Tình hình thực hiện chính sách bồi thường hỗ trợ của Nhà nước khi thu hồi đất ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

khi thu hồi đất ở thành phố Hà Nội

Trong năm 2013, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đã tiếp tục xem xét, giải quyết các nội dung vướng mắc của các dự án, báo cáo, họp kiểm điểm công tác GPMB trực tiếp tại các địa bàn, đề xuất UBND Thành phố giải quyết, chấp thuận điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhiều cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn cho các dự án trọng điểm quan trọng nhằm đôn đốc tiến

độ và kịp thời giải quyết tại chỗ nhiều nội dung vướng mắc trong việc áp dụng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Đối với công tác xác định giá bồi thường, hỗ trợ và giá tái định cư, thực hiện nhiệm vụ UBND Thành phố giao, trong năm 2013 Sở Tài chính

đã chủ trì xem xét báo cáo, trình UBND Thành phố chấp thuận điều chỉnh giá đất ở làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ tại 108 dự án (theo số liệu báo cáo của Sở Tài chính), trong đó đã điều chỉnh giá đất ở đối với các vị trí theo

đường phố có tên cao nhất bằng 02 lần so với bảng giá đất ban hành hàng năm (Ba Đình, Hoàn Kiếm…);

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Sở Xây dựng, trong năm 2013, ngoài việc kịp thời ban hành Quyết định số 420/QĐ-SXD làm cơ sởđể UBND các quận, huyện, thị xã lập, thẩm định, phê duyệt phương án theo thẩm quyền, thực hiện chức năng quản lý nhà nước được giao, Sở Xây dựng cũng đã thẩm tra hồ sơ, trình UBND Thành phố ban hành Quyết định bán 816 căn hộ tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗở khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên

địa bàn Thành phố

( Sở Xây dựng Hà Nội (2013). Báo cáo công tác năm 2013 ).

Sở Tài nguyên và Môi trường, theo chức năng quản lý nhà nước được giao, đã thường xuyên thực hiện hướng dẫn các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư trong việc thu hồi đất, giao đất, trong việc xác định nguồn gốc

đất, xác định mốc giới GPMB và nhất là trong việc giao đất dịch vụ, đất ở

theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP và số 84/2007/NĐ-CP. Thanh tra Thành phố, trong năm 2013 đã chủ trì phối hợp cùng liên ngành và UBND các quận, huyện, thị xã (như Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai ...) để xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc khiếu nại tồn đọng.

Các ban, ngành, đoàn thể khác của Thành phố là thành viên trong Ban chỉ đạo GPMB Thành phố cũng đã chủ động thực hiện các nội dung tuyên truyền, vận động, giải thích đến các hội viên và đông đảo tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách của Thành phố trong công tác GPMB, qua đó nhận được sựủng hộ rất lớn của người dân Thủ đô đối với việc thu hồi đất thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn Thành phố.

Các chủ đầu tư cơ bản đều đã bám sát tiến độ chỉ đạo của Chính phủ

và Thành phố, tích cực, chủđộng phối hợp với chính quyền địa phương nơi thu hồi đất đẩy nhanh các khâu công việc trong trình tự GPMB, lập và hoàn chỉnh các phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB trình UBND cấp huyện phê duyệt theo thẩm quyền; Bố trí cơ bản đầy đủ, kịp thời kinh phí GPMB để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 chi trả cho người bị thu hồi đất theo các phương án đã được UBND cấp huyện phê duyệt.

Trong năm 2013, UBND các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo thẩm quyền cho 22.988 tổ chức, hộ

gia đình, cá nhân bị thu hồi đất tại các dự án trên địa bàn Thành phố. Đa số

người bị thu hồi đất đều nghiêm chỉnh chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án. Tuy nhiên, tại một số dự án, vẫn còn có những trường hợp mặc dù đã được tuyên truyền, vận động, giải thích nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không chấp hành bàn giao mặt bằng theo đúng tiến độ yêu cầu và buộc UBND các quận, huyện, thị xã phải ban hành các quyết định hành chính kiên quyết để cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ thi công.

Cụ thể, trên toàn địa bàn Thành phố, trong năm 2013, UBND các quận, huyện, thị xã đã ban hành 570 Quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo thẩm quyền (trong khi tổng số phương án được phê duyệt là 22.988 phương án) và chỉ buộc phải tiến hành cuộc cưỡng chế thu hồi đất, bảo vệ

thi công đối với 275 hộ cố tình chây ỳ tại 16 dự án, nhằm đảm bảm kỷ

cương pháp luật trong thu hồi đất GPMB.

Trên cơ sở các quy định hiện hành và các cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bổ sung UBND Thành phố chấp thuận giải quyết, cùng với sựđồng thuận, ủng hộ của người bị thu hồi đất, tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, UBND các quận, huyện, thị xã đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ theo thẩm quyền cho 22.988 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức; chi trả hơn 6.127 tỷđồng tiền bồi thường, hỗ trợ; phê duyệt bố trí tái

định cư cho 1.390 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗở; Đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng hơn 1.033ha đất tại 209 dự án

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Trong đó, một sốđịa bàn quận, huyện có kết quả thực hiện công tác thu hồi đất GPMB tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Cầu Giấy, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Hoàng Mai, Thanh Trì, Hà Đông ...

( UBND thành phố Hà Nội (2013). Báo cáo kết quả thực hiện công tác GPMB năm 2013 và nhiệm vụ công tác GPMB năm 2014).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)