Biệt li qua nỗi lòng người chinh phô

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 29 - 42)

Lisêvich trong “Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc” đã viết…Đúng như Auđlin L.D đã nhận thấy một cách đúng đắn rằng: “Trong lịch sử Trung Quốc mà chúng ta biết được không có một thời cổ nào lại không tìm thấy được cho mình một khuôn mẫu trong một thời đại xa xưa hơn”. Với nỗi lòng đau đớn khắc khoải sống trong cảnh li biệt với chồng đi chinh chiến nơi xa, hình tượng người chinh phụ đã đi vào văn học như là một chứng nhân cho lịch sử đầy bi thương của Trung Quốc cổ trung đại. Kinh Thi – tập thơ ca đầu tiên của Trung Quốc đã phản ánh rõ điều này.

Chàng đi việc quân Ngày này tháng khác Bao giê sum họp? Gà đã lên cọc Mặt trời đã tắt Dê trâu về hết Chàng đi việc quân

Mong chàng khỏi cơn đói khát.

(Ca dao nước Vương)

Còn đây nữa là hình ảnh người vợ có chồng đi chinh chiến được ca dao nước Vệ miêu tả

Từ ngày chàng bước sang đông Đầu em rối tựa hoa bồng cuộn bay Há không thoa sáp, gội cài?

Tình cảnh “tan đàn xẻ nghé” đáng thương Êy cũng được thơ ca thời Hậu Hán ghi lại :

Thiên hạ năm đại loạn Thành phố thành hoang tàn Mẹ thôi nuôi con nhá

Vợ nay đành bỏ chồng.

ĐÕn thời đại nhà Đường? Vẫn được coi là thời đại thịnh trị bậc nhất của phong kiến Trung Quốc về mọi mặt. Những đóng góp của nhà Đường đối với lịch sử phát triển của dân tộc Trung Hoa là không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng giống như các triều đại phong kiến khác nhà Đường đi từ thịnh đến suy là lẽ không tránh khỏi “Hoạ hề phúc chi sở ý, phúc hề hoạ chi sở phục” những cuộc mở mang bờ cõi và bảo vệ dân tộc diễn ra liên miên gần 300 năm tồn tại của triều đại này, cùng với nó là những cuộc binh biến trong nội bộ phong kiến gần như đã đánh dấu chấm hết cho những ngày tháng tốt đẹp của nhà Đường, đã làm cho nhân dân rơi vào vòng bĩ cực (đặc biệt trong thời kì Trung – Vãn Đường). Thật là: “Một bàn cờ thế phút sa tay”! (Nguyễn Đình Chiểu).

Một điều đặc biệt nữa là trong hơn 2.200 nhà thơ Đường tuyệt đại đa số là nam giới nhưng tiếng nói của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến đựơc các thi nhân thể hiện trong thơ đầy đồng cảm sâu sắc mang lại những nét riêng từ cái nhìn, cách đánh giá thật đặc biệt.

Có nhiều lÝ do khiến người chinh phụ trở thành đề tài thu hút các thi nhân và thơ ca giai đoạn này, họ là nạn nhân gián tiếp nhưng chịu nỗi đau dai dẳng, khủng khiếp của chiến tranh. Vì vậy trong thơ Đường viết về hình ảnh chinh phụ là đề cập đến một tiếng nói mạnh mẽ chống chiến tranh, đồng thời thấy được cả niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, nói chuyện người trong khuê các là lại tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, nói cái dịu dàng, yếu đuối mà lại nói niềm khát khao cháy bỏng - đó là tầng sâu của những bài thơ về người chinh phô trong thơ Đường.

