Tinh thần nhập thế và những ưu hoạn cuộc đờ

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 52 - 65)

* Tinh thần nhập thế

Theo “Từ điển Tiếng Việt”- Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học, H 1992: “Nhập thế là dựa vào cuộc đời (thường ra làm quan), gánh vác việc đời- Theo quan niệm Nho giáo”.

Có muôn vàn lý do khiến con người thời Đường phải li biệt nhau. Trong nhiều nguyên nhân chúng tôi nhận thấy qua khảo sát, bằng hữu li biệt nhau bởi ở họ mang khát vọng nhập thế tích cực. Đó là sự lựa chọn của của người thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, cụ thể là chữ “Nhân”, trong triết học Khổng Tử. Theo Khổng Tử, con người chân chính là phải “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” “Nhân giả trung thứ giả” “Trung” là “Kỉ sở lập, lập ư nhân” (điều gì mình không muốn thì cũng tránh cho người khác). “Nhân” vì vậy chủ yếu chỉ nói đến sự ý thức của con người về trách nhiệm của bản thân với chính mình và với xã hội.

Các thi nhân cùng những bậc trí sĩ khác đại diện cho tầng lớp trí thức Nho giáo đời Đường đã coi sự hành xử – gánh vác trách nhiệm mong góp phần giúp nước, thực hiện cho thoả tráng trí “Đã làm trai đứng ở trong trời đất. Phải có danh gì với núi sông”. (Nguyễn Công Trứ)

Đặc biệt khi đất nước xảy ra chiến tranh, dải đất biên cương buốt lạnh khắp Trung Quốc trở thành “sân khấu quân sự” khói lửa đao binh. Trên tinh thần trách nhiệm của bậc quân tử với xã hội, các văn thần, võ tướng, cả những sĩ tử tao nhân xem đây là cơ hội để thi thố sức mạnh của mình để “Kiến công lập nghiệp”, xuất tái bỗng trở thành một trào lưu, một xu hướng mà những ai mong mỏi một tuớc quan lựa chọn làm kế sách cho mình. Ngay Đỗ Phủ – người luôn lớn tiếng lên án chiến tranh nhưng xét từ góc độ sự nghiệp ông đã công nhận con đường xuất chiến là con đường đúng đắn hướng tới công danh .

Chiến phạt hữu công nghiệp Yên năng thủ cựu khâu.

(Chiến tranh là sự nghiệp Ôm gò cũ được sao)

Trong khí thế hừng hực tinh thần chiến đấu khắp nơi sống trong không khí tiễn đưa ra trận của mỗi gia đình, mỗi làng quê, “từng đôi tiểu

thiên địa” tiễn đưa nhau trong niềm tin và hy vọng về một ngày mai tươi đẹp.

(…) Đại tướng nhà Hán ra quân nhằm tiến về phía đó. Áo giáp sắt trên mình, đêm cũng không cởi,

Nửa đêm hành quân, giáo mác chạm nhau, Ngọn gió buốt như dao cắt mặt

Lông ngựa đọng tuyết, mồ hôi bốc hơi,

Đồ thắng trên mình ngựa năm hoa, thoắt đã đọng váng,

Mực trên nghiên đang thảo hịch trong trướng cũng đóng thành băng Đội kị binh giặc nghe thấy, hẳn phải mất mặt,

Tự biết gươm ngắn, không giám đến gần,

Trước cửa tây nước Xa Sư ta đang chờ tin thắng trận.

(Đỗ Phủ “Tẩu Mã xuyên hành, phụng tống Phong đại phu xuất sư tây chinh”) Đây là cuộc tiễn biệt giữa nhà thơ và người bạn của ông là tuớng Phong Thường Thành lên đường đánh trận nơi biên ải Tây Bắc – Trung Quốc. Cả bài thơ dấy lên một tinh thần sục sôi quyết tâm đánh thắng trận. Hình ảnh tướng chỉ huy “áo giáp sắt trên mình, đêm cũng không cởi”,“Lông ngựa đọng tuyết, mồ hôi bốc hơi”đã khái quát được sức mạnh và lòng quyết tâm của đội quân trong trận đánh này. Chẳng có cớ gì có thể ngăn nhà thơ và người nơi hậu phương mơ về một chiến thắng hoàn toàn có thực.

Niềm tin vào quân vương, tin vào lý tưởng sống bấy lâu tôn thờ, những người trí sĩ đương thời đã không quản ngại khó khăn gian khổ kể cả cái chết để khẳng định lý tưởng. Và những cuộc tiễn bạn vì mục đích cao cả làm ấm mãi lòng nguời.

Gạt lệ tiễn bác đến tận bên bờ sông lớn Trời cao thẳm, ý nghĩ thiết tha

Đi đi! Gắng xây dựng nên chính sự tốt, An ủi lòng tôi bao nỗi nhớ nhung.

