Kiểm tra, đánh giá và gợi ý bài tập

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 113 - 119)

II. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ

2.5.Kiểm tra, đánh giá và gợi ý bài tập

1. Hướng dẫn HS đọc bài thơ

2.5.Kiểm tra, đánh giá và gợi ý bài tập

2.5.1 Kiểm tra, đánh giá: GV có thể cho HS viết một đoạn văn trình bày nhận thức của bản thân về lí tưởng. (Lí tưởng của em hiện nay là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng đó?)

GV có thể dành khoảng 5 phút để HS trao đổi về vấn đề này. Về nhà, HS trình bày vấn đề này thành một đoạn văn, giờ học sau GV thu bài và

chấm để đánh giá kết quả tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tế vấn đề của HS.

2.5.2. Gợi ý HS giải bài tập:

* Bài tập 1: Trong ba khổ thơ của bài Từ ấy, chọn một khổ mà anh (chị) cho là hay nhất. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của mình về khổ thơ ấy.

- HS có thể viết đoạn văn theo hướng tự do, nêu cảm nghĩ về bất cứ một đoạn thơ nào mà các em thích.

- Hoặc GV có thể định hướng cho HS: khổ thơ 1 vẫn được cho là hay nhất.

*

Bài tập 2 : Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố

Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại…”

GV có thể gợi ý cho HS: Bài thơ Từ ấy có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu. Đó là hai yếu tố làm ra anh: thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu,…), tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, tương lai tươi sáng của đất nước,…). HS dựa vào phần phân tích bài Từ ấy để làm sáng tỏ ý giải thích.

* GV dặn dò HS về nhà hoàn thành các bài tập trên và chuẩn bị bài mới.

KẾT LUẬN

Tích hợp trong dạy học không phải chỉ là vấn đề biện pháp sư phạm mà còn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng rộng lớn hơn thuộc phẩm chất tư duy và phương pháp luận nhận thức của con người trong thời đại nhất thể hóa và toàn cầu hóa. Dạy học tích hợp trong các môn học là góp phần hình thành kiểu con người tư duy mới ngày nay.

Khoa học hiện đại vừa phân hóa cao vừa tích hợp chặt chẽ. Phân hóa cao để nghiên cứu chuyên sâu, tích hợp chặt chẽ để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn. Đáp ứng yêu cầu đó, đề tài của chúng tôi là sự cụ thể hóa và thể hiện tập trung của tư tưởng tích hợp và xuyên môn của khoa học phương pháp trong dạy học văn ở trường THPT. Tức là đi vào giải quyết mối liên hệ biện chứng, sự phối hợp đồng bộ giữa các tri thức khoa học cơ bản và chuyên ngành (Lí luận văn học về thể loại thơ trữ tình, lịch sử văn học- văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn cách mạng 1930-1945), tác giả và tác phẩm cụ thể (Những tác phẩm của Tố Hữu được học ở nhà trường THPT như: Từ ấy, Việt Bắc, Nhớ đồng,…); đồng thời phối hợp các kĩ năng của khoa học nghiệp vụ cũng như khoa học về ngôn ngữ như: đọc- hiểu, phân tích, cắt nghĩa và bình giá TPVH để giúp HS tiếp cận và chiếm lĩnh chiều sâu tác phẩm.

1. Luận văn đã khảo sát và phân tích thực trạng của hướng dạy học cũ- dạy học tách rời, độc lập các phân môn, bộ môn. Trên cơ sở đó, luận văn đã chỉ ra được những tồn tại chủ yếu của hướng dạy học cũ hạn chế đến hiệu quả giờ dạy học văn.

2. Từ việc khảo sát và phân tích những tồn tại, hạn chế của hướng dạy học tách rời trong chương I, luận văn mạnh dạn đưa ra những nguyên tắc và biện pháp của hướng dạy học mới- dạy học theo hướng tích hợp để nhằm đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy- học văn :

-Dạy học văn nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng theo hướng tích hợp là phối hợp đồng bộ quá trình học tập của các môn học, tìm ra điểm đồng tâm, đồng qui giữa các phân môn thuộc bộ môn Ngữ văn, qua đó mà hình thành những kĩ năng sử dụng chung cho cả ba phân môn: Văn, Tiếng Việt, Làm văn- đấy là kĩ năng xuyên môn.

- Dạy học theo hướng tích hợp, giúp HS biết cách chọn lọc và vận dụng tri thức kĩ năng của ba phân môn vào tình huống có nghĩa: Xác định được mức độ quan trọng của các đơn vị kiến thức (kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến thức quan trọng, kiến thức ít quan trọng hơn). Xác định các năng lực cơ bản cần hình thành và rèn luyện cho HS (nhận biết, giải quyết vấn đề, xác định những kết luận đúng, đánh giá các hiện tượng văn học,…). Đặt ra mục tiêu tích hợp của bài học mà HS cần đạt.

