Những biện pháp dạyhọc thơ Tố Hữu theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 84 - 98)

2. Nguyên tắc và biện pháp dạyhọc TPVC nói chung và dạyhọc tác phẩm trữ tình của Tố Hữu ở THPT nói riêng theo hướng tích hợp

2.2. Những biện pháp dạyhọc thơ Tố Hữu theo hướng tích hợp

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể bằng những cách thức, hình thức, phương pháp linh hoạt, mềm dẻo khác nhau. Đề ra các biện pháp không ngoài mục đích phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của HS giúp các em tìm tòi, tự khám phá, kết luận các nhận định quan trọng, đúng đắn về tác giả, tác phẩm thay vì cách học thụ động, một chiều trước đây. Làm sao trong mỗi giờ dạy- học TPVH thể hiện được sự phối hợp song phương giữa vai trò chủ đạo của GV trong định hướng HS học tập và vai trò chủ động của HS trong tiếp nhận kiến thức.

2.2.1. Học thơ Tố Hữu để làm sáng tỏ sự giàu và đẹp của Tiếng Việt

Tiếng Việt của chúng ta vốn rất giàu và đẹp. Khi nó được trau chuốt bởi bàn tay của người nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ tài ba thì lại càng giàu đẹp hơn. Vì vậy, thông qua văn bản văn học, bằng cách tìm những từ ngữ đóng vai trò “nhãn tự”, phân tích, bình giảng để làm cho HS thấy được cái phong phú, tinh tế của Tiếng Việt. Dạy văn học, ngoài việc làm cho HS rung cảm

với bài văn, còn phải làm thế nào để nâng cao trình độ thẩm mĩ về Tiếng Việt cho HS. Dạy học thơ Tố Hữu cũng vậy, từ việc khai thác hệ thống ngôn ngữ, GV làm cho HS cảm nhận được vẻ đẹp lấp lánh của hệ thống câu chữ kết dệt nên TPVH.

2.2.1.1.Tiếng Việt giàu và đẹp được thể hiện ở việc sử dụng các đại từ nhân xưng một cách độc đáo trong thơ Tố Hữu

Tố Hữu thường hay sử dụng các đại từ nhân xưng như: tôi, ta, mình, con, anh, Người,...Đó vốn là những từ ngữ rất bình thường, giản dị nhưng khi đi vào thơ ông chúng lại thể hiện một sự độc đáo làm nên cái hay, vẻ đẹp cho thơ ông.

Ta thường bắt gặp đại từ nhân xưng mình- ta trong đối đáp giao duyên của đôi lứa ở ca dao dân ca, và chúng thường được dùng ở ngôi thứ nhất hoặc thứ hai:

Mình ơi ta hỏi thật mình

Còn không hay đã chung tình với ai?

(Ca dao)

Trong câu ca dao trên, ta được dùng ở ngôi thứ nhất- chỉ người hỏi,

mình được dùng ở ngôi thứ hai- chỉ người được hỏi. Như vậy là có sự phân biệt ngôi thứ rõ ràng.

Nhưng ở hai câu thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu: Mình đi, mình có nhớ mình. Mình đi, mình lại nhớ mình.

Thì ba từ mình đó không chỉ ở một ngôi duy nhất, cố định như câu ca dao nữa mà đã có sự biến hóa linh hoạt, tài tình. Bởi đại từ mình vừa chỉ ngôi thứ nhất vừa chỉ ngôi thứ hai. Trong bài thơ, đại từ mình chủ yếu được dùng ở ngôi thứ hai, có lúc chuyển sang ngôi thứ nhất; đại từ ta là ngôi thứ nhất, trong bài có khi chỉ chung.

