2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ
2.1.8. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án, thời gian lập
toán tổng chi phí
Đứng trên góc độ kinh doanh thì dự án chính là một sản phẩm mang tính
“hàng hóa”, vì vậy mỗi sản phẩm dự án đều mang đầy đủ các đặc tính của hàng hóa là có chất lượng tạo ra dựa trên chi phí hay chính là giá trị của hàng hóa. Chính vì vậy, mỗi dự án của Công ty đều phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cùng ngành trên thị trường. Để dành được phần thắng lợi, sản phẩm dự án của Công ty phải
hoàn thiện về mọi mặt. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự án của Công ty như sau:
Giải pháp mặt đứng 35 Giải pháp mặt cắt 35
66
Các nhân tố tác động
Quy trình lập dự án Nội dung lập dự án Phương pháp lập dự án
Chất lượng lập dự án Chi phí lập dự án Thời gian lập dự án
Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa các nhân tố và hiệu quả
của công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác lập
dự án, chúng ta cần giải quyết các vấn đề:
- Nâng cao chất lượng lập dự án
- Giảm chi phí lập dự án
- Giảm thời gian lập dự án
Một số giải pháp cụ thể cho 3 vấn đề này:
Tất cả các giải pháp cho 3 vấn đề trên đều phụ thuộc vào quy trình, nội dung và phương pháp lập dự án đầu tư, vì vậy thực chất là chúng ta cần có các biện pháp
cải tiến, nâng cao các quy trình, nội dung và phương pháp lập dự án. Chúng ta đã biết, trong lập dự án thường dựa vào các dự án mẫu chuẩn của một số dự án đã thực
hiện đạt kết quả tốt, chính vì vậy ít có sự thay đổi trong các quy trình lập dự án hay
nội dung lập dự án. Tuy nhiên, việc áp dụng này cũng còn nhiều tồn tại bất cập, cần
phải được giải quyết. Do đó, Công ty cần áp dụng các phương pháp hiện đại trong
lập dự án.
Cả 3 vấn đề nâng cao chất lượng lập dự án, giảm chi phí, giảm thời gian lập
dự án có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi khi một nhân tố này thay đổi đều kéo
theo sự thay đổi của các nhân tố khác, chính vì vậy chúng ta phải có các giải pháp điều hòa giữa các nhân tố trên. Để nâng cao chất lượng lập dự án thì chúng ra cần tăng thêm chi phí cho công tác lập dự án và có thể kéo dài thời gian lập dự án để các
67
cán bộ lập dự án có thể nghiên cứu sâu thêm về dự án đang lập. Những điều này sẽ
kéo theo vấn đề chi phí cho lập dự án sẽ tăng, thời gian cũng sẽ tăng. Mặt khác, tăng
chi phí phục vụ cho cán bộ lập dự án để họ có thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình, tiến tới trình độ chuyên nghiệp hơn, điều này cũng có tác động làm giảm
thời gian lập dự án. Tăng chi phí cũng đồng nghĩa với việc sẽ có thêm kinh phí đầu tư cho máy móc thiết bị, phần mềm kỹ thuật ... góp phần làm giảm thời gian lập dự
án. Tuy nhiên, vấn đề giảm thời gian cho công tác lập dự án cũng phải được điều
hòa ở một mức độ nhất định bởi vì một dự án được lập trong thời gian ngắn sẽ
không thể đáp ứng đủ yêu cầu đã đề ra. Vì vậy, nếu việc tăng thời gian này là hoàn toàn cần thiết. Qua những vấn đề trên ta có thể thấy rằng các giải pháp trên có thể
mâu thuẫn nhau, chính vì vậy cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn giữa các giải pháp.
Có thể thấy rằng, các giải pháp nâng cao chất lượng lập dự án là những giải pháp được ưu tiên hàng đầu, tiếp theo sau mới đến giảm thời gian và chi phí. Các cán bộ
lập dự án cần phải có cái nhìn tổng quát để có thể lựa chọn được phương án tối ưu
cho dự án, mang lại lợi ích cao nhất, thiết thực nhất cho chủ đầu tư và xã hội.
Tuy nhiên, có một số giải pháp chung cho cả 3 vấn đề trên, đó là phải có sự
ràng buộc về trách nhiệm của các cán bộ lập dự án với chất lượng các dự án được
lập. Đây là sự ràng buộc trách nhiệm về mặt pháp lý và về mặt kinh tế. Ngoài ra phải có sự ràng buộc giữa công ty tư vấn lập dự án và chủ đầu tư. Điều này là rất
quan trọng bởi vì có như vậy công ty tư vấn mới gắn chặt trách nhiệm của mình với
dự án, tránh tình trạng “đem con bỏ chợ”, lập xong dự án là xong trách nhiệm,
không có kiểm tra giám sát, xem xét những sai sót của Công ty mắc phải trong khi
lập dự án.