Tác phẩm trữ tình của Tố Hữu hàm chứa những khả năng cho phép dạy học theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 41 - 69)

Thơ trữ tình của Tố hữu lâu nay vẫn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa học thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau của ngành Văn học làm cho thơ ông có một sức sống mãnh liệt, trường tồn. Để thực hiện quan điểm tích hợp vào trong giảng dạy, chúng tôi nhận thấy thơ Tố Hữu chứa đựng rất nhiều yếu tố cho phép dạy học theo hướng tích hợp.

1.3.1. Bản thân tác phẩm trữ tình đã chứa đựng nội dung tích hợp

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe các nhà nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học hay có những nhận xét như: thơ phát triển thế này, văn xuôi phát triển thế kia, kịch thời kì này mới ra đời hoặc kí thời kì này mới

bắt đầu phát triển,v...v. Khi đã gọi đích danh như vậy cũng đồng nghĩa với việc người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề loại thể trong văn học.

Cho đến nay, vấn đề phân chia loại thể văn học không có gì mới mẻ, có chăng là vấn đề ứng dụng nó trong nghiên cứu phê bình hay trong giảng dạy văn học. Những thập kỷ gần đây, chúng ta đã có nhiều công trình nghiên cứu phê bình và giảng dạy văn học theo loại thể, tiêu biểu như: “Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể”- NXBGD, 1971 của tập thể tác giả; những công trình nghiên cứu về Văn học dân gian của các tác giả Hoàng Tiến Tựu và Đỗ Bình Trị; gần đây là “Phương pháp dạy học TPVC theo loại thể”- NXB Đại học Sư phạm, sách tái bản năm 2003 của TS. Nguyễn Viết Chữ.

Từ trước tới nay, dạy học một tác phẩm văn chương nào, tự sự hay trữ tình, kịch hay kí và dù dạy theo hướng cũ hay cách mới, chúng ta cũng đều quan tâm đến vấn đề loại thể. Trước khi đi vào tìm hiểu những biểu hiện của tính tích hợp ở thể loại thơ trữ tình, chúng ta cần khẳng định tích hợp có trong tác phẩm nói chung là điều tất yếu. Bất kì một tác phẩm nào thuộc thể loại tự sự, trữ tình hay kịch, kí... cũng đều là một chỉnh thể tích hợp nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Chất liệu ngôn ngữ phong phú, điêu luyện làm sống dậy những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối...Những hình ảnh, những câu thơ được chọn lọc kĩ càng giúp bạn đọc thấy được cả bức tranh về một thời kì lịch sử, về con người, về tác giả. Giá trị tác phẩm còn được thể hiện ở sự kết hợp hài hoà giữa hình thức và nội dung, giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện, giữa phần nổi và phần chìm trong văn bản, giữa cụ thể và khái quát,v...v.

Tác phẩm trữ tình cũng là một chỉnh thể tích hợp của nhiều yếu tố, nhiều phương diện. Nó được thể hiện đậm nét ở những khía cạnh: Tác phẩm thơ trữ tình thuộc thể loại tác phẩm trữ tình, tác phẩm trữ tình lại có nhiều thể nhỏ như trữ tình dân gian (Ca dao, Vè, Câu đố), Trữ tình cổ trung

đại (cáo, phú, thơ Đường luật Hán và Nôm), Trữ tình hiện đại (thơ mới, thơ cách mạng, thơ kháng chiến…).

Tuy phong phú, đa dạng như vậy nhưng tác phẩm trữ tình xét ở một góc độ nào đó vẫn mang những dấu hiệu chung cho các loại nêu trên. Và tiêu biểu nhất cho thể loại trữ tình là thơ trữ tình.

Đã là thơ trữ tình thì sinh mệnh của nó là âm điệu. “Nó ra đời trong những hoàn cảnh đặc biệt- Sự giao cảm linh diệu giữa số phận con người và tự nhiên, xã hội vào phút giây có sự thăng hoa của ý thức và vô thức thích hợp với năng khiếu nghệ sĩ. Sự thăng hoa ấy đến mức bản thân người nghệ sĩ đích thực cũng không làm chủ nổi. Nhiều nghệ sĩ đã thú nhận: “Nếu không viết ra được tôi sẽ phát điên lên mất”(Byron). “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”(Lê Quý Đôn). “ Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn”(Xuân Diệu). Chưa ở đâu giữa nội dung và nghệ thuật có mối quan hệ máu thịt như ở trong thơ trữ tình” [03,134].

