Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53)

- Công tác y tế: tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt Các Trạm y tế xã đạ t chu ẩ n,

3.1.3. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nộ

Hà Nội

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Gia Lâm

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, huyện Gia Lâm có tổng diện tích đất tự nhiên 11.472,99 ha (bảng 1.3).

Đất nông nghiệp: Tổng diện tích là 6.118,4547 ha chiếm 53,3292% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp (trồng cây hàng năm, trồng lúa, trồng cây lâu năm) là 5.829,3117 ha; Đất lâm nghiệp 38,9988 ha; Đất nuôi trồng thuỷ sản 196,2079 ha; Đất nông nghiệp khác 53,9363 ha.

Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 5.178,9514 ha chiếm 45,1404% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất ở 1.304,1480 ha bằng 25,18% đất phi nông nghiệp; Đất chuyên dùng 2.653,6673 bằng 51,24%

đất phi nông nghiệp; Đất tôn giáo tín ngưỡng 23,7781 ha; Đất nghĩa trang, nghĩa địa 94,1257 ha; Đất mặt nước chuyên dùng 1.093,6144 ha; Đất phi nông nghiệp khác 9,6179 ha.

Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 175,5848 ha do UBND xã quản lý chiếm 1,53% tổng diện tích đất tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2013

TT Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu

(%)

Tổng diện tích tự nhiên 11.472,9909 100

1 Nhóm đất nông nghiệp 6.118,4547 53,3292 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 5.178,9514 45,1404 3 Nhóm đất chưa sử dụng 175,5848 1,5304

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm năm 2013 ( xem chi tiết phụ lục 3 )

Nhận xét: Huyện Gia Lâm đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu sử dụng diện tích đất phi nông nghiệp khá cao và có xu thế tăng cao nữa, diện tích đất chưa sử dụng rất thấp.

3.1.3.2. Thực trạng quản lý Nhà nước vềđất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm * Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản

đồđịa chính.

Việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính và đánh giá phân hạng đất được thực hiện thống nhất trong cả nước theo quy định của pháp luật đất đai. Đến nay toàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồđịa chính chính quy.

* Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được UBND huyện khá quan tâm. Hiện nay trên địa bàn huyện Gia Lâm có 21/22 xã, thị trấn đã lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo Nghịđịnh 64/CP giai đoạn 1995-2015, phương án quy hoạch sử dụng đất của các xã đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Một số quy hoạch chi tiết trên địa bàn huyện đã được thành phố phê duyệt như: Quy hoạch khu đô thị mới Đặng Xá; Quy hoạch chi tiết xã Bát Tràng; Khu đất đấu giá tại thị trấn Trâu Quỳ; Quy hoạch cụm làng nghề

Kiêu Kỵ; Quy hoạch cụm sản xuất làng nghề Bát Tràng... Đến nay, các phương án quy hoạch trên đã và đang triển khai thực hiện tốt.

* Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

- Giao đất cho các tổ chức

Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực đến nay, trên địa bàn huyện Gia Lâm có 28 tổ chức đã được UBND thành phố Hà Nội ra quyết

định cho phép, đơn vị được sử dụng đất với tổng diện tích 617.616,8 m2. Sau khi được giao đất, các tổ chức, đơn vị đã triển khai xây dựng và đi vào hoạt động, đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Cấp đất giãn dân: Từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn huyện có 8 xã

được UBND thành phố Hà Nội ra quyết định phê duyệt kế hoạch cấp đất giãn dân: xã Phú Thị, xã Dương Xá, xã Đặng Xá, xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Cổ Bi, xã Phù Đổng, xã Trung Màu. Trên thực tế, tiến độ thực hiện kế hoạch cấp đất giãn dân còn chậm do quy trình khá dài và còn vướng mắc làm cho tiến độ cấp đất chậm, không đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Đây cũng là vấn đề cần được UBND huyện, phòng Tài nguyên Môi trường quan tâm hơn nữa đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu về đất ở cho nhân dân trên

địa bàn huyện.

