Nghĩa, tác dụng của quan điểm tích hợp trong dạyhọc nói chung và dạy học tác phẩm văn chương nói riêng

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 25 - 35)

1.2.1. Dạy học theo hướng tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện đại

1.2.1.1. Tránh tình trạng quá tải, trùng lặp, dư thừa kiến thức nhằm tiết kiệm thời gian trong đào tạo .

Vấn đề này đã được GS Phan Trọng Luận nói đến rất kĩ trong cuốn “Xã hội văn học Nhà trường” ở bài “Bài toán quá tải của chương trình và SGK phổ thông”. Quá tải kiến thức ở nhà trường, nhất là trường phổ thông thật ra là một thực tế sư phạm lâu đời ở bất cứ nước nào trên con đường phát triển văn hoá xã hội và khoa học kĩ thuật.

“Biện pháp giảm nhẹ tình trạng quá tải của chương trình hay SGK không thể bằng cách thêm bớt chút ít liều lượng nội dung dư thừa. Đó chỉ là giải pháp tình thế, không thể bảo đảm được yêu cầu giảm nhẹ kiến thức khi mà lượng thông tin hàng năm, hàng chục năm đang được bổ sung không ngừng.” [32,208]. Điều quan trọng trước tiên là phải có một quan điểm hiện đại, thực sự đổi mới ở người làm công tác soạn chương trình, SGK, về mục tiêu đào tạo người HS trong thời hiện đại. Một số tác giả chương trình và SGK vẫn giữ quan điểm coi mục đích soạn chương trình và SGK là để cung cấp tri thức càng nhiều càng tốt cho nên khối lượng tri thức mà SGK cải cách, chỉnh lí cung cấp trở thành vấn đề quá tải đối với HS. Cũng không ít tác giả SGK vẫn cho rằng cần phải cung cấp kiến thức cơ bản, chính xác, phong phú, hiện đại, còn những yêu cầu có tính chất sư phạm là thuộc chức năng của các nhà sư phạm, của giáo viên đứng lớp. Cách suy nghĩ như vậy không những sai lầm về ý thức đối với người sử dụng sách mà còn thể hiện cách nghĩ không đúng về mục tiêu đào tạo và quan điểm đánh giá chất lượng thông tin khoa học. SGK hiện đại của các nước tiên tiến luôn tuân thủ một phương châm chiến lược là viết sách để HS tự học. Học SGK để học cách học, để tự học hoàn toàn khác với kiểu học SGK chỉ để nắm khối lượng thông tin tri thức một cách thụ động.

Chúng ta cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn về SGK. SGK không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà còn là một phương tiện tự phát triển của HS trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin. SGK cũng không phải là một tư liệu, một văn bản khoa học để GV dùng làm công cụ thông tin một chiều cho HS mà nó là một công cụ để GV tổ chức hoạt động học tập của HS theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học “HS là trung tâm” nhằm kích thích, tác động làm biến đổi thái độ, động cơ học tập của các em; giúp các em phát huy vai trò chủ động tích cực và tìm tòi sáng tạo trong học tập. “Cách nhận thức mới về mục tiêu đào tạo, mục tiêu biên soạn chương trình như trên đòi hỏi người biên soạn SGK phải thay đổi một

cách cơ bản phương thức biên soạn để thoát ra khỏi tình trạng nhồi nhét chồng chất kiến thức nhất là kiến thức dư thừa như hiện nay” [32,209] . “Một tiết học làm văn của chúng ta có khi cung cấp 10 trang chữ lí thuyết nặng nề cho một tiết học nghị luận trong khi đó một định nghĩa về nghị luận của sách Pháp chỉ có 4-5 dòng với một nội dung cô đọng súc tích, sinh động kèm theo một hệ thống bài tập đa dạng, gây hứng thú cho HS. Nếu làm một con số thống kê từ một bài viết khái quát về một giai đoạn văn học cho một, hai tiết học ở lớp 11phân ban, chúng ta sẽ không khỏi sửng sốt với con số quá ôm đồm với bao nhiêu sự kiện văn học, với bao nhiêu đơn vị kiến thức khái quát về xã hội học, về văn hoá, về văn học... Bài toán để gỡ ra khỏi nghịch lí muôn thuở này là một mặt tăng cường tỷ lệ tri thức khái quát bản thể nhưng quan trọng hơn là vũ trang cho người học tri thức về phương pháp xử lí thông tin để họ có tiềm lực, tự bổ sung tri thức trên con đường học vấn vô tận của mình” [32,210].