Dạy học thơ trữ tình theo hướng tích hợp, chúng ta cũng cần nắm vững khái niệm về thơ, đặc trưng của thơ. Bởi các yếu tố đó sẽ giúp chúng ta thực hiện việc dạy học thơ theo hướng tích hợp một cách phù hợp, sát thực hơn.

Có thể hiểu: Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường. Đó chính là đặc trưng chủ yếu của thơ.

Thơ không phải là hình thức. Thơ là nghệ thuật nghĩa là cả nội dung cả hình thức, là nội dung thống nhất với hình thức. Thơ là ý lớn, tình sâu trong lời hay tiếng đẹp. Ở thơ thể hiện một cách tập trung nhất, rõ rệt nhất đặc trưng và sức mạnh của văn học như là một nghệ thuật ngôn từ. Chính

từ đó mà sinh ra nghĩa rộng của từ “thơ”. Thơ tượng trưng cho những gì đẹp đẽ, tinh tuý, lí tưởng trong cuộc sống và những gì cao quý, đằm thắm, thiết tha nhất trong lòng người.

Ở nhiều nước, nhiều thời đại , khái niệm thơ ( poésie) bao gồm tất cả hàm nghĩa của khái niệm mà ta gọi là văn học. Aritxtôt bàn về văn học mà gọi tác phẩm của mình là “Thi học”, “Nghệ thuật thơ ca”. Boa-lô, nhà phê bình Pháp- thế kỷ XVII hay Bi-ê-lin-Xki, nhà phê bình Nga- thế kỷ XIX cũng dùng khái niệm thơ với hàm nghĩa rộng như vậy trong các tác phẩm lí luận, phê bình của mình.

Thơ cũng là văn học, tức là nghệ thuật ngôn ngữ. Cho nên thơ cũng mang đặc trưng chung của văn học là tính hình tượng hình thành trong ngôn ngữ. Về mặt đó, một bài thơ là một TPVH. Chúng ta cảm thụ, lĩnh hội, phân tích, giảng dạy một bài thơ (dù là theo hướng cũ hay mới, hướng kết hợp hay tích hợp) cũng tuân theo mọi quy luật, mọi phép tắc đối với một TPVH mà nguyên tắc lớn nhất là nguyên tắc về sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, giữa nghệ thuật và tư tưởng. Hình tượng thơ cũng sinh ra từ chất liệu cuộc sống, tâm tư của nhà thơ và do ngôn ngữ dệt thành qua một kết cấu nhất định trong một loại thể nhất định. Đặc biệt về loại hình, thơ có thể tự sự, có thể trữ tình và cũng có thể là kịch.

Chính vì TPVH nói chung, thơ nói riêng có phương tiện là ngôn từ cho nên việc phân tích, khám phá ngôn từ để làm toát lên chất văn, chất thơ, toát lên ý nghĩa sâu xa của tác phẩm là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện dạy học theo hướng tích hợp. Điều cần chú trọng ở thơ là sự cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ trong văn xuôi gần với ngôn ngữ bình thường. Ngôn ngữ thơ so với ngôn ngữ bình thường có một bước nhảy vọt. Ngôn ngữ trong thơ là ngôn ngữ đã được cách điệu hoá. Ngôn ngữ thơ so với ngôn ngữ bình thường, so với văn xuôi có phần khác biệt. Trong lời nói thường, âm thanh, vần luật, nhịp điệu là thuộc tính tự nhiên của ngôn ngữ.

Lời nói của mỗi người không thể không mang hoặc ít hoặc nhiều các yếu tố đó, nhưng mục đích chủ yếu của lời nói là để cho người khác hiểu ý mình, điều quan trọng ở đây là ý nghĩa, nội dung của lời nói. Lời nói khi thành lời thơ phải khác. Ở đây âm thanh, vần luật, nhịp điệu có tầm quan trọng đặc biệt. Ngôn ngữ không chỉ làm chức năng thông báo mà còn thực hiện chức năng truyền cảm nghệ thuật trực tiếp, cao độ. Do đó, không những ý nghĩa của câu thơ nói với người đọc mà từng tiếng, từng lời đến cả âm thanh, vần luật, nhịp điệu đều đồng thời tham gia vào việc diễn tả nội dung, tác động đến lí trí và tình cảm người đọc. Ngôn ngữ thơ là một kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ. Ngôn ngữ có hai phần: ruột của nó là ý nghĩa, vỏ của nó là âm thanh. Thơ tận dụng và phát huy cao độ cả ruột lẫn vỏ của ngôn ngữ vào mục đích nghệ thuật.