- Dạy học theo hướng tích hợp vận dụng những phương pháp dạy học mới, tích cực một cách phong phú, linh hoạt, mềm dẻo nhằm tác động đến tư duy HS giúp HS có khả năng khái quát, hệ thống vấn đề. Hướng dạy học tích hợp, tích cực cùng với phương pháp mới sẽ thay thế cho cách dạy học cũ lâu nay, GV lên lớp là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng để giúp HS phát huy vai trò chủ thể nhận thức, tích cực hoạt động, tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức và chủ động sáng tạo.

- Dạy học theo hướng tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trường hiện đại, tránh được tình trạng trùng lặp, dư thừa kiến thức, tiết kiệm thời gian trong đào tạo, thanh lọc được những điểm chưa hợp lí của chương trình ở phổ thông hiện nay nhằm đem lại hiệu quả cao cho Giáo dục- Đào tạo.

- Dạy học theo hướng tích hợp là hướng dạy học phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay, phù hợp với yêu cầu rèn luyện tư duy sáng tạo và tư duy tổng hợp cho HS- thế hệ trẻ học đường. Bởi đấy là những yêu cầu vô cùng quan trọng và cần thiết, là một đòi hỏi bức bách đối với mọi nhà trường ngày nay.

3. Để thực hiện tốt việc dạy học một TPVH theo hướng tích hợp, yêu cầu đặt ra cho cả GV và HS ở mức độ cao hơn, khó hơn so với hướng dạy học cũ lâu nay. GV và HS phải thực sự cố gắng, nỗ lực trong việc tìm tòi, nghiên cứu SGK, SGV, Sách bài tập và các tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề tích hợp, liên quan đến bài học. Học TPVH theo hướng tích hợp, HS không những tập trung khai thác chất văn chương, nắm bắt những kiến thức trong tác phẩm mà còn phải biết liên hệ, gắn kết với những vấn đề khác có liên quan đến tác phẩm để góp phần làm tăng thêm giá trị của tác phẩm như: kiến thức về Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học, các ngành nghệ thuật khác,…Từ đó để HS có tri thức chuyên sâu về một bộ môn, đồng thời có tri thức tổng hợp về nhiều bộ môn.

4. Đề tài: Dạy học thơ Tố Hữu ở nhà trường THPT theo hướng

tích hợp của chúng tôi xuất phát từ đòi hỏi tự thân của môn văn trong nhà

trường với người giáo viên dạy văn khi đi tìm lời giải đáp cho những băn khoăn, vướng mắc về cách dạy học một TPVH theo hướng đi mới- hướng tích hợp- như thế nào cho hợp lí và có kết quả như mong muốn. Luận văn của chúng tôi là kết quả của sự cố gắng, của những suy nghĩ, tìm tòi để vận dụng lí luận dạy học mới theo hướng tích hợp vào thực tế dạy học một tác gia, một TPVH cụ thể với những quy luật vận động riêng của văn học nhà trường, vì thế luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, mỗi GV có một con đường, cách thức riêng để tiếp nhận và hướng dẫn, định hướng tiếp nhận cho HS đối với mỗi tác phẩm cụ thể. Vì vậy, có thể coi đề tài của chúng tôi như một tài liệu tham khảo cần thiết, thiết thực cho HS, sinh viên, cho thực tế dạy học đối với người GV Ngữ văn ở nhà trường THPT.

5. Để góp phần nâng cao hiệu quả cho giờ dạy học văn theo hướng tích hợp, luận văn xin đưa ra một vài kiến nghị sau:

- Tổ chức được nhiều đợt tập huấn, học chuyên đề về SGK mới và dạy học văn, Ngữ văn theo hướng tích hợp cho các GV phổ thông, nhất là GV THPT.

- Cần có thêm nhiều sách tham khảo, các tài liệu hướng dẫn về vấn đề dạy học theo hướng tích hợp để hỗ trợ GV trong giảng dạy và HS trong học tập.

- Các nhà trường phổ thông nói chung và các nhà trường THPT nói riêng cần bổ sung thêm nhiều tài liệu cần thiết về dạy học theo hướng tích hợp cho GV và HS tham khảo.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dạy- học theo hướng tích hợp của GV và HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Luận văn là kết quả tập dượt nghiên cứu một vấn đề khoa học. Tuy có ý thức ham học hỏi, có sự cố gắng và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, nhưng khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả có hạn. Vì vậy, luận văn của chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót nhất định và chắc chắn sẽ còn có vấn đề chưa được lí giải thỏa đáng. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô; sự đóng góp ý kiến chân thành của đồng nghiệp, bạn bè để luận văn hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 113 - 119)