Nhận thức đúng đắn như trên, SGK mới của chúng ta đã lựa chọn kiến thức một cách tinh giản. Cấu tạo nội dung SGK đã làm cho HS thực sự được hoạt động trên một hệ thống bài tập, từ đó nắm chắc nội dung thông tin. SGK không chỉ có khối lượng tri thức mà quan trọng hơn, khó khăn hơn và mới mẻ hơn là hệ thống bài tập hoạt động của HS ở nhà và ở lớp. Cách viết SGK theo hướng tích hợp vừa tinh chắc về nội dung thông tin lại vừa thoát khỏi được nạn quá tải. Chương trình SGK mới Ngữ văn đã thực sự là cuốn sách viết cho HS, viết để HS tự học, tự phát triển, khác hẳn với cuốn sách chỉ nhằm biên tập một khối lượng tri thức, chủ yếu là làm tư liệu cho GV thuyết giảng.

Khuynh hướng tích hợp và liên môn liên ngành trong dạy học ngày nay càng được chú ý ở nhà trường phổ thông các nước tiên tiến. Nước ta cũng đang dần thay đổi triệt để trong biên soạn chương trình SGK và phương pháp giảng dạy theo con đường này. Bởi “Khuynh hướng tích hợp cho phép rút ngắn được thời gian dạy học đồng thời tăng cường được khối

lượng và chất lượng thông tin của chương trình và SGK phổ thông. Hiện nay còn tình trạng tách biệt giữa các bộ môn trong nhà trường phổ thông, nhất là tình trạng biệt lập giữa chương trình và SGK ở các cấp học, nhất là tình trạng biệt lập giữa chương trình và SGK ở các cấp học, đặc biệt là ở một số chương trình đồng tâm ” [32,211]. Ví dụ giữa chương trình làm văn ở cấp THCS và THPT có sự trùng lặp, nhiều kiến thức cơ bản về làm văn nghị luận ở THPT đã được dạy khá kĩ ở cấp THCS. “Cũng cần có một sự sắp xếp cho đồng bộ giữa chương trình lịch sử hiện đại Việt Nam với phần giảng dạy lịch sử văn học hiện đại Việt Nam, giữa phần lịch sử thế giới với văn học nước ngoài ở phổ thông. Kiến thức Văn Sử nhiều khi trùng lặp ở cùng một cấp học. GV văn học không biết GV sử đã dạy những gì và ngược lại GV sử cũng không biết GV văn sẽ đi sâu vào phần nào của lịch sử hiện đại hay cận đại để có thể cùng phối hợp” [32,211]. Thời gian đào tạo của chúng ta không có nhiều mà kiến thức nhiều khi lại trùng lặp ở các môn, các cấp học.

Để xoá bỏ được tồn tại trên, giáo dục nước ta đã sáng suốt chọn hướng tích hợp. Hiện nay chương trình, SGK Tiểu học, THCS của chúng ta theo hướng tích hợp đang dần khắc phục nạn quá tải, trùng lặp dư thừa kiến thức và trong những năm sắp tới là SGK THPT theo hướng tích hợp sẽ được triển khai trong toàn quốc. Dạy học theo hướng tích hợp và liên kết các bộ môn là con đường tối ưu giúp chúng ta hạn chế được nạn quá tải, hiện tượng trùng lặp dư thừa kiến thức của chương trình và SGK phổ thông hiện nay mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã thực thi và thu được kết quả khả quan. Chúng ta càng vận dụng quan điểm tích hợp triệt để bao nhiêu, càng hạn chế được những tồn tại trên bấy nhiêu. Giữa các môn như Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...có những mảng kiến thức chung. Vì vậy, dạy học những môn này theo hướng tích hợp sẽ tinh giản được rất nhiều kiến thức trùng lặp, khắc phục được sự dư thừa kiến thức, tiết kiệm được thời gian đào tạo đồng thời thanh lọc được những điểm chưa hợp lí của chương trình đào

tạo ở phổ thông hiện nay. Đó là những ưu điểm mang tính chất khách quan trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo theo hướng tích hợp. Bên cạnh đó, việc dạy học theo hướng tích hợp còn thể hiện những ưu điểm mang tính chất chủ quan, nó có khả năng tác động mạnh mẽ đến quá trình hoàn thiện các năng lực, kĩ năng và nhân cách cho HS.