- Thu hồi đất: Thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB, trên địa bàn huyện Gia Lâm đã có 3 quyết định thu hồi: thu hồi 2752 m2 đất do Công ty vận tải và chế biến Lương thực Vĩnh Hà đang quản lý nhưng để hoang hoá, sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 giao trái thẩm quyền cho 23 hộ gia đình; thu hồi đất bán thầu trái thẩm quyền tại xã Đa Tốn.

Về cơ bản, việc thu hồi đất được UBND huyện triển khai tốt, triệt để,

đúng đối tượng, đúng luật, góp phần ngăn chặn tình trạng sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả.

* Công tác cấp GCNQSD đất

Trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân. Toàn huyện đã cấp được 27.828 GCN, đạt 91,99% tổng số GCN phải cấp (30.251 GCN). Đến ngày 01/01/2014, toàn huyện đã cấp được là 45.569 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, vườn liền kề đạt tỷ lệ 97% so với tổng số giấy chứng nhận đủđiều kiện phải cấp.

* Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vi phạm trong quản lý sử dụng đất.

Từ khi ban hành Luật Đất đai 2003 đến nay, UBND huyện đã nhận

được đơn thư của 29 vụ việc, trong đó đã giải quyết xong 21 vụ, đạt 72,41%, còn 8 vụ đang tiếp tục giao cho các phòng chức năng kiểm tra, xem xét, giải quyết.

Thường xuyên tổ chức đối thoại với dân, giải quyết kịp thời khiếu nại tố cáo của công dân, không để tồn đọng kéo dài. Các vụ việc đều được tiếp nhận giao cho Thanh tra huyện thụ lý, xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền.

(Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm (2012). Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.1.3.3. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm

- Điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính: hàng năm việc đo

đạc phục vụ biến động, chỉnh lý bản đồ địa chính chưa được thực hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất của các địa phương và trực tiếp là việc xây dựng phương án bồi thường thiệt hại trong công tác bồi thường GPMB và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.

- Phân hạng, phân loại đất: Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy do cập nhật điều chỉnh chưa kịp thời nội dung này theo sự biến động của

đất đai, việc phân hạng, phân loại đất thiếu cơ sở khoa học dẫn đến khi

định giá bồi thường gặp khó khăn, thiếu chính xác gây bất hợp lý trong việc xây dựng giá đất để bồi thường thiệt hại.

- Giao đất, cho thuê đất: Khi ký giao đất, cho thuê đất hạn mức đất

được giao và nghĩa vụđóng thuếđất quy định đôi khi không rõ ràng tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác bồi thường.

- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Lập và quản lý chặt chẽ hệ thống Hồ sơ địa chính có vai trò quan trọng hàng đầu để “ Quản lý chặt chẽ đất đai trong thị trường bất động sản”, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai. Đến nay, huyện Gia Lâm

đã lập được hệ thống Hồ sơ địa chính, nhưng kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, hơn nữa công tác kiểm tra, đo đạc, sao chép hồ sơ đăng ký không

được thực hiện nghiêm chỉnh nên có nhiều sai sót trong đo đạc ngoại nghiệp, tính toán diện tích, lưu trữ hồ sơ địa chính, những tồn tại trên làm

ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bồi thường GPMB và TĐC hiện nay khi quan hệđất đai vận động trong cơ chế thị trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 - Giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai: Một số vụ việc giải quyết đơn thư tranh chấp vẫn còn vướng mắc nhiều, chưa kịp thời giải quyết đúng thời gian pháp luật quy định, vụ việc đơn thư còn kéo dài, chưa tập trung dứt điểm

( UBND huyện Gia Lâm (2008), Quy hoạch chung xây dựng huyện Gia Lâm-Hà Nội tỷ lệ 1/5000).

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)