Với thế giới tâm trạng của người chinh phô trong thơ Đường, thời gian nghệ thuật là một phương tiện đắc lực để thể hiện. Đó là hệ thống thời gian đời thường, người phụ nữ với nỗi nhớ chồng da diết, nỗi oán ghét chiến tranh là con người và những tình cảm mang tính xã hội. Bởi vậy, thời gian nghệ thuật diễn tả những nỗi niềm đó thường là thời gian hiện tại ngắn ngủi, Ýt thấy thời gian dài rộng bao la hoặc giả nếu có thì cũng chỉ để khắc sâu thêm, tô đậm thêm thời gian đời thường.Tâm trạng người chinh phụ là nhớ thương, oán giận nên thời gian cũng là thời gian gợi đến cái cắt chia thiếu vắng. Ở đây, thời gian gắn liền với không gian nó không phải là thời gian tuyến tính được đo đếm bằng đồng hồ nữa mà luôn luôn xuất phát từ cái điểm nhìn cô độc mà nhìn ra thế giới. Cho nên thời gian luôn gắn với không gian và với biểu tượng của sự cắt chia, cách trở .

* Nỗi niềm khi “xuân xanh thu tàn”

Triết lí “xuân xanh…”trong quan niệm về quy luật biến hoá của thiên nhiên vũ trụ, của người Phương Đông. Dựa vào đó các nhà thơ Đường bộc lộ mối quan tâm sâu sắc của mình đến tâm trạng của con người trước thiên nhiên.

Sự đời hợp tan, tan hợp, mỗi lần hợp tan là một lần con tim nhói buốt, là một lần để nhìn lại mình. Biết bao bến sông, quán khách, lầu cao… đã chứng kiến những cuộc chia tay không hẹn ngày tái ngộ. Nước vẫn chảy, mây vẫn bay, mùa đi mùa lại đến mà người đi đi mãi. Các thi nhân cảm khái về cuộc đời với nỗi bi thương sâu sắc, niềm vui như gió thoảng qua mà buồn sầu thì dằng dặc vô tận. Tâm trạng Êy là nỗi ám ảnh thường trực trong lòng người chinh phụ có chồng đi ra biên ải, đi về phía “hòn tên mũi đạn” càng làm cho lòng người thêm quặn thắt tái tê bởi ai cũng hiểu “Do lai chinh chiến địa, bất kiến hữu nhân hoàn” (Lý Bạch – “Quan Sơn nguyệt”), một mình đối diện với nỗi cô đơn, lạnh lẽo nơi phòng khuê, khắc

khoải đợi chồng, “ngày qua tháng lại năm không đổi”, trong lòng người chinh phụ nỗi đau cứ nhói buốt lên mỗi độ xuân đi thu về.

Trong ngũ hành, thu thuộc về hành kim nên mang sắc vàng héo hắt. Trong ngũ âm, thu thuộc về cung thương nên tang tóc đau thương. Trong quy luật của đời sống, thu là mùa lá rụng, mùa chim di cư mùa của những li biệt. Âu Dương Tu viết: “sắc thu ảm đạm, khói toả mây bay, khí thu lạnh lẽo buốt xương da, ý thu tiêu điều, sông núi tịch liêu”. Do vậy, thu cũng đồng nhất với mối sầu thiên cổ.

Kim Thánh Thán cho rằng “Thu là khoảng ngưng kì diệu thuận cho tạo vật bừng sắc một lần chót trước khi đi vào héo úa. Các nhà thơ xưa thường chớp lấy cái giây phút an lạc vĩnh hằng này của đất trời để nương gửi cái hài hoà của tâm hồn người”. Mùa thu đã trở thành nguồn thi hứng để thi nhân bộc lộ tình điệu bi thương trước cuộc đời. Trạng thái tàn phai của sự vật làm cho con người dễ cảm nhận sự huyền diệu của thời gian, từ đó dậy lên trong lòng người nỗi nhớ khi thu về: “Thu lai xứ xứ cắt dạ sầu thương”- mùa thu tới đâu cũng cắt dạ sầu thương.

Thu ở Trung Quốc rất lạnh. Đó là sự bắt đầu của cái rét trong giã thu là gió lạnh, gió buốt. Cho nên gió thổi lạnh mà người chinh phụ lại thương chồng ở nơi biên ải:

Phu thú biên cương thiếp tại Ngô Tây phong xuy thiếp, thiếp ưu phu.