1.2.1.2. Vai trò của dạy học tích hợp trong việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS .

Tính sáng tạo là phẩm chất đặc biệt của con người. Nó xuất phát từ nhu cầu được đổi mới, được phát triển của con người. Mỗi một khi con người và xã hội tồn tại thì cũng có nghĩa là còn sự đổi mới. Đổi mới như là thuộc tính bản chất của con người. Nó như một quá trình bất tận, không bao giờ kết thúc và trở thành nhu cầu, động lực của sự sáng tạo. Tính sáng tạo không dành riêng cho một số ít người mà là của mọi người. Tuy rằng ở mỗi người, nó thể hiện ở một mức độ khác nhau và từ những động cơ khác nhau. Song tính sáng tạo không phải ngẫu nhiên mà có, nó chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó là sản phẩm của quá trình tư duy sáng tạo.Sự sáng tạo chỉ có được khi bản thân con người có sự đầu tư thích đáng về trí tuệ, công sức, tâm hồn,...Muốn có một ý tưởng sáng tạo, con người phải trải qua một quá trình tư duy và muốn ý tưởng đó trở thành hiện thực chỉ tư duy không thôi chưa đủ mà phải có tư duy sáng tạo. Vì vậy, tính sáng tạo là một thuộc tính tất yếu, một phẩm chất đặc biệt của con người. Tác giả Carl Roger cho rằng: “cái chính yếu của sự sáng tạo là sự mới mẻ của nó, và bởi thế chúng ta không có tiêu chuẩn qua đó có thể xét đoán nó”.Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt thì: “sáng tạo là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”. Còn M.E.Wilson lại quan niệm: “Sáng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai, ba các yếu tố nêu ra. Kết hợp này gồm hoặc được tạo ra từ những cái gì là điều không quan trọng. Trong định nghĩa của chúng tôi, từ có tính

chất chìa khoá là “cần thiết” bất kể quá trình sáng tạo sự thật nào phải là cần thiết, thoả mãn những yêu cầu nào đó. Ngược lại thời gian, tiền bạc sẽ phí phạm vào việc tạo ra cái vô ích”.

Từ những định nghĩa trên, chúng ta thấy nội dung khái niệm sáng tạo gồm hai ý chính: một là có tính mới (khác với cái cũ, cái đã biết), hai là có ích lợi (có giá trị hơn cái cũ, cái đã biết). Cũng qua đó mà chúng ta thấy rõ rằng sự sáng tạo là một hoạt động cần thiết cho bất kì hoạt động nào của xã hội loài người. Trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, sản xuất,...đó là các công trình nghiên cứu, các chế tạo, các sáng tác, tác phẩm...Đối với HS, sự sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt không thể thiếu trong quá trình học tập và nó được thể hiện ở việc vận dụng được tri thức vào tình huống mới.

Như đã nói ở trên, tính sáng tạo là một phẩm chất đặc biệt của con người, là sản phẩm của một quá trình tư duy sáng tạo. Theo I. Ia Lecne có hai kiểu tư duy cá nhân: một kiểu gọi là tư duy tái hiện hay tái tạo, một kiểu là tư duy tạo mới hay sáng tạo.

Như vậy, tư duy sáng tạo là tư duy mà kết quả là tạo được cái gì mới. Tư duy sáng tạo dẫn đến những tri thức mới về thế giới và về các phương thức hoạt động. Tư duy sáng tạo là một dạng tư tưởng độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo. Nói nó độc lập, bởi nó không cần có mẫu sẵn, không phụ thuộc vào cái đã có. Tính độc lập của nó biểu hiện ở việc đạt mục đích cũng như giải pháp. Ý tưởng ở chỗ phát hiện ra vấn đề mới. Tính độc đáo của ý tưởng mới thể hiện ở giải pháp lạ, hiếm và không quen thuộc.

