Giải pháp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng chuyên mục

Một phần của tài liệu Chuyên mục Dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp (Trang 92 - 132)

mục “Dành cho báo chí” của nhà báo

Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2002 [17, tr.98] của những nhà nghiên cứu về truyền thông tại Mỹ đã đưa ra kết quả rằng: Các nhà báo làm việc trong lĩnh vực công nghệ tiêu tốn trung bình 3.39 thời gian một ngày trên internet để làm việc. Trong đó, họ sử dụng 1.37 giờ/ngày để làm các công việc khác trên mạng ngoài công việc. Những con số đó đã cho thấy, nhà báo như những “kẻ nghiện mạng internet”. Nhiều nhà báo được hỏi đã khẳng định rằng: Họ coi website là một nguồn thông tin chính thống và có giá trị. Đặc biệt, có những nhà báo trong nghiên cứu này còn trả lời chắc chắn rằng: “Tôi sử dụng website như một nguồn thông tin chính thức nhiều hơn các nguồn thông tin khác”. Điều đó đã khẳng định rằng, bản thân các nhà báo cũng có nhu cầu cao trong việc sử dụng website nói chung và chuyên mục “Dành cho báo chí” nói riêng để tiếp cận và lấy thông tin phục vụ cho các bài viết của họ.

3.2.5. Các giải pháp về đào tạo chuyên môn cho nhân viên quan hệ công chúng

Nếu như trước đây, những nhân viên quan hệ công chúng chỉ biết đến các phương tiện truyền thông truyền thống như: gửi thư, điện thoại, thông cáo báo chí…mà ít khi để tâm đến website của doanh nghiệp thì nay họ đã

có những nhận thức cao hơn trong việc sử dụng website như một công cụ để liên hệ với những nhà báo nhằm cung cấp thông tin cho họ. Việc nâng cao nhận thức của các nhân viên quan hệ công chúng bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học công nghệ đã dẫn lối cho những sự phát triển của website. Một khi website được cải thiện và trở nên hữu dụng và thuận tiện thì chẳng có lý do gì nó lại bị bỏ phí. Những nhân viên quan hệ công chúng sẽ nhanh chóng nắm bắt lấy nó để phục vụ cho công việc của họ. Như đã đề cập ở trên, nhiều nhà báo có xu hướng lên website của doanh nghiệp để tìm kiếm thông tin trước khi quyết định nhấc máy điện thoại lên và liên hệ với doanh nghiệp. Chính nhu cầu này của nhà báo đã buộc những nhân viên quan hệ công chúng phải đổi mới mình trong tư tưởng, cải thiện nội dung đăng tải trên website và sử dụng nó nhiều hơn. Nói theo ngôn ngữ kinh tế thì ở đâu có “cầu” thì ở đó ắt có “cung”.

Để đạt được điều đó thì trước tiên nền móng đào tạo ngành quan hệ công chúng cần phải cung cấp cho những nhân viên quan hệ công chúng những kĩ năng và hiểu biết để thực hành nghề, đặc biệt là thực hành quản trị website. Tuy nhiên, thực tế ngành Quan hệ công chúng của Việt Nam còn khá non trẻ. Tính đến thời điểm này, tại Việt Nam số lượng các cử nhân ngành quan hệ công chúng còn ít (Cơ sở đào tạo chính quy về ngành Quan hệ công chúng đầu tiên là ở khoa PR – Quảng cáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khóa tuyển sinh đầu tiên là năm 2008, tính đến nay mới có một khóa đầu tiên ra trường). Đối với ngành Quan hệ công chúng, Việt Nam hiện vẫn chưa có một hiệp hội nghề nghiệp được thành lập. Trong khi đó, trên thế giới, nhất là ở những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc đã có các hiệp hội nghề nghiệp riêng về lĩnh vực quan hệ công chúng (Ví dụ: Hiệp hội Quan hệ công chúng Mỹ - Public Relations Society of America; Hiệp hội Quan hệ công chúng Vương Quốc Anh – Chartered Institute of Public Relations); Hiệp hội

Quan hệ công chúng Úc – Public Relations Institute of Australia; Hiệp hội Quan hệ công chúng Trung Quốc – China International Public Relations Association).

Mặc dù hiện nay những hiệp hội này vẫn chưa được cấp giấy phép hành nghề cho những người thực hành quan hệ công chúng tại Việt Nam nhưng thiết nghĩ ở Việt Nam cũng nên có một hiệp hội để đào tạo, nâng cao năng lực và bảo vệ quyền lợi cũng như thúc đẩy tính chuyên nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng tại Việt Nam.