(Trần Ngọc Lan “Ký phu”) Gió thổi ở nơi này mà lạnh ở nơi kia. Xuân Diệu từng quan niệm: “mùa thu, người ta vì lạnh mà cần có đôi” người ta cần nhau hơn trong cái lạnh để cảm thấy đời Êm áp hơn, để thấy mình đỡ cô đơn, trống trải. Vậy mà ngàn năm trước, ngọn gió vô tình chỉ đem cái lạnh để người chinh phụ cảm nhận được một cách đau đớn hơn cái phần khuyết thiếu của người. Cái lạnh của thi nhân chuyển thành cái lạnh của lòng người có thời dồn tụ lại thành ngọn lửa nồng Êm: tình yêu thương. Bởi vậy mới có thể nói: ngọn

gió thu làm cháy lên lòng thương yêu trong niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ, đồng thời đặt ra câu hỏi: Vì đâu mà có sự chia li này”?

Giã thu trong câu thơ trên vẫn là ngọn gió vô tình, nhưng với câu thơ này thì đá không thể hững hờ với tâm trạng của người chinh phô.

Thuỳ gia tư phụ thu đảo bạch Nguyệt khổ phong thê châm thử bi.

Gió đã cùng với vầng trăng sầu, tiếng chày ảo não hoà nhịp cùng nỗi lòng người chinh phụ. Nỗi nhớ thương ở đây cũng không giản đơn là thương nhớ mà có cái gì gần nh là tuyệt vọng, mang theo cả một trời tê tái.

Để chạy đua với cái lạnh, chạy đua với thời gian, cùng với tiếng chày đập vải gấp gáp là cả một trời thương nhớ gửi vào đường kim mũi chỉ may áo rét gửi ra biên ải:

Nhất hàng thư tín thiên hàng lệ Hàn đáo quân biên, y đáo vô.

(Trần Ngọc Lan – “Ký phu”)

(Một dòng thư gửi trăm dòng lệ Rét đến bên chàng áo đến không?)

Mai có người ra trận Suốt đêm may chiến bào Luồn kim còn thấy lạnh Cầm sao nổi kéo dao May gửi người xa vắng Bao giờ tới Lâm Thao? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa thu đến làm xôn xao khắp thế giới Đường thi, đánh thức dậy mạnh mẽ lòng trắc Èn của người chinh phụ hoàn cảnh li biệt xa cách với chồng, để rồi đọng lại thành những nỗi bi sầu, oán hận.

Nếu với mùa thu, trong lòng người chinh phụ là thu bi, thu sầu. Thì đến mùa xuân cảm thức của người chinh phụ sẽ là sao đây?

Trong sè 4/26 bài thơ có mùa xuân thì có ba bài dùng trạng từ “xuân” để tả mùa xuân, có những bài “xuân” xuất hiện ngay từ nhan đề: Xuân oán, xuân tứ, xuân biệt…Và xuân với nỗi lòng chinh phụ thường được biểu trưng bằng liễu, chim oanh, cô xanh của cả ngọn gió xuân nữa.

Đối với con người, yêu nhau mà phải xa lìa nhau là “tri biệt khổ”… người đi đã đi xa rồi, người ở lại biết làm sao đây khi mà tuổi xuân đời người cứ dần trôi qua trước mắt, mà mùa xuân đất trời thì vẫn cứ “xuân qua xuân lại về”. Hoá ra cảnh đấy tình đây là một thứ quan hệ đối lập. Mùa thu người ta lạnh mà sinh nhớ thương nhau, vậy mà đến xuân lại thấy cảnh trêu khơi của tạo hoá mà sinh lòng tủi hận.

Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu.

