Vầng trăng là một biểu tượng nghệ thuật đẹp, đầy sức gợi cảm lung linh huyền ảo trong thế giới Đường thi. Biệt li được cảm nhận qua hình tượng vầng trăng với tần số rất cao 33/115 bài, đã để lại niềm rung cảm sâu sắc trong lòng người.
Người Trung Quốc quan niệm “Trăng là tượng trưng cho sự đoàn viên” (Trần Lê Bảo). Sự đoàn viên được biểu hiện ở cách suy nghĩ “tứ đại đồng đường” đó là sự đoàn tụ, là đại phúc của gia đình. “Cho nên vầng trăng viên mãn đã trở thành biểu tượng của đoàn tụ. Bởi lẽ khi cách trở quan san vầng trăng giữa trời vẫn là sứ giả để họ trao gửi tâm tư từ hai phía, nay lại chứng kiến sự sum họp đầy nước mắt”(Trần Lê Bảo: “Vầng trăng trong thần thoại Trung Hoa”).
Điều đáng nói ở đây chính là những ưu hoạn đời người, chiến tranh, loạn li… đã đẩy con người đời Đường vào nỗi đau chia lìa với những gì thân yêu nhất, giá trị làm người mong manh hơn bao giờ. Những lÝ do đó khiến thơ Đường sao lắm tiếng thở dài, nhiều nỗi cô đơn trong đêm và hay phải xa cách là vậy. Con người cần được sẻ chia, an ủi tâm hồn…và trong cái ngước nhìn tuyệt vọng lên cõi mù xa cao thẳm trong đêm chỉ có vầng
trăng là người bạn tâm tình tri âm biết lắng nghe, biết im lặng, thuỷ chung và sẻ chia với nỗi niềm riêng tây của nhân gian bể khổ. Vì vậy, trăng đã bị chiếm hữu “thành vằng trăng riêng tư, trăng của thế giới Đường thi, trăng của tâm trạng…” của những tâm hồn đang giá lạnh trong xa cách khát khao hơi Êm tình người, khát khao hạnh phúc lại đối diện với trăng – biểu tượng của đoàn viên sum họp, làm khao khát Êy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Trăng trong thơ Đường vừa biểu thị thời gian vừa mang vai trò làm chứng nhân tình cảm của con người, khi thì là chứng nhân cho sự đoàn viên gặp gỡ, lúc lại chứng kiến con người trong giờ khắc li biệt. Từ đây đã trở thành “Tri âm” cho nhân vật trữ tình bộc lộ tâm sự.
Tại sao các thi nhân lại thích mượn trăng để kí thác tâm tình làm nhân chứng cho những biến cố đời người đầy cảm động là vậy? đọc kĩ những câu thơ viết về trăng ta mới cảm nhận được cái sâu sắc và ý nghĩ của những tâm tình trong li biệt hiện diện qua vầng trăng:
Ai bảo trăng không có tình?
Nghìn dặm xa nhau vẫn theo nhau mãi.
( Bạch Cư Dị “Khách trung tác”)
Những đêm trăng sáng là những đêm mong nhí
Đau lòng khi nhìn vầng trăng sáng trên nền trời xanh.
( Bạch Cư Dị “Tam niên biệt”)
Vầng trăng chính là tín hiệu nghệ thuật đặc sắc để thi nhân cảm nhận nhân sinh. Bởi trăng vừa gợi lên cái gì đó gần gũi vừa thân quen, tri âm với con người. Với trăng con người như được chia sẻ cảm thông được giãi bày tâm tình một cách chân thực nhất.
Dù vô tình hay hữu ý “trăng” là chứng nhân cho tình cảm của con người trong xa cách
Trường An nhất phiến nguyệt Vạn hộ đảo y thanh
Tổng thị Ngọc Quan tình …
( Lý Bạch “Tí dạ thu ca”–II )
Giã thu về mang theo cái lạnh đang len lái trong không gian báo hiệu một mùa đông khắc nghiệt đến, cái lạnh đánh thức lòng người nhớ nhau nơi phương xa, điều đó khiến tiếng chày đập vải trong đêm của người vợ như gấp gáp hơn. Đằng sau âm thanh đó bao nhiêu tình cảm nhớ thương của chinh phụ với chồng nơi quan ải được gửi gắm thầm kín làm xót xa lòng người. Trăng nh sáng hơn trong đêm soi tỏ tấm lòng của chinh phụ dành cho chồng. Đồng thời trong đêm, trăng làm nhịp cầu nối kết tình cảm của chinh phụ tới nơi biên ải Ngọc Quan .
Trăng là tri âm cô đơn mà thủy chung ngàn đời chứng kiến mọi đổi thay của con người. Dường nh nơi nào có tình nơi đó có vầng trăng xuất hiện soi tỏ tấm lòng con người dành cho nhau trong xa cách.
Thanh chủ triêu triêu mộ mộ tình
Hành cung kiến nguyệt thương tâm sắc.
( Bạch Cư Dị : “Trường hận ca”) (Tình vua nhí nhung hết sớm lại chiều
Ánh trăng nơi hành cung trông những đau lòng).
Trong đêm thất tịch hôm nào, vầng trăng đã từng là chứng nhân cho tình yêu của Đường Minh Hoàng và người đẹp Dương Quý Phi, lời thề còn đó “Nguyện như cây liền cành, như chim liền cánh” vậy mà nay vẫn cảnh cũ nhưng người chẳng còn vẹn nguyên, trăng vẫn sáng mà nhân gian “vật đổi sao dời”. Chỉ còn đây nỗi đau lòng, nhớ thương, sầu hận đầy day dứt của “thanh chủ” mà thôi. Nỗi đau Êy lan toả trong không gian khiến vầng trăng như cùng đau lòng “thương tâm sắc” cùng với tình người.
Trăng còn là biểu tượng cho sự thương nhớ, là nhip cầu nối tình cảm của những người xa quê xa nhà, xa người thương yêu.
Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương.
Vầng trăng toả sáng trong đêm thanh tĩnh ở quê người có sức lay động mạnh mẽ đến độ thẳm sâu nhất và miền kí ức của thi nhân nỗi nhớ về quê cũ trong đêm thanh tĩnh ta lắng nghe được rất rõ cái xao động trong tâm hồn người xa quê, trăng soi sáng tình người và giúp con người “đốn ngộ” với lòng mình.
Trăng toả sáng trong thế giới Đường thi. Có thể nói biểu tượng “trăng” đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu thể hiện tình cảm của con người khi xa cách. Nó có sức gợi cảm lớn bởi tính chất triết lí về nhân sinh được thi nhân gửi gắm ở đó. Từ “Trăng” là một hiện tượng có tính quy luật của thiên nhiên mà liên tưởng tới quy luật tình cảm của con người có tình “hao khuyết” khi xa cách với những gì thân thiết nhất trong đời, có lẽ vì thế mà một nỗi buồn thương cứ “bàng bạc trong thế giới Đường thi”. Qua từng vần thơ cái da diết sâu lắng của tâm hồn người khi hoà mình trong trăng sáng cũng chính những cảm nhận sâu sắc về nhân sinh, về lẽ hưng – phế, hợp – tan trong cuộc đời.
Dù cho tao loạn trăng nào thiếu Sao cứ chia li lệ vẫn nhiều.
( Thạch Èn: “Tiễn …”)