2. Nguyên tắc và biện pháp dạyhọc TPVC nói chung và dạyhọc tác phẩm trữ tình của Tố Hữu ở THPT nói riêng theo hướng tích hợp
2.1. Nguyên tắc tích hợp
Trước khi đi vào nguyên tắc tích hợp, chúng tôi xin điểm qua về nguyên tắc xây dựng chương trình. Trên cơ sở mục tiêu và quan điểm tích hợp, chương trình SGK Ngữ văn nói chung được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc kế thừa và phát triển: Tôn trọng, kế thừa những thành quả, kinh nghiệm, tri thức, kĩ năng mà chương trình SGK môn văn trước đây đã đạt được. Trên cơ sở đó để xây dựng chương trình với nội dung mới.
- Nguyên tắc hiện đại: Tiếp thu những tiến bộ mà chương trình môn học ở các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
- Nguyên tắc hành dụng: Xây dựng chương trình theo mục tiêu gắn liền với thực tế, tăng cường thực hành, đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới cho đất nước.
- Nguyên tắc tích cực hoá hoạt động của HS: Mục tiêu dạy học Ngữ văn không phải là truyền đạt kiến thức, rèn kĩ năng, giáo dục phẩm chất cho HS bằng con đường áp đặt từ phía GV, mà dạy học mới nhằm giúp HS chủ đông, tích cực, tự học dưới sự hướng dẫn của GV. Trong giờ học, HS thực sự hoạt động bên trong chứ không phải hoạt động theo kiểu hình thức bề ngoài (lối học được đánh giá đơn thuần bằng tần số xuất hiện của HS hoặc số lượng câu hỏi của GV).
- Nguyên tắc tích hợp.
- Khắc phục tính hàn lâm và giảm tải, nhưng giảm tải ở đây không phải là chuyện bớt kiến thức, không đưa thêm kiến thức mới vào. Mà vấn đề chính là kiến thức đưa vào phải được chọn lọc kĩ càng, phù hợp với phạm vi khung chương trình, phù hợp với từng cấp học.
Ở phạm vi đề tài này, đề cập đến nguyên tắc tích hợp. Nguyên tắc tích hợp nằm trong sự ràng buộc, mối liên hệ mật thiết với các nguyên tắc khác.
Nguyên tắc tích hợp trong dạy học Ngữ văn không đơn thuần là sự “lắp ghép” hay “ghép nối” một cách máy móc giữa các môn học mà yêu
cầu phải có sự kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn. Từ việc sử dụng tri thức và kĩ năng của Tiếng Việt để giải mã văn bản, rồi từ việc giải mã văn bản đến việc tạo lập văn bản, đồng thời củng cố kiến thức về hai môn còn lại. Khi chúng ta chọn kiểu văn bản để tổ chức nội dung dạy học và lấy loại thể để xây dựng chương trình cho phân môn Văn đã thể hiện nguyên tắc tích hợp. Bởi kiểu văn bản và loại thể văn học có sự tương đồng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, kiểu văn bản tự sự và kiểu văn bản miêu tả ở Tiếng Việt tương đồng với tác phẩm tự sự ở văn, tác phẩm nghị luận của văn học và văn bản nghị luận của Làm văn là trùng nhau, văn bản biểu cảm ở Làm văn lại tương đồng với tác phẩm trữ tình của phân môn văn…Như vậy việc tích hợp nội dung dạy học của ba phân môn có cơ sở chung là nền tảng ngôn ngữ và văn bản tạo điều kiện thuận lợi để chúng bổ sung đắc lực cho nhau, làm sáng tỏ giá trị của nhau. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy học, khi dạy một văn bản văn học, GV cần hướng dẫn HS khai thác tối đa các yếu tố ngôn ngữ, từ đó các em nhìn nhận rõ được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của học Tiếng Việt trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm. Trên cơ sở đó, khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm đặc trưng cho một thể loại nhất định, các em sẽ biết cách thức, phương pháp tiếp cận TPVH theo thi pháp thể loại. Làm được như vậy là chúng ta đã tích hợp văn với phương pháp dạy Làm văn kiểu bài phân tích bình giảng văn học.