Cuộc tiễn biệt giữa nhà thơ với nguời bạn Vi Phúng diễn ra thật nhẹ nhàng sâu lắng mà cảm động, người ra đi vì trách nhiệm với nước, với dân những mong đem tài đức giúp nước, bởi “Vận nước còn khó khăn, chiến tranh chưa chịu tắt; Bọn quan lại chỉ chăm cắt xén bóc lột…”. Đối diện với thách thức nghiệt ngã đang chờ phía trước, nhưng thi nhân vẫn một lòng đặt niềm tin nơi bạn “Người hiền giả lấy đức làm quý… kiến thức lại sáng suốt và sâu xa…” sẽ góp phần bình ổn thiên hạ. Buổi tiễn đưa này mang lại cái Êm áp trong lòng mỗi người.

Tinh thần “Kiến công lập nghiệp” của thời đại Đường đã mang đến cho con người cảm giác thôi thúc “nhập thế”. Người quân tử ý thức về trách nhiệm với đời, với đất nước. Phải chăng biệt li trong hoàn cảnh này tâm tình tri kỉ bè bạn sẽ bớt đi phần sầu thương đầy day dứt, tạo nên khoảnh sáng trong bức tranh mà gam trầm là chủ đạo.

*… Và những ưu hoạn cuộc đời khiến bằng hữu biệt li

Những ưu hoạn trong cuộc đời hiểu một cách giản dị nhất đó là những hoạn nạn, những bất trắc trong cuộc sống, nó có tác hại ngáng trở quá trình sinh tồn và mưu cầu hạnh phúc của con người. Về góc độ tâm lý ưu hoạn được nảy sinh trên cơ sở những xung đột giữa mong muốn chủ quan và hiện thực khách quan. Cuộc đời này không có gì là tuyệt đối, không luôn luôn được bình yên, “xuôi chèo mát mái” nên ưu hoạn trở thành vấn đề thường trực trong cuộc sống con người. Còn cuộc sống còn ưu hoạn.

Hoàn toàn có lý khi ưu hoạn trở thành một ám ảnh nghệ thuật trong thơ Đường. Sinh phải thời loạn lạc, sống giữa xã hội đầy biến thiên trắc trở, lại có cuộc đời riêng nhiều thăng trầm, bất trắc, con người thời Êy cảm nhận thấm thía cuộc sống bấp bênh, hoạ phúc khó lường, tai ương khó tránh. Chính vì thế họ luôn mang trong lòng những cảm giác bất an, những dự cảm bất hạnh, những buồn lo về sự chẳng lành đang chờ phía trước. Người ta không thể biết ngày mai sẽ đi đâu về đâu, khi hôm nay vẫn đoàn

tụ quây quần vậy mà mai thôi mỗi người mỗi ngả…Ta chợt hiểu vì sao thơ Đường hay viết nhiều về những bất thường là vậy và biệt li trong cuộc sống con người là một trong những biến cố bất thường làm đau lòng người biết bao đời nay.

Nếu hội ngộ sum vầy là êm Êm, là hạnh phúc thì chia ly là bất trắc, là đau khổ. Người ta trong cuộc đời có nhiều lý do để phải li tán, vì chiến tranh, vì lí tưởng, vì kiếm kế sinh nhai và cả vì cái chết. Trong thơ Đường, con người ta có thể chia xa và mất nhau bất cứ lúc nào. Nỗi sầu “sinh ly tử biệt” luôn chất chứa hầu hết trong các thi phẩm thời Êy.

Trước cuộc đời đầy ưu hoạn khó lường, con người có xu hướng “tìm một tấm lòng trong thiên hạ” (Chữ dùng của Nguyễn Tuân) để sẻ chia, an ủi, neo đậu tâm tư. Không gì khác tình cảm Êy tìm thấy dễ dàng ở tình bằng hữu, người ta dễ tìm thấy sự đồng cảm đến tri âm ở đây. Nhưng “nhân sinh hữu li hợp, khởi trạch suy thịnh đoan” cũng như mọi mối quan hệ tình cảm khác như: Tình yêu, tình vợ chồng… tình bạn cũng luôn bị thử thách về thời gian và không gian xa cách. Nguyễn Sĩ Đại đã khẳng định: “Khi nói về tình bằng hữu, họ thường mô tả phút biệt li”… “Các nhà thơ Đường thường lựa chọn thời điểm hay là cách làm chủ thời gian để dồn nén tâm trạng nơi sự vật ánh lên nét bản chất…”. Cùng với bước chân li biệt là những nỗi niềm không dễ gì sẻ chia, không dễ gì bù đắp chất chứa tâm hồn kẻ ở người đi. Nhưng chính đó là nơi “ánh lên nét bản chất” của tình li biệt.