(Vương Xương Linh ”Khuê oán”) Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, mùa của sum họp trùng phùng. Tâm trạng của người khuê phụ trong “Khuê oán” là tâm trạng “trông người lại ngẫm đến ta”, thiên nhiên càng vô tình khoe sắc bao nhiêu thì lòng người càng đau đớn bấy nhiêu. Màu dương liễu là tín hiệu mùa xuân, như giọt xúc tác nhỏ vào lòng người khuê phụ khiến nàng bừng tỉnh vì ý thức được danh vọng chức tước làm sao sánh được với hạnh phúc lứa đôi, ý thức được sự trôi chảy của thời gian, sự chờ đợi đến hao mòn của tuổi trẻ. Màu dương liễu còn gợi đến quy luật “xuân xanh thu tàn” cũng như sắc đẹp rồi sẽ tàn phai.

Nhà văn Nga L. Tonxtoi từng nói “Hạnh phúc thì ai cũng giống nhau, nhưng bất hạnh thì mỗi nhà một khác”. Có bao nhiêu câu chuyện về

li biệt thì có bấy nhiêu hoàn cảnh số phận khác nhau, nhận ra trong những Ðo le không tưởng. Đỗ Phủ đã viết về một trong những Ðo le bất thường Êy:

… Kết phát vi quân thê, Tịch bất noãn quân sàng Mộ hôn thần cáo biệt Vô nãi thái thông mang.

(Đỗ Phủ “Tân hôn biệt”) (Vấn tóc về làm vợ anh

Giường của anh, em nằm chựa Êm chiếu Chập tối đưa dâu sớm mai từ biệt

Há chẳng phải là quá đỗi vội vàng).

Đây là cuộc li biệt của đôi vợ chồng vừa mới cưới, mùa xuân cuộc đời chưa kịp toả Êm thì chàng trai đã phải từ biệt ngay trong buổi sớm hôm sau lên đường ra biên ải. Để lại người vợ mới cưới với bao ngỡ ngàng trong những nỗi tơ vò, người chồng đi rồi mà thân phận người vợ lại vẫn ở tình cảnh:

Thiếp thân vị phân minh Hà dĩ bái cô chương?

(Nhưng thân phận em chưa được phân minh Biết lạy cha mẹ chồng thế nào cho phải?).

Theo lệ xưa, nàng dâu mới về nhà chồng ba ngày sau mới được vào lễ nhà, lạy cha mẹ chồng từ đó mới có thực là dâu con, nhưng cô gái trong hoàn cảnh này về nhà chồng mới chỉ một đêm… biết phải làm sao đây? Khép lại bài thơ, người vợ Êy bằng cái ngước nhìn tuyệt vọng đầy ai oán

Ngước thị bách điểu phi Đại tiểu tất song tường Nhân sự đa thác ngỗ

(Ngước nhìn trăm giống chim bay trên trời Mặc dù lớn nhỏ cũng đều có đôi

Sao đời người lại lắm điều lận đận Em cùng anh trông ngóng nhau hoài).

Hiện thực nghiệt ngã của cuộc sống chiến tranh loạn li khiến người thiếu phụ phải sống xa cách với chồng trong cảnh “một người vò võ chốn phòng khuê”, vậy nhưng nỗi khát khao hạnh phúc vẫn cháy bỏng trong thiêu đốt tâm can nàng. Tìm đường đến với chồng nơi biên ải. – Mộng là con đường duy nhất giúp chinh phụ đến với chồng.

Đả khởi hoàng oanh nhi Mạc giao chi thượng đề Đề thi kinh thiếp mộng Bất đắc đáo Liêu Tê.

(Kim Xương Tự “Xuân oán”) (Đánh đuổi cái oanh vàng đi

Đừng cho nó hót tỉ ti trên cành Nó kêu thiếp ngủ giật mình

Chẳng yên giấc mộng đến thành Liêu Tây).