Trong quá trình đào tạo nhất là đào tạo hiện nay, việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Làm được việc này, đòi hỏi các nhà soạn chương trình, SGK, các nhà trường, các GV giảng dạy phải có ý thức trách nhiệm cao, có tâm huyết trong việc đào tạo con người mới- con người nhiệt tình, linh hoạt, năng động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề.Trong bài viết “Đổi mới dạy học văn ở Trung

học- Đôi điều cần bàn thêm”- Tài liệu hội thảo “Đổi mới phương pháp dạy học môn Văn- Tiếng Việt ở trường THCS”( tập 1, Hà Nội tháng 12- 1999), GS. Phan Trọng Luận đã xem đây là một vấn đề chiến lược, vấn đề bức bách: “Nói đến giáo dục lại không thể không quan tâm đến yêu cầu phát huy tiềm năng sáng tạo của thế hệ trẻ ” và “Dạy học sáng tạo phát huy tiềm năng sáng tạo của thế hệ trẻ học đường là một vấn đề chiến lược của giáo dục và là một đòi hỏi bức bách đối với mọi nhà trường ngày nay” [56,7].

Dạy học theo quan điểm truyền thống, khi nói đến nhà trường người ta chỉ chú trọng đến vai trò người thầy. Thầy giáo là tất cả, là nguồn kiến thức; là người gói hàng, giao hàng, là người rót kiến thức vào bình. Do vậy, người GV thường che lấp tài liệu học tập của HS, tài liệu học tập dường như không được chú ý. Và HS trở thành đối tượng, thành khách thể của quá trình nhận thức, thành người nhận hàng, thành “bình chứa”để GV rót kiến thức. “Theo quan niệm này thì phương pháp dạy học theo kiểu thông tin- tái hiện và diễn giải là phương pháp chủ đạo. Trên lớp thầy trở thành người diễn thuyết, thuyết giảng. Và học trò được đào tạo ra trở nên ít sáng tạo, trở nên thụ động trong công việc bởi từ trong nhà trường họ đã có thói quen học vẹt, học theo điệu sáo.”(PGS. TS.Nguyễn Thị Thanh Hương, “Đổi mới phương pháp dạy của GV văn học khi HS là trung tâm”) [56,23].

Chính vì quan điểm dạy học cũ đã lỗi thời, chất chứa trong nó nhiều hạn chế, chính vì việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS có ý nghĩa quan trọng mang tầm chiến lược như vậy cho nên Giáo dục- Đào tạo của chúng ta đã dần từng bước đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới triệt để chương trình, SGK theo hướng tích hợp. Dạy học theo hướng tích hợp phù hợp với xu thế phát triển chung đáp ứng được yêu cầu mới của thời đại, của xã hội, giải phóng và phát huy được tiềm năng sáng tạo của người học; khắc phục được lối dạy học “thôi miên”, “ban phát kiến thức” và thói quen “học vẹt”, “học theo điệu sáo”.

1.2.1.3. Vai trò của dạy học tích hợp trong việc rèn luyện tư duy tổng hợp cho HS

Lâu nay chúng ta dạy học theo hướng tách bạch, biệt lập các phân môn và không có sự liên kết, kết hợp giữa các môn học có liên quan với nhau. Vì vậy mà HS cũng quen tiếp cận kiến thức một cách rời rạc, học môn nào biết môn ấy, kiến thức của môn học nào là thuộc lãnh địa của môn học đó. HS chưa có ý thức liên hệ giữa phân môn này với phân môn khác, giữa môn học này với môn học khác. Do đó HS cũng chưa có được sự liên hệ, phối hợp với nhau giữa các kiến thức khi vận dụng vào một tình huống cụ thể trong thực tiễn. Trong khi đó thời đại mà chúng ta đang sống ngày càng có sự thâm nhập vào nhau của các môn học. Nếp cũ, lối mòn trong quan niệm dạy học biệt lập các môn học, các phân môn dẫn đến việc dạy học văn của chúng ta còn quá khép kín. Các giáo sư Mĩ cũng đã từng phê phán lối dạy văn nhiều năm chịu ảnh hưởng sai lầm của trường phái “phê bình mới” khiến cho việc học văn bị khép kín. “Văn bản là đối tượng độc nhất cho sự khám phá của GV. Những yếu tố ngoài tác phẩm, nhất là việc phản ứng và nhu cầu của người học- HS bị bỏ qua. Văn bản như vậy chỉ là

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w