+ Nỗi niềm cô đơn - thiếu tri âm:

Đi giữa cuộc đầy bất trắc, bể dâu thay đổi, con người mới cảm nhận thấy hết sự nhỏ nhoi, côi cút, đơn lẻ của mình. Tâm trạng cô đơn, lạc loài đã trở thành nỗi niềm riêng, chung của con người trong thơ Đường. Điều đó ta cảm nhận khá rõ trong chính cuộc đời các thi nhân đời Đường- Sự cô đơn và chính nỗi cô đơn lại luôn thường trực trong tâm hồn và trong thơ họ.

Xuất phát từ hiện thực lịch sử, người ta nhận thấy hầu như tất cả các thi nhân đời Đường ai cũng một lần xa xứ. Cũng bởi do chiến tranh loạn lạc, một phần vì thế sự đảo điên, khiến cho người làm quan cao thì bị biếm đi xa (Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh…), kẻ đang sống giữa quê nhà thì phải phương trời phiêu bạt (Đỗ Phủ…). Các nhà thơ không mấy ai được sống cuộc đời bình yên để gắn bó trọn đời với ngôi nhà, quê hương thân thiết, đối với họ “đời thu gọn trong những giờ li biệt” (Trúc Liên). Khảo sát ở 36 bài thơ thuộc đề tài bằng hữu li biệt chúng tôi thống kê được 22/36 bài thi nhân tiễn bạn với danh tính cụ thể. Chẳng hạn: Tống Nguỵ Vạn chi kinh;Tống Lương Lục, Tặng Uông Luân, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm. Tiễn biệt Vương Thập Nhất nam du…

“Không gian tống biệt thường được dựng lên trong tâm trạng của người ở lại vì trong quan niệm của người xưa, người ra đi đáng được quan tâm hơn bởi hộ sắp dấn thân vào một không gian xa lạ” [8:93] đó là khởi điểm của không gian lữ thứ, lênh đênh nơi góc bể chân trời, một mình trên con đường vạn dặm nào ai biết tới.

Mạc sầu tiền lộ vô tri kỉ Thiên hạ hà nhân bất thức quân.

(Chớ buồn nẻo đường trước mặt không người tri kỉ Thiên hạ ai người chẳng biết anh)

(Cao Thích “Biệt Đồng Đại”)

Một nỗi chạnh lòng xót xa cho sự cô đơn của người ra đi được biểu hiện bằng lời an ủi của người đưa tiễn (thi nhân). Có cái gì đó đồng điệu giữa hàng nhạn đang bị gió Bắc lùa về phương Nam với người lữ khách đang chuẩn bị đăng trình, khiến lòng kẻ ở người đi đều thắc thỏm lo âu. Thi nhân là người ở lại với cảnh quen thuộc chỉ lo cho bạn sắp dẫn thân trên nẻo lạ đường xa. Lời khẳng định để khuyến khích và an ủi bạn về người tri kỉ sẽ thấy trên nẻo đường trước mặt, tình tri kỉ như chúng ta đã là tri kỉ của

nhau. Lời thơ là niềm an ủi nhưng sự khẳng định đó đồng thời gợi lên một nỗi xót xa trong lòng người về nỗi cô đơn thật đáng thương cho người ra đi. Đi giữa cuộc đời chợt nhận thấy mình cô đơn lẻ bóng, đó là lúc cuộc sống không có tri âm. sống giữa thời đại thế sự đảo điên, lòng người thoắt thay đen đổi trắng người ta bi quan khi nhận ra cái mong manh, vô thường của mọi giá trị tưởng là vĩnh tồn, nó cũng bị cuốn vào cuộc đổi thay dâu bể. Nhà thơ Vương Duy đã cay đắng thốt lên :

Nhân tình phiêu phúc tự ba lan.

(Lòng người tráo trở đổi thay tựa như làn sóng)

Phải thừa nhận rằng nỗi lo trước đổi thay của tình người không phải là mảng thơ lớn trong Đường thi. Hầu như các thi phẩm luôn cháy lên lòng khao khát hướng tới những tình cảm vĩnh hằng, tình bạn son sắt, tình yêu thuỷ chung, tình quê nồng thắm… Nhưng đâu phải lúc nào họ cũng được thoả lòng, đâu phải không có những lần họ buồn lo cho sù suy biến của giá trị tình cảm, bởi đâu phải lúc nào con người cũng có thể thuỷ chung. Hôm nay tha thiết đấy, mai đã lạnh lùng phụ rẫy, hôm nay có nhau đấy mai đã mất rồi.

Vậy nên bước chân lữ khách chưa ra khỏi không gian thân thuộc nhưng thi nhân đã đau đớn ý thức về cảnh ngộ trống vắng, lạc loài của bạn mình như một hiện thực khó tránh đang chờ ở phía trước.