Một điều đáng chú ý nữa khi dạy một bài thơ theo hướng tích hợp là phải quan tâm tới lời thơ. Lời thơ bao giờ cũng là sự kết tinh, chắt lọc từ chất liệu cuộc sống, tâm tư con người, có lúc đạt đến mức độ giản dị, trong sáng dường như lời nói thường vậy, nhưng thật ra vẫn không phải là lời nói thường bởi sự kết tinh của nội dung cũng như về cấu tạo ngôn ngữ của thơ. Ngôn ngữ thơ trong phần lớn các bài thơ, tập thơ Tố Hữu là một minh chứng. Ngôn ngữ thơ ông rất giản dị đời thường, không cầu kì trau chuốt nhưng lại có sức truyền cảm lớn, thấm sâu vào lòng người. Chẳng hạn những câu thơ:

- Anh vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế. - Đêm nay trên sân Bập bùng ngọn lửa Mé kể nguồn cơn

Chuyện nhà chuyện cửa.

- Mấy hôm nay, như đứa nhớ nhà Ta vẩn vơ hoài, rạo rực, vào ra.

Nhờ có cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ thơ được cách điệu hoá trong một hệ thống âm thanh, vần luật, nhịp điệu, khác với ngôn ngữ bình thường, khác với văn xuôi nên thơ có một tác dụng truyền cảm riêng, một sức mạnh riêng. Trước hết nhờ cấu tạo đặc biệt đó, thơ có thể nói được những điều hết sức lắng đọng, kết tinh mà nhiều khi văn xuôi không nói được. Ưu thế của thơ trước hết ở chỗ này. Có những ý nói ra bằng văn xuôi thì dường như vô nghĩa nhưng trong lời thơ nó lại có sức khêu gợi rất lớn . Ví dụ:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều.

(Đất nước- Nguyễn Đình Thi)

Chỉ hai câu thơ nhưng chứa đựng nhiều hình ảnh. Nếu diễn tả những hình ảnh đó bằng văn xuôi thì rất khó, hoặc nếu viết bằng văn xuôi thì lời văn phải tãi ra mới khỏi trở thành khó hiểu. Nhưng trong lời thơ, hai câu trên lại có sức khêu gợi rất lớn. Nó diễn tả một cách cô đọng, tập trung tình cảnh làng xóm, quê hương bị giặc chiếm đóng. Hình ảnh “ cánh đồng quê chảy máu” khêu gợi trong tâm tư người đọc nhiều mối liên tưởng khác nhau: cảnh những trận càn của giặc trên đồng lúa, cảnh giặc đuổi người, bắn người trên cánh đồng, cảnh những vụ gặt giành từ tay giặc từng bông lúa và mỗi hạt thóc đều thấm máu nhân dân, cảnh những người du kích đổ máu để bảo vệ đồng ruộng, xóm làng,v...v Với phép nhân hoá đơn sơ, nhà thơ đã diễn tả được tình cảnh đau thương, tinh thần anh dũng của đồng bào ta trong chiến đấu. Sức khêu gợi của câu thơ sau càng lớn hơn nữa. Nếu là một câu thơ tả cảnh trong một bài văn xuôi nào đó thì câu thơ trên hết sức khó hiểu. Nhưng trong lời thơ, hình ảnh "Dây thép gai đâm nát trời chiều" gợi lên ách chiếm đóng nặng nề của giặc. Qua lời thơ tưởng chừng như làng xóm, đồng quê không còn cửa nhà, cây cối, chỉ có dây thép gai của giặc bao trùm lên tất cả, in cả lên nền trời như làm rách nát cả bầu trời làm cho bầu trời cũng ứa máu. Hình ảnh thơ gợi bao đau đớn. Và trong tương

quan ngôn ngữ đó, hai tiếng "trời chiều" không gợi lên sự êm ả, bình yên mà gợi lên màu máu đỏ, sự tang tóc đau thương. Hai câu thơ trên tả cảnh để ngụ tình và nó còn mang một sức nặng tố cáo đanh thép tội ác tày trời của bọn giặc xâm lược.

Cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ thơ còn tạo nên một đặc tính nữa là sự hoà hợp nhịp nhàng, tức là tạo nên nhịp điệu của lời thơ. Các yếu tố âm thanh, vần luật, tiết tấu, lời thơ tạo nên nhạc điệu đó. Ngôn ngữ thơ thường là ngôn ngữ vừa lắng đọng lại vừa ngân vang , nghĩa là nó vừa có hình, vừa có nhạc.