Trong câu “ Mình đi, mình có nhớ mình”, là câu hỏi của người ở lại với người ra đi, thì mình thứ nhất và thứ hai ở ngôi thứ hai, mình thứ ba có thể hiểu ở cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai đều được. Chính sự biến hóa của

từ mình mà câu này có thể hiểu theo hai cách. Cách thứ nhất có thể hiểu là: Anh đi anh có nhớ tôi không? Có nhớ người đã đồng cam cộng khổ trong những ngày kháng chiến gian nan? Cách thứ hai có thể hiểu: Anh đi anh có nhớ chính bản thân anh không? Anh đi anh có thể quên tôi, nhưng anh cũng có thể quên chính cả bản thân anh đó! Đấy là một lời nhắc nhở chân tình hãy giữ mình, một lời nhắc nhở truyền thống đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc mà mỗi con người cần gìn giữ, tu dưỡng dù ở bất kì trong hoàn cảnh nào, bởi lúc này hoàn cảnh đã đổi thay; anh có giữ được phẩm chất đã được tôi luyện bồi dưỡng trong kháng chiến hay không, mà truyền thống đó trong cuộc sống chiến đấu tiếp theo của dân tộc và cả mãi mãi sau này nữa vẫn luôn rất cần đến nó.

Và không phụ lòng người bạn đã từng gắn bó thân thiết bao nhiêu năm qua, người đi đã làm yên tâm vững lòng người ở bằng câu trả lời:

Mình đi mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…

Cũng là ba từ mình trong một câu, nhưng mình thứ nhất và thứ hai bây giờ lại chuyển sang ngôi thứ nhất và mình thứ ba ở ngôi thứ hai hoặc cũng có thể hiểu ở cả ngôi thứ nhất. Cũng như câu thơ vừa phân tích trên, câu này cũng có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất: tôi đi, nhất thiết tôi sẽ rất nhớ anh, tôi luôn luôn nhớ tới anh, không bao giờ quên những tháng ngày chúng ta cùng chia sẻ bao đắng cay ngọt bùi, bao gian khổ ở vùng rừng núi chiến khu. Và cách hiểu thứ hai: Anh cứ vững tâm, hãy tin tưởng tuyệt đối ở tôi, lòng tôi trước sau như một, tôi đi sẽ luôn nhớ về anh, nhớ về bản thân tôi, luôn giữ vững phẩm chất và khí tiết của một người cách mạng.

Cách sử dụng mình- ta, ngoài việc tạo ra sự độc đáo trong cách hiểu, Tố Hữu còn tạo ra sự độc đáo trong vị trí của nó. Trong cảnh chia tay, trong lời người ở lại thì mình ở đầu câu và ta ở cuối câu, luôn nhìn về nhau, hợp với tâm trạng lưu luyến nhớ thương của người ở lại:

Còn trong lời người về, vì an ủi vỗ về làm vững lòng người ở lại nên

mình- ta lại luôn có nhau, cùng sánh bên nhau: Ta với mình, mình với ta

Ta về, mình có nhớ ta

Mình- ta tuy được sử dụng lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong bài thơ nhưng ở mỗi câu thơ, mỗi vị trí mỗi từ lại phát huy một tác dụng riêng và có ý nghĩa riêng tạo được tính đa nghĩa của câu chữ, làm mgười đọc cảm thấy thú vị ở cách dùng từ biến hóa linh hoạt của tác giả.

Cũng trong bài Việt Bắc, để gọi Bác Hồ, chỉ trong có bốn câu thơ mà tác giả đã sử dụng đến ba đại từ nhân xưng khác nhau:

Mình về với Bác đường xuôi

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Tác giả đã sử dụng nghĩa biểu cảm của các đại từ nhân xưng: Bác, Người, Ông Cụ một cách rất khéo léo, phù hợp với tấm lòng, tình cảm yêu thương, tôn kính của nhân dân Việt Bắc đối với Bác Hồ. Bác là cách xưng hô trong gia đình theo thứ bậc, vai vế thể hiện sự kính trọng nhưng lại rất gần gũi, thân mật như ruột thịt. Người là cách nói vừa trang trọng vừa thành kính, thiêng liêng phù hợp với cách gọi lãnh tụ. Ông Cụ là cách gọi dân dã mộc mạc thể hiện sự kính trong như cách gọi truyền thống khi xưng hô với một người có tuổi.

Chỉ mới phân tích cách sử dụng đại từ nhân xưng trong thơ Tố Hữu thôi, chúng ta đã thấy được sự phong phú, đa nghĩa của Tiếng Việt, thấy được cái hay cái đẹp mà Tiếng Việt chất chứa.