Tiếng chim mùa xuân mang niềm vui hạnh phúc đến với muôn người, vậy hà cớ gì khuê phụ lại tức giận đến thế? Người xưa có câu “Hoàng oanh hót nhớ tử quy kêu sầu”. Chim hoàng oanh kêu là tiếng kêu gợi nhớ người… nhưng hàm nỗi “quan san cách trở” – không gặp được người ở đời thực, thì gặp người trong mộng vậy. Những chim kêu làm tỉnh mộng. Dẫu vẫn biết “tình trong mộng muôn vàn cũng không” (Chinh Phụ ngâm) trong mộng chỉ là hạnh phúc hư ảo nhưng dù sao đó cũng là niềm an ủi.

Biệt li dẫu đến đò ngang cách trở, dẫu là sinh ly tử biệt thì tình cảm lưu luyến, khát vọng kéo gần khoảng cách chia biệt vẫn luôn cháy lên trong lòng kẻ ở người đi: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng…”:

Xuân tàm đáo tử ti phương tận Lạp cự thành hôi lệ thuỷ can.

(Lý Thương Èn “Vô đề”) (Con tằm đến thác tơ còn vướng

Chiếc nến chưa tàn lệ vẫn sa.)

Tơ vẫn còn vương cho đến khi tằm chết sáp vẫn sa mãi cho tới lúc nến tàn. Cũng như tình cảm con người, nỗi lưu luyến, đau buồn vì chia biệt sẽ còn vương vít mãi trong lòng người cho đến chết. Hoá ra đâu phải người ta xa nhau là mất nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nỗi niềm khi đêm về:

Tình nhân oán dao dạ Cánh tịch khởi tương tư.

(Lý Thương Èn) (Đêm xa cách người có tình ai chẳng hận Suốt đêm trường gợi tấm lòng nhớ nhau).

Đinh Thị Hương trong Luận văn tốt nghiệp Đại học của mình đã viết: “Con người trong thơ Đường lại hay suy ngẫm, suy ngẫm trong đêm khuya, và thế thính giác của họ đặc biệt có ý nghĩa…”. Còn Hồ Thị Thuý Ngọc trong luận án thạc sĩ đã khẳng định: “không gian vào ban đêm thường yên tĩnh, vắng lặng, đây cũng chính là thời điểm các thi nhân thường đi vào chiều sâu hướng nội để nghĩ về mình, để suy ngẫm và chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời. Đồng thời hoá thân vào bao tâm trạng để nói lên một điều gì đó làm xúc động bao trái tim người đọc…”. Khảo sát ở hai mươi bài thơ về nỗi niềm biệt li của người chinh phụ, chúng tôi nhận thấy số bài thể hiện thời gian ban đêm (9/26).

Có thể nói với khoảng thời gian muộn màng, tàn lụi này con người dễ lắng nghe được những tiếng nói tâm tình xuất phát từ cõi thẳm sâu: sự

hồi tưởng, kỉ niệm và nỗi nhớ được đánh thức nhiều hơn và nỗi đau li biệt lại càng thấm thía hơn bao giê.

Các thi nhân đời Đường đã khắc hoạ đậm nét chân dung người chinh phụ đang hướng về chồng ngoài biên ải với bao tình cảm nhớ nhung sầu đau trong đêm vắng.

Tự quân như nguyệt mãn Dạ dạ giảm thanh huy.

(Trương Cửu Linh “Tự quân chi xuất hĩ”) (Nhớ chàng nh mảnh trăng đầy

Đêm đêm vầng sáng hao gầy đêm đêm)

Đêm đến, không gian dường như rộng hơn trong thời gian cũng như dài hơn ra tới vô tận trong lòng người cô phụ vì thế cảm giác trống vắng và cô lẻ dường như mạnh hơn, thấm thía hơn so với một khoảng không – thời gian khác trong ngày. Vì vậy người chinh phô trong bài thơ này như cảm được rất rõ rệt hơn sự mòn mỏi đến hao gầy xác ve mỗi khi đêm về. Nhớ thương trong đau xót đến hao gầy thì quả thực ghê gớm.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 29 - 42)