Hiện nay, sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới, cách thức làm truyền thông mới đang tác động đáng kể đến bản thân nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng. Những hình thức trao đổi thông tin chính thống giữa nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng đang dần trở nên cũ và chậm chạp về tốc độ cập nhật. Điều đó, đòi hỏi những người thực hành nghề quan hệ công chúng cần phải kiểm định, kiểm chứng nguồn tin một cách rõ ràng, chính xác hơn nữa và cập nhật chúng một cách nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông mới.

Bản thân trong mỗi doanh nghiệp hiện nay cần phải có những nhân viên quan hệ công chúng được đào tạo bài bản về chuyên môn, có kĩ năng nghiệp vụ tốt. Lý tưởng nhất là những nhân viên quan hệ công chúng nắm vững lý thuyết báo chí, có khả năng lấy tin, biên tập tin bài và sản xuất tin bài phát sóng (đăng tải) như một nhà báo chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhân viên quan hệ công chúng này vẫn phải nắm bắt được những kĩ năng của một nhân viên quan hệ công chúng và ngoại giao và thực hiện các công việc với đối tác, công chúng, xây dựng thương hiệu.

Để nâng cao chất lượng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp hiện nay đòi hỏi giữa nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng phải có sự tương tác mạnh mẽ hơn nữa. Sự tương tác ấy cần phải

thể hiện được sự cầu thị, minh bạch và tính chân thành của cả hai đối tượng trong mối quan hệ. Thực tế hiện nay cho thấy, báo chí gần như không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động truyền thông của các công ty truyền thông, đại lý truyền thông, nhân viên quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp/tổ chức…Các nhà báo và cả nhân viên quan hệ công chúng có sự tương tác lẫn nhau sẽ giúp học hỏi và điều chỉnh lẫn nhau để duy trì mối quan hệ hai chiều một cách bền vững, hiệu quả.

Bên cạnh đó, để phát triển chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp còn cần đến sự tác động của chính phủ, những người xây dựng và hoạch định chính sách và đặc biệt là các cơ sở đào tạo. Giải pháp hiệu quả nhất cho những vấn đề nêu trên không chỉ dựa vào tự thân nhà báo hay nhân viên quan hệ công chúng hay đạo đức nghề nghiệp của những người liên quan mà nằm ở các cơ sở đào tạo về quan hệ công chúng, báo chí. Do đó, thiết nghĩ Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo ngành quan hệ công chúng song song với ngành báo chí một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn nữa. Đồng thời, bổ sung thêm các môn học hướng dẫn sinh viên thực hành quản trị nội dung website, bởi đây là một trong những vị trí đòi hỏi nhân viên quan hệ công chúng cần phải có những kĩ năng thành thạo và chuyên sâu.

Tóm lại, để nâng cao chất lượng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thì cần phải cải tiến đồng bộ về cả nội dung và hình thức. Đồng thời, có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của giáo dục và nhận thức của những người làm truyền thông và cả nhà báo. Trong đó, giải pháp về giáo dục đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự thay đổi từ gốc rễ của hoạt động truyền thông.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của luận văn đã khái quát những ưu và nhược điểm của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 Việt Nam năm 2013. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp. Cũng giống như bất cứ phương tiện truyền thông nào, chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp luôn tồn tại những ưu điểm và những nhược điểm. Không có phương tiện nào là hoàn hảo cả. Chuyên mục “Dành cho báo chí” có ưu điểm là vươn tới nhiều đối tượng độc giả, với tốc độ nhanh chóng, chất lượng thông tin cao, đa dạng với nhiều hình thức chuyển tải hấp dẫn, thông tin có khả năng lưu trữ, tạo ra giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp…Tuy nhiên, bên cạnh đó, tính sàng lọc đối tượng lại bị giảm đi, tính thời sự của thông tin bị giảm, nhà báo đôi khi bị động trong việc tiếp cận nguồn tin, độ chính xác của thông tin có thể bị giảm do được kiểm soát một chiều…Nhưng xét về nhiều khía cạnh, chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp vẫn là một công cụ truyền thông, quảng bá thương hiệu tốt mà mọi doanh nghiệp đều nên sử dụng.

Như đã nói, không phải ngẫu nhiên mà 100% các doanh nghiệp top Fortune100 của Mỹ năm 2013 đều có chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của mình. Chắc chắn rằng, chuyên mục này là một xu hướng, là một sự cần thiết để trao đổi thông tin và xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo. Bởi ở đâu có nguồn “cầu” thì ở đó ắt hẳn sẽ xuất hiện nguồn “cung”. Như McLuhan đã nói: “The medium is the message” (Phương tiện cũng chính là thông điệp). Bản thân chuyên mục “Dành cho báo chí” cũng là một thông điệp và nó truyền tải nhiều hơn ý nghĩa cung cấp thông tin. Nó giúp giữ gìn và tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo dựa vào những tiện ích của nó. Xu hướng sử dụng

website (hay nói cụ thể hơn là chuyên mục “Dành cho báo chí”) không còn xa lạ với các nước phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa ý thức hết được tầm quan trọng của chuyên mục này, nhưng chúng ta cũng đã có những bước đầu trong việc coi chuyên mục trở thành một công cụ truyền thông chứ không chỉ là một chuyên mục con trên một website, không mang lại nhiều giá trị như trước đây nữa.

