tin tác giả trong bài viết 15.69% 84.31% 31.25 %
68.75%
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
16.00% 84% 65.66 %
34.34%
Bảng 2.4: Tỉ lệ phần trăm các nội dung khác được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp
Khái quát chung về nội dung, các nội dung được cập nhật chủ yếu trên chuyên mục vẫn là thông cáo báo chí, còn các nội dung khác tuy vẫn có nhưng không được sâu và cập nhật không thường xuyên. Bên cạnh đó, các nội dung đa phương tiện cũng đã xuất hiện nhưng chưa được chú trọng. Trong khi đó, đây lại là một trong những nội dung được rất nhiều các nhà báo quan tâm. Về các thông tin khác được cập nhật trên chuyên mục như: thông tin lịch sử
doanh nghiệp, thông tin tác giả trong mỗi bài viết, báo cáo tài chính doanh nghiệp…cũng đã được chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp chú ý đến và có đăng tải. Tuy nhiên, các thông tin này vẫn còn mơ hồ, cập nhật không thường xuyên hoặc thông tin cập nhật một lần và không có sự sửa đổi, đổi mới, cập nhật thường xuyên. Trong khi đó, các thông tin này trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp nước ngoài lại rất đầy đủ, rõ ràng và được coi là những thông tin quan trọng, thiết yếu và không thể thiếu ở chuyên mục này. Trong khi đó, chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp cũng có sự phân bố hài hòa giữa các loại thông tin được cập nhật trên chuyên mục. Tuy nhiên, nhiều nhất trong số đó vẫn là các thông tin về thông cáo báo chí. Các thông tin đa phương tiện được chú trọng và được sử dụng nhiều trên chuyên mục. Nội dung đa phương tiện cũng phong phú, bao gồm nhiều dạng: ảnh, video, âm thanh, webcast…Ngoài ra, các thông tin khác như: Lịch sử doanh nghiệp, báo cáo tài chính, thông tin tác giả trong mỗi bài viết cũng được cập nhật thường xuyên, minh bạch, rõ ràng.
Sử dụng nội dung đa phƣơng tiện
Trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp Việt Nam có tới 61,54% các chuyên mục không sử dụng nội dung đa phương tiện. Nội dung đa phương tiện ở đây có thể được hiểu là: ảnh, video, audio (âm thanh)…
Nhìn chung, những người làm truyền thông của doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ chú trọng đến việc đăng tải thông tin dưới dạng chữ. Lý giải điều này, tác giả cho rằng, cũng có thể một phần do băng thông, đường truyền ở Việt Nam chưa thực sự tốt, việc đăng tải thông tin dưới dạng video hoặc các hình thức đa phương tiện khác có thể làm giảm tốc độ truy cập của người dùng, gây “nặng trang” và bất tiện cho người sử dụng website.
Nội dung đa phƣơng tiện đƣợc sử dụng chuyên mục VNR500 Fortune100 Audio 0% 11% Ảnh 59% 49% Video 41% 37% Cả ba (Ảnh, video, audio) 0% 3%
Bảng 2.5: Tỉ lệ phần trăm các nội dung đa phương tiện được cập nhật trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp.
Khác với chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của các doanh nghiệp Việt Nam, chuyên mục này trên website của các doanh nghiệp nước ngoài rất chú trọng đến phần nội dung đa phương tiện trên chuyên mục. Bằng chứng là có tới 67,68% các chuyên mục có đăng tải nội dung đa phương tiện (bao gồm: ảnh hoặc video hoặc audio hoặc cả ba…). Nhìn chung, việc thể hiện thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau bao giờ cũng tạo nên sự đa dạng và thú vị hơn cho thông tin, nguồn thông tin dễ được tiếp cận hơn. Và khi nhà báo truy cập vào các chuyên mục này, nhiều nhà báo kì vọng tìm thấy những nội dung đa phương tiện để góp phần làm sống động và chân thực hơn