Thiên nhai cố nhân thiểu Cánh Ých mấn mao ban. (Bên trời hiếm bạn cũ

Mái tóc càng bạc phơ )

(Đỗ Phủ – “Bồi giang phiếm chu tống Vi Ban quy kinh”)

Khuyến quân cánh tận nhất bối tửu Tây xuất Dương Quan vô cố nhân.

(Mời bác hãy uống cạn thêm chén nữa

Đi về phía tây ra khỏi Dương Quan sẽ không còn ai là cố nhân nữa) (Vương Duy “Tống Nguyên Nhị sứ An Tây”)

Câu thơ làm nhói buốt lòng kẻ ở người đi “vô cố nhân” “cố nhân thiểu” tức là thiếu niềm tri âm tri kỉ. Một nỗi cô đơn buồn tủi đã dâng đầy trong lòng người ra đi.

Quả thực trong xã hội có nhiều biến thiên, đảo điên lẫn lộn, có được một tấm lòng tri kỉ quả là đáng quý và may mắn. Tình trạng cô đơn vì không ai hiểu mình được nhận thức một cách đau đớn trong Đường thi.

Như kim khởi vô yêu niểu dữ hoa lưu

Thời vô Vương Lương, Bá Nhạc tử tiện hưu!

(Đời nay nào hiếm ngựa tài

Chết già chỉ tại không người biết cho).

(Đỗ Phủ “Thiên Dục phiêu đồ ca”) “Yêu niểu, hoa lưu” là hai loài ngựa quý, ngựa tài. Vương Lương là người đánh xe ngựa giỏi đời Xuân Thu. Bá Nhạc là người đời Chu, nổi tiếng về môn xem tướng ngựa. Cả hai câu thơ ý nói đời nay không hiếm ngựa tài nhưng lại hiếm kẻ có con mắt tinh đời, nên cũng thành hư vô mà thôi. Vậy là từ bức tranh tuấn mã của tàu Thiên Dục, từ chuyện ngựa thời xưa, tác giả nghĩ đến chuyện đời nay và từ chuyện đời nay người đọc có quyền liên tưởng đến bi kịch cô đơn của con người “hoài tài bất ngộ” thiếu tri âm tri kỉ giữa cõi đời.

Có khi đi giữa cuộc đời đông đúc, đua chen thì ý thức về niềm cô đơn lại thấm thía hơn nhất.

Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu Cô phàm viễn ảnh bích không tận Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

(Lý Bạch “Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”) Bạn từ lầu Hạc lên đường

Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng Bóng buồm đã khuất bầu không Trông theo chỉ thấy dòng sông lưng trời.

(Tản Đà dịch)

Bài thơ tiễn bạn không tả tình mà chỉ tả cảnh, không một lời buồn sầu nhung nhớ mà nỗi sầu nhớ cứ ngập đầy dâng lên thành những con sóng tràn lan trên bề mặt câu chữ. Cánh buồm đơn lẻ trong buổi sớm mùa xuân đưa bạn cứ xa mờ dần rồi mất hút vào cõi tuyệt mù. Dương Châu địa danh quen thuộc, nơi mà Mạnh Hạo Nhiên sẽ đến, vậy mà trong khoảnh khắc tâm trạng thi nhân cảm thấy vời xa nơi cõi lòng. Dương Châu tháng 3 mùa hoa khói “yên hoa tam nguyệt” hay còn được hiểu nữa là nơi phồn hoa đô hội đầy rẫy những nỗi đua chen. Không một câu hỏi nào đặt ra trong thi phẩm vậy mà người đọc vẫn cảm nhận được nó đang dấy lên trong lòng thi nhân một nỗi xót xa. Liệu bạn có cô độc đi về nơi phồn hoa đua chen Êy…? Nơi mà Lý Kỳ trong bài “Tống Nguỵ Vạn chi kinh” đã từng thấm thía: “Đừng nên vì Trường An nơi nhiều thú vui, khiến lần lữa dễ uổng trôi ngày tháng”, dù cho vẫn biết đi về nơi Êy đã có biết bao khát vọng được cháy lên thành ngọn lửa lớn, nhưng lại cũng không Ýt kẻ khát vọng mãi đông cứng giữa lưng chừng trời trong nỗi niềm cay đắng bi kịch. Chốn phù hoa mang nhiều nghiệt ngã, nơi “cửa quyền nhiều hiểm độc” [dẫn theo: 33], nhưng dòng người cuốn về nơi Êy sao cứ chảy dài mãi không thôi trong Đường thi.

Người Trung Quốc vốn sùng bái và ngưỡng vọng quá khứ, bởi quá khứ là những gì đã