2.2.1.2. Tiếng Việt giàu và đẹp thêm lên qua việc sử dụng các tính từ trong thơ Tố Hữu

Chúng ta có thể chứng minh điều này bằng một đoạn thơ ngắn miêu tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong bài Việt Bắc:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai, tiếng hát ân tình thủy chung…

Nỗi nhớ Việt Bắc của người về xuôi đã được cụ thể hóa bằng những từ ngữ, hình ảnh thơ rất đẹp. Chính những tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ tươi, trắng, vàng trong đoạn thơ kết hợp khéo léo với những từ ngữ khác đã góp phần đắc lực tạo nên vẻ đẹp long lanh, rực rỡ của bức tranh bốn mùa này. Một nét đẹp giản dị, trong sáng được pha trộn bởi các gam màu sắc nóng- lạnh đối lập và gam màu trung tính đã đem đến cho người đọc sự ấm áp lan tỏa từ trong cảnh vật, sự vui vẻ trẻ trung, tươi sáng trong tâm hồn. Đó là: màu xanh của lá cây, màu đỏ tươi của hoa rừng, màu sáng lóa của ánh nắng, ánh dao, màu trắng dịu dàng của hoa mơ, màu vàng của rừng phách, màu sáng dịu mát của trăng thu. Tất cả kết hợp lại làm nên một vẻ đẹp, một sắc thái rất riêng gợi lên ở người đọc những rung động trước một khung cảnh vừa hùng vĩ nên thơ, vừa mênh mông man mác nhưng cũng lại vừa ấm áp lạ thường.

Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy Tố Hữu là người rất xuất sắc trong việc vận dụng từ ngữ Tiếng Việt trong sáng tác, tạo nên nét riêng, nét độc đáo cho thơ ông. Tiếng Việt giàu và đẹp như vậy, nếu như trong dạy học TPVH, chúng ta không hướng dẫn HS khai thác đến nơi đến chốn những từ ngữ quan trọng, chứa đựng tâm tư tình cảm, chứa đựng ý đồ nghệ thuật của tác giả là một thiếu sót.

2.2.2. Qua thơ Tố Hữu ở THPT giúp HS thấy được thế mạnh của các biện pháp tu từ Tiếng Việt

2.2.2.1. Điệp từ: Là biện pháp tu từ lặp lại nhiều lần một từ ngữ nào đó nhằm phục vụ cho một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Trong thơ Tố Hữu, điệp từ được sử dụng rất nhiều, rất thường xuyên. Đọc thơ ông, chúng ta thấy hầu như ở bài nào cũng ít nhiều sử dụng điệp từ, điệp ngữ, có khi là lặp lại cả câu (Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh/ Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!).

Trong bài thơ Việt Bắc, tác giả đã sử dụng điệp từ nhớ với một mật độ dày đặc. Từ nhớ được lặp đi lặp lại rất nhiều lần (34 lần trong đoạn trích) mà người đọc không cảm thấy nhàm chán, trùng lặp, dư thừa một chút nào. Trái lại bằng hệ thống điệp từ nhớ xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ lại tạo cho người đọc một sự cảm hứng, liên tưởng, một sự cuốn hút đến kì lạ, đắm say. Bởi nhớ ở đây diễn tả nhiều sắc thái, mức độ và cung bậc tình cảm: nhớ thương da diết, nhớ thường trực, nhớ tràn ngập, nhớ day dứt khôn nguôi. Nhớ đã ăn sâu vào tiềm thức người về và người ở lại. Nhớ

trong Việt Bắc vừa cụ thể, vừa bao quát; vừa gần gũi, thiết tha, vừa thiêng liêng mà không hề bi lụy. Cái nhớ đa dạng, mênh mông, tươi tắn, mới mẻ mà ngọt ngào đằm thắm, vừa như nhắc nhở, vừa như hối thúc cảnh tỉnh: - Mình về mình có nhớ ta.

- Mình đi, mình có nhớ mình. - Mình đi, mình lại nhớ mình. - Nhớ từng bản khói cùng sương. - Nhớ từng rặng nứa bờ tre. - Nhớ người mẹ nắng cháy lưng - Nhớ cô em gái hái măng một mình. - Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. - Nhớ hoa cùng người.