Ở giờ học Tiếng Việt, nguyên tắc tích hợp thể hiện khi cung cấp một đơn vị kiến thức ngôn ngữ như mối liên hệ với các tác phẩm đã đã học và đang học; quan hệ giữa yếu tố Tiếng Việt trong văn cảnh cụ thể của tác phẩm với việc vận dụng một cách thành thạo nghe hiểu, đọc hiểu, nói và viết đúng Tiếng Việt, đúng ngữ pháp. Trong Làm văn, văn bản văn học là ngữ liệu được khai thác theo những yêu cầu của việc rèn luyện kĩ năng Làm văn. Như vậy là một lần nữa TPVH ấy lại được phân tích, soi sáng dưới góc độ của việc xây dựng bố cục, kết cấu các ý, các đoạn điễn đạt thành văn và trình bày để đạt được mục đích của một kiểu văn bản. Khi tạo
lập kiểu văn bản rõ ràng HS phải sử dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của Văn và Tiếng Việt; ngược lại, kĩ năng giao tiếp và thực hành của Tiếng Việt và Làm văn sẽ giúp các em nghe hiểu, đọc hiểu văn bản một cách tốt hơn. Các em sẽ có khả năng cảm thụ TPVH, trình bày kiến thức lĩnh hội được bằng việc thuyết trình một cách có hiệu quả, từ đó viết đúng các kiểu văn bản thường gặp trong văn học và trong đời sống.
Thế nhưng, trong thực tiễn sự tồn tại độc lập của từng phân môn là điều không thể phủ nhận. Do vậy, tích hợp mà vẫn tôn trọng không làm mất đi nét đặc thù của từng phân môn. Chúng ta tiến hành hợp nhất môn học thành một chỉnh thể hữu cơ để khai thác là nhằm làm nổi bật nét riêng, tính độc đáo của từng phân môn.
Chúng ta phải xác định rõ rằng không chỉ các đơn vị tri thức được tổ chức dạy học tích hợp mà nó còn áp dụng triệt để ở kĩ năng và phương pháp. Các kĩ năng liên môn, xuyên môn trở thành công cụ đắc lực nhằm khai thác triệt để môn văn, giúp HS hình thành năng lực thực tiễn. Qua các đơn vị tri thức, HS lần lượt được rèn luyện kĩ năng từ thấp đến cao. Và điểm mấu chốt của dạy học tích hợp là tìm ra những nét tương đồng, điểm gặp nhau, hay nói cách khác là yếu tố đồng quy giữa ba phân môn để tích hợp được thể hiện sâu sắc, cụ thể trong từng đơn vị kiến thức của bài học, từng vấn đề, từng thời điểm.
Ở ba cấp học: tiểu học, THCS, THPT đều có đầy đủ cả ba phân môn và đều được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp, nhưng có sự khác nhau ở mức độ tuỳ theo yêu cầu phan loại của từng cấp học. Ở cấp tiểu học, HS tập trung học Tiếng Việt là chủ yếu còn văn học là ngữ liệu để dạy tiếng, cho nên mục đích tích hợp dựa trên bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Đến cấp THCS, trục chương trình được nâng cao lên một bước là các kiểu văn bản: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản lập luận, văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng. Lên cấp THPT do tư duy lứa tuổi này đã có sự phát triển mạnh nên việc dạy học tích hợp cần được
vận dụng linh hoạt: thực hiện giảm tải, tránh hàn lâm về tri thức. Nhưng không hạ thấp yêu cầu học vì đây là cấp học cuối cùng của nhà trường phổ thông. Cấp học này nhằm mục tiêu kép: vừa chuẩn bị cho HS ra đời vừa chuẩn bị cho một bộ phận lên bậc học cao hơn. Nội dung học vấn phổ thông một mặt khép lại, bổ sung và hoàn chỉnh những nguồn tri thức đã được học ở cấp dưới, mặt khác cần sự nâng cao và phân hoá triệt đẻ hơn. Vì vậy, ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn vẫn có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, nhưng tính độc lập của từng phân môn ở cấp học này cũng cao hơn.
Nói tóm lại, một cái nhìn vượt lên các phân môn riêng rẽ, liên kết thống nhất chúng lại những điểm “đồng quy” đưa đến sự tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang). Còn cái nhìn đào sâu vào mối quan hệ nội tại của hệ thống phân môn tại một điểm “đồng tâm” là cách tích hợp theo từng vấn đề (tích hợp dọc). Tích hợp ngang hình thành ở HS năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách linh hoạt, tổng hợp. Tích hợp dọc giúp HS có năng lực chiếm lĩnh tri thức một cách hệ thống từ cũ đến mới, từ cái đã biết đến cái sẽ biết.
