Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và tình hình quản lý đất đai của huyện Gia Lâm đất đai của huyện Gia Lâm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 114,7299 km2.

Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên. Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.

Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính với nhiều tuyến giao thông nối liền với các tỉnh phía Bắc (Quốc lộ số 3, Quốc lộ 1A, 1B, Quốc lộ 5…), có nhiều cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp của Thành phố, Trung ương

đóng trên địa bàn nên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

* Địa hình:

Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng.Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, xây dựng các cụm công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

( UBND huyện Gia Lâm (2010). Báo cáo quy hoạch sử dụng đất năm 2010-2020).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - văn hóa xã hội

3.1.2.1. Kinh tế:

Năm 2013 các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 9,22% so với năm 2012.

Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện: công nghiệp, xây dựng 54,05%; Thương mại, dịch vụ 30,95%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 15,00%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24,4 triệu đồng/người/năm; văn hóa- xã hội tiếp tục được duy trì và phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững.

- Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giữ mức tăng trưởng ổn định

Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm năm 2013

Trồng trọt: Kết quả tổng diện tích gieo trồng của huyện ước đạt 10.849 ha, giảm 1,54% so với năm 2012;

Chăn nuôi, thủy sản : Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ước ngành chăn nuôi ước đạt 263,4 tỷđồng, giảm 2,48% so với năm 2012.

- Thực trạng phát triển ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng

30,95% 15,00%

54.05%

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng ước đạt 1.296 tỷ đồng, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước;

- Thực trạng phát triển thương mại – dịch vụ - du lịch

Năm 2013 tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 18,2% so với năm trước. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ ước đạt 720,7 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm trước.

- Công tác tài chính ngân sách- hoạt động tín dụng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.159,2 tỷ đồng ( không kể kết dư, chuyển nguồn), bằng 78,1% dự toán năm 2013 Thành phố

giao. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 983,9 tỷ đồng, bằng 86,9% Huyện giao. Đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nhỏ, kẹt với tổng kinh phí trúng đấu giá trên 7,3 tỷ đồng, bằng 2,92% kế hoạch được giao.

- Hiện trạng các công trình kỹ thuật

+ Hệ thống giao thông:

Huyện Gia Lâm có nhiều loại công trình giao thông như: đường bộ,

đường thuỷ, đường sắt. Hệ thống giao thông được phân bổ rộng khắp trên

địa bàn, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. + Hệ thống cấp nước

Đã triển khai nhiều dự án cung cấp nước sạch ở các khu vực đô thị

và nông thôn. Tuy nhiên trong nhiều khu vực nông thôn, người dân vẫn phải sử dụng nước giếng khoan.

+ Hệ thống thoát nước

Hệ thống thoát nước mưa: nước mưa chủ yếu được bơm tiêu ra sông Đuống và chảy ra sông Bắc Hưng Hải ở phía nam huyện. Ở khu vực nam sông Đuống, do hệ thống thoát nước tự chảy nên khi có mưa lớn thường xảy ra úng lụt ở một số khu vực tiêu thoát qua cống Xuân Quan (ở mức nước 3,5m).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 Hệ thống thoát nước đô thị và sinh hoạt dân cư trong toàn huyện chủ

yếu phụ thuộc vào hệ thống tiêu thuỷ nông. + Hệ thống điện:

Hệ thống điện nông thôn đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp với tổng số vốn đầu tư trên 30 tỷđồng. Thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường giao thông, 32 trạm đèn chiếu sáng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn.

3.1.2.2. Văn hóa xã hội

- Dân số và lao động: Đến năm 2013 huyện Gia Lâm có dân sốkhoảng 26 vạn người, mật độ dân số khoảng 2.110 người/km2. Năm 2013,

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại dự án điểm thông quan nội địa và đường giao thông trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47 - 50)