Ví dụ: Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng

Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn...

(Em ơi Ba Lan- Tố Hữu)

Đó là đoạn thơ mở đầu cho bài thơ ca ngợi đất nước Ba Lan anh em. Lời thơ gợi lên tình cảm yêu thương, trìu mến giữa nhà thơ với đất nước bạn bè mới gặp gỡ lần đầu mà đã yêu thân và hiểu biết tựa hồ như quê hương của mình vậy.

Bốn câu thơ gợi nên không khí sáng tươi, ấm áp, thanh thản, mênh mông của mùa xuân trên một đất nước Châu Âu. Đoạn thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc, đó là nhạc của những âm, những thanh, những vần, những nhịp như ngân nga, hoà điệu cùng nhau, nâng cao hình tượng mùa xuân trên đôi cánh nhạc. Những câu thơ bay bổng, thanh thoát, nhẹ nhàng vì phần lớn các âm đều có thanh bằng (Em ơi, Ba Lan, mùa , tan,...) hoặc thanh trắc cao (tuyết, trắng, nắng, tiếng). Chỉ có bốn thanh trắc thấp (bạch, vọng, giọng, giọng) thì ba thanh hoà vận cùng nhau vang lên như mấy tiếng nhạc trầm giữa một giai điệu chung. Nhạc điệu du dương, ngân nga của đoạn thơ nảy sinh ra do một yếu tố quan trọng nữa là sự hiệp vần của các tiếng trong từng câu hoặc giữa các câu. Đoạn thơ có dáng dấp của thể thơ

thất ngôn tứ tuyệt. Theo lệ, chỉ cần ba vần hiệp với nhau ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4 (lan, tràn, đàn), thậm chí chỉ cần hai vần ở câu 2 và câu 4 cũng đủ. Nhưng Tố Hữu là nhà thơ rất giàu vần và dùng vần một cách rất rộng rãi. Ngoài các vần bắt buộc nói trên, nhà thơ còn gieo một loạt vần khác nữa trong từng câu hoặc giữa các câu (lan- tan- tràn; đường- dương- sương; trắng- nắng). Nhạc của đoạn thơ còn sinh ra từ sự phối hợp của các nguyên âm, đặc biệt là nguyên âm "a". Ở câu thơ đầu và các phụ âm đặc biệt là phụ âm "t", "tr".

Về nhịp điệu (tiết tấu), đoạn thơ trên cũng có những sự phá cách theo tinh thần sáng tạo. Các câu thơ 1, 3, 4 đi theo nhịp bình thường của thơ thất ngôn (2/2/3):

Em ơi/ Ba Lan/ mùa tuyết tan

Anh đi/ nghe tiếng/ người xưa vọng Một giọng/ thơ ngâm/ một giọng đàn... Nhưng câu thứ 2 lại đổi sang nhịp thơ song thất (3/2/2):

Đường bạch dương/ sương trắng/ nắng tràn

Từ sự phân tích trên, ta thấy hình tượng thơ hình thành trong một cấu tạo ngôn nhữ đặc biệt, được cách điệu hoá, khác ngôn ngữ bình thường. Hình tượng thơ chính là hình tượng ngôn ngữ tổng hợp nhất, tập trung nhất, toàn diện nhất. Cấu tạo ngôn ngữ đó làm cho lời thơ vừa lắng đọng, vừa ngân vang, làm cho hình tượng thơ không chỉ có hình mà còn có nhạc. Hình của thơ do ý nghĩa của ngôn ngữ dựng nên, nhạc của thơ sinh ra từ âm thanh của ngôn ngữ. Hình của thơ lắng đọng, nhạc của thơ ngân vang. Hai yếu tố này quyện lẫn vào nhau, cùng một lúc sinh ra từ tâm hồn nhà thơ khi sáng tác và cũng cùng một lúc tác động đến tâm hồn người đọc khi cảm thụ.

Khi dạy học thơ trữ tình theo hướng tích hợp, chúng ta cũng không thể không quan tâm tới hình ảnh nhân vật trữ tình. Đã nói đến thơ trữ tình, dù loại thơ trữ tình nào cũng có hình ảnh nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ

tình có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch nhưng nhân vật trữ tình được cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, cách cảm nghĩ. Qua những trang thơ ta như gặp một tấm lòng, một tâm hồn, một nhân cách, một phẩm chất con người dễ làm cho ta xúc động. Đó chính là

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp (Trang 41 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w