Dạy học theo hướng tích hợp là kết hợp cả hai hướng trên để từ đó các em tích cực, chủ động, tự tin chiếm lĩnh kiến thức môn học một cách khoa học và sáng tạo.
2.1.1. Nguyên tắc tích hợp trong từng thời điểm- tích hợp ngang
Tích hợp ngang là sự tích hợp trong một bài học, một tiết học. Nghĩa là từ một văn bản văn học chúng ta khai thác, sử dụng những tri thức nào của Tiếng Việt và Làm văn để phục vụ hiệu quả cho quá trình đọc- hiểu văn bản văn học đó. Và ngược lại, dạy học Tiếng Việt, Làm văn chúng ta sẽ chọn những ngữ liệu nào trong văn bản văn học cho phù hợp với nội dung bài học, cho có sự liên kết giữa các phân môn để chúng có sự phối hợp, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau.
a) Qua thơ Tố Hữu để hiểu sự chuyển nghĩa của ngôn từ Tiếng Việt. Chẳng hạn ở bài “Từ ấy” tác giả có dùng những từ “ buộc, trang trải, khối” trong các câu thơ:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Trước khi học bài thơ này, HS đã được học bài Tiếng Việt “ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”( Ngữ văn 11- tập 2 , BKHXH và NV, bộ 2 ), vì vậy khi GV yêu cầu HS khai thác những từ trên, HS cũng có những thuận lợi hơn. HS có thể vận dụng kiến thức Tiếng Việt vừa học trước đó để phân tích, đánh giá các từ nói trên. Trong trường hợp này, HS đã sử dụng tri thức của bài học Tiếng Việt để phục vụ cho việc khai thác văn bản văn học.
“ Buộc” vốn là một động từ chỉ hành động dùng dây để ép chặt, giữ chắc các vật lại với nhau (như: buộc các cành cây lại với nhau, buộc củi thành từng bó,…). Trên cơ sở nghĩa chung đó, tác giả đã có sự sáng tạo làm cho “buộc” chuyển nghĩa và dùng sang lĩnh vực con người: “buộc lòng”. Đến đây chúng ta thấy rõ ràng “buộc” không còn giữ nguyên nghĩa gốc, nghĩa vốn có như vừa nêu trên nữa, mà cần hiểu nó với một nghĩa mới với sự liên hệ, kết hợp với các từ ngữ khác trong câu thơ và khổ thơ. “Buộc” với cách dùng của tác giả là nguyện gắn chặt tấm lòng, tình cảm, cuộc đời mình với anh em đồng chí, với quần chúng nhân dân, với giai cấp cần lao để tạo nên một sức mạnh của khối đoàn kết vững chắc chống lại giặc ngoại xâm, chống mọi thù địch, mọi bất công ngang trái của cuộc đời cũ.
Cũng như vậy, từ trang trải thường dùng trong những trường hợp như: “lo trang trải nợ nần, trang trải vốn liếng làm ăn,…”. Nhưng trang trải trong khổ thơ, bài thơ đã có sự sáng tạo của cá nhân và thể hiện sắc thái phong cách tác giả: tình trang trải với trăm nơi. Tác giả đã mở rộng
lòng mình, đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ để mà hiểu nhau, cảm thông, đồng cảm và sẻ chia với nhau những khổ đau bất hạnh, những buồn vui và truyền cho nhau những niềm tin yêu trong cuộc sống.
Những từ ngữ vừa phân tích trên vốn là ngôn ngữ chung của xã hội nhưng xét trong bài thơ chúng đã trở thành lời nói mang đậm nét rất riêng, thể hiện rõ sự sáng tạo cá nhân và sắc thái phong cách nhà thơ.
b) Đặt thơ Tố Hữu trong mối quan hệ với những bài thơ khác của chính tác giả.