KẾT LUẬN

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn, tác giả đã tìm hiểu những nghiên cứu về quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển mối quan hệ ấy thông qua công cụ truyền thông trực tuyến website (cụ thể hơn nữa là thông qua chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp). Đồng thời, luận văn cũng ứng dụng hệ thống lý thuyết mối quan hệ, mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo, phương thức xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và báo chí đối với doanh nghiệp…vào nghiên cứu chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp. Luận văn cũng tập trung khảo sát thực trạng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, từ đó có sự so sánh, đối chiếu và đưa ra những kết luận mang tính khái quát. Từ hệ thống lý thuyết và kết quả nghiên cứu nói trên, luận văn đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp.

Chương 1 tác giả tập trung đưa ra các vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí. Hệ thống lý luận này là những nghiên cứu của các học giả truyền thông nổi tiếng trên thế giới và đã được ứng dụng vào nghiên cứu mối quan hệ truyền thông tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trong nội dung chương 1, luận văn cũng tập trung phân tích các phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp, cũng như ứng dụng website vào việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp. Từ những phân tích trên, tác giả có được khung lý thuyết nền tảng để vận dụng vào nghiên cứu và khảo sát, đánh giá ở chương 2, chương 3 của luận văn.

Chương 2 của luận văn trình bày kết quả khảo sát đối với hai đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là chuyên mục “Dành cho báo chí” trên

website của Top VNR500 Việt Nam và Top Fortune100 Mỹ năm 2013. Nội dung chương 2 tập trung vào việc trình bày cũng như lý giải về kết quả khảo sát các chuyên mục này, sau đó đưa ra sự so sánh giữa chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ. Từ đó, đưa ra sự khái quát về từng chuyên mục và đánh giá những ưu nhược điểm của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ. Nhìn chung, trong chương 2, tác giả đã so sánh được sự giống và khác nhau giữa nội dung, hình thức và các tiện ích trên chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ. Thông qua sự so sánh này, tác giả đã đánh giá chung và đưa ra những nhận xét về ưu, nhược điểm của công cụ website (mà cụ thể là chuyên mục “Dành cho báo chí”) trong việc hỗ trợ nhân viên quan hệ công chúng xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của chương 2, nội dung của chương 3 tập trung vào việc đánh giá những ưu, nhược điểm của việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với nhân viên quan hệ công chúng thông qua chuyên mục “Dành cho báo chí”. Từ việc đánh giá trên, luận văn cũng đưa ra những đề xuất, giải pháp cho việc nâng cao chất lượng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam, nhằm hỗ trợ tốt hơn việc xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và báo chí trên một công cụ truyền thông trực tuyến.

Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả đã trình bày được hệ thống lý thuyết về mối quan hệ, thang đo mối quan hệ, mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và báo chí. Bên cạnh đó, tác giả cũng khái quát các phương thức xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và báo chí, cũng như việc ứng dụng website trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với giới báo chí của doanh nghiệp. Từ hệ thống lý

thuyết đó, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp thuộc top VNR500 Việt Nam và top Fortune100 Mỹ năm 2013. Từ đó đưa ra sự so sánh những điểm giống và khác nhau trong nội dung, hình thức và các tiện ích trên chuyên mục “Dành cho báo chí” của hai đối tượng khảo sát kể trên. Cuối cùng, tác giả đưa ra sự khái quát, nhận xét những ưu, nhược điểm của chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên mục “Dành cho báo chí” trên website của doanh nghiệp Việt Nam.

Thông qua luận văn của mình, tác giả mong muốn sẽ có những đóng góp về mặt thực tiễn cũng như lý luận cho hoạt động quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo trong các doanh nghiệp nói riêng. Trong tương lai, tác giả mong muốn được nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn nữa về mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo cũng như các mối quan hệ truyền thông khác của doanh nghiệp để ứng dụng vào thực tiễn công việc của mình tại doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách Tiếng Việt

1. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đỗ Thị Thu Hằng (2010), PR Công cụ phát triển báo chí, NXB Trẻ, Hà Nội. 5. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp,

Một phần của tài liệu Chuyên mục Dành cho báo chí trên website của doanh nghiệp (Trang 92 - 132)