- v...v

Đặt trong chỉnh thể bài thơ, nhớ trở thành trục chính của cuộc đối đáp tâm tình giữa người về và người ở. Nhớ thể hiện nỗi nhức nhối trong lời ướm hỏi của người ở lại. Khi được giải đáp nhớ, thì nhớ lại thể hiện nhiều sắc thái, cung bậc. Chính vì lẽ đó mà nhớ trong Việt Bắc không chỉ đơn thuần là nỗi nhớ nhung da diết khi phải chia ly , không còn là nhớ

trong đời thường hay trong ca dao nữa mà là ở tầm khái quát. Nhớ đã trở thành quan niệm sống, trở thành truyền thống đạo lí dân tộc “uống nước nhớ nguồn”.

Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Từ ấy, GV có thể yêu cầu các em khai thác giá trị của các điệp từ trong đoạn thơ sau:

Tôi đã con của vạn nhà em của vạn kiếp phôi pha anh của vạn đầu em nhỏ…

Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu, một loạt từ ngữ như vậy (là, của, vạn) đã tạo ra một hiệu quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía mọi người, phía trăm nơi, phía

bao hồn khổ, tha thiết được trở thành thành viên ruột thịt của cái đại gia đình to lớn ấy.

Rồi trường hợp điệp từ hỡi trong bài Mẹ Tơm: - Tôi lại về đây, hỡi các anh

Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành! - Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm.

Hỡi là lời hô tiếng gọi, tác giả dùng để gọi mẹ Tơm- một người mẹ nghèo khổ ở vùng Hanh Cát, Hanh Cù của làng quê ven biển Hậu Lộc- Thanh Hóa, người đã cưu mang nuôi giấu ông cùng các cán bộ cách mạng khác

khi mới vượt ngục ra năm 1942. Tác giả còn dùng hỡi để gọi tên cây, tên đồi cát, tên cảnh vật thiên nhiên đặc trưng nơi đây đã in dấu ấn sâu đậm trong lòng nhà thơ. Hỡi được dùng nhiều lần trong bài thơ (5 lần ) thể hiện tiếng gọi yêu thương, tha thiết trìu mến cho bõ những ngày xa cách nhớ thương đăm đắm, khôn nguôi về một bà mẹ cách mạng, về một vùng quê cách mạng trong những năm kháng chiến gian khổ nhưng đầy sự che chở, yêu thương, nghĩa tình.

2.2.2.2. Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nó là một biện pháp tu từ phổ biến trong thơ, Tố Hữu cũng rất hay sử dụng lối nói ẩn dụ, ẩn dụ trong thơ Tố Hữu thường mang tính biểu tượng. Chẳng hạn ở bài thơ Từ ấy là các hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim để chỉ chân lí cách mạng, lí tưởng của Đảng. Tác giả khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Nguồn sáng ấy là mặt trời và là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí- đó là một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Nếu mặt trời của vũ trụ, của đời thường tỏa ánh sáng, hơi ấm, sức sống cho vạn vật và loài người thì Đảng, cách mạng cũng là nguồn sáng diệu kì tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, dẫn dắt soi đường và báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.

Những hình ảnh ẩn dụ đó làm cho câu thơ bay bổng, đậm chất lãng mạn. Nhà thơ diễn tả niềm vui sướng hạnh phúc tột độ trong trái tim một thanh niên khi gặp gỡ lí tưởng, tìm thấy lẽ sống của cuộc đời. Đó là ánh sáng chói chang mùa hạ, màu xanh căng đầy nhựa sống của một vườn hoa lá tốt tươi tỏa hương thơm ngát rộn tiếng chim ca. Lí tưởng cộng sản, mặt trời chân lí không những sưởi ấm, soi sáng tâm hồn mà còn truyền nhựa sống vào trái tim người trai trẻ. Có thể nói những hình ảnh ẩn dụ trên là

một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Và trong nhiều bài thơ khác, Tố Hữu cũng đã sử dụng biện pháp ẩn dụ một cách thành công.

2.2.2.3. Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Biện pháp tu từ này trong thơ Tố Hữu không nhiều, nhưng mỗi hình ảnh hoán dụ mà tác giả sử dụng lại rất đặc sắc, ấn tượng. Chẳng hạn ở bài Việt bắc có hình ảnh áo chàm (Áo

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w