GV có thể dạy bài thơ Nhớ đồng (Ngữ văn 11, tập 2- bộ 1- BKHXH và NV) theo hướng này. Học bài này, GV cho HS liên hệ với các bài : Tâm tư trong tù, Khi con tu hú, Tiếng hát đi đày,…cũng của tác giả Tố Hữu để HS thấy được những nét gần gũi và nét độc đáo của mỗi bài. Đây là những bài cùng chung một chủ đề về tâm tư trong tù của người chiến sĩ, liên hệ các bài này với nhau là tạo cơ hội cho HS rèn luyện thao tác so sánh, phân tích, khái quát vấn đề. Trước hết, GV yêu cầu HS tìm ra những điểm tương đồng để thấy tâm trạng chung thuộc về chủ đề. Và những điểm gần gũi trong cách cảm nhận, thể hiện những cảnh sắc đời sống cũng như cách bộc lộ diễn biến nội tâm, cho phép hình dung về phong cách thơ Tố Hữu. Đồng thời cần tìm những nét khác biệt để thấy tính độc đáo của mỗi thi phẩm. Nghĩa là chỉ ra được sức sáng tạo dồi dào của tác giả thể hiện qua hiện tượng: cùng viết về một chủ đề gần gũi, nhưng mỗi thi phẩm vẫn là một sản phẩm đơn nhất không lặp lại. Làm nổi bật được tính thống nhất và tính đa dạng của phong cách nghệ thuật Tố Hữu.
Qua sự định hướng, gợi dẫn của GV để HS nhận thấy nét gần gũi, tương đồng giữa Nhớđồng và các bài thơ kể trên. Những bài thơ này phản ánh một tâm tư khá chân thực của người cách mạng: đang say mê hoạt động trong trường tranh đấu, với những cao trào cách mạng, giờ bị giam giữa bốn bức tường tù ngục, làm sao tránh khỏi buồn bã, thậm chí cô đơn.
Nhưng người cách mạng luôn yêu cuộc sống, lòng thiết tha hướng về cuộc sống bên ngoài. Mọi hình sắc của thế giới bên ngoài trở về trong nỗi nhớ đều khiến lòng cồn cào nhớ mong. Vì thế sau những thoáng buồn thương cho mình là trĩu nặng nỗi nhớ thương cuộc đời và lại kiên trì đấu tranh với những giây phút yếu mềm của bản thân để vượt lên. Và bao trùm tất cả luôn là niềm khao khát tự do, thèm khát được thoát khỏi chốn lao tù để lại dấn thân vào trường tranh đấu vì sự nghiệp cách mạng. Mỗi tiếng thơ thuộc về tâm tư trong tù có thể mang các cung bậc đậm nhạt khác nhau, mhưng tựu trung đều có những nét lớn như vậy. Nhớ đồng cũng là một tiếng thơ như thế.
Bên cạnh những nét gần gũi, tương đồng ấy, qua liên hệ so sánh gữa
Nhớ đồng với các bài thơ trên, HS cũng sẽ tìm ra được những nét mới, nét khác biệt, nét độc đáo của mỗi bài thơ, để thấy được sự phong phú của thơ Tố Hữu trong việc cùng viết về một chủ đề nhưng không bao giờ lặp lại.
Bài Tâm tư trong tù được Tố Hữu viết năm 1939 trong những ngày đầu nhà thơ bị kẻ thù bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế, bài thơ này mở đầu cho phần xiềng xích của tập thơ Từ ấy. Phần đầu bài thơ tác giả nói về nỗi cô dơn của cảnh thân tù và lòng khao khát cuộc sống bên ngoài nhà tù, cuộc sống mà tác giả hình dung qua “Tiếng đời lăn náo nức”.Tác giả nghe thấy âm thanh của thế giới thiên nhiên, những âm thanh bình thường của cuộc sống hàng ngày, và còn nghe được cả những cái hầu như vô hình
nghe mênh mang sức khỏe của trăm loài. Những âm thanh đó đã vọng vào thế giới cô quạnh của người tù. Phần sau của bài thơ tạo ra một bước ngoặt, một bước chuyển hướng trong mạch tâm tư của tác giả. Dòng cảm xúc lên đến cao trào bỗng xoay chuyển đột ngột bởi sự thức tỉnh ý thức, của nhận thức tỉnh táo. Những cảm xúc soi sáng của xã hội, của ý thức cách mạng và tác giả bày tỏ lời thề nguyện, ý chí quyết tâm của mình. Tác giả thể hiện phần nhận thức mới và thấy được sự ảo tưởng của mình, bởi cuộc sống bên ngoài có thật sự tự do đâu. Tự phê phán mình và tác giả đã tìm thấy được
hình ảnh rất đạt để nói cuộc sống bị tù hãm của mình cũng như cuộc sống nô lệ của nhân dân:
Tôi chỉ là con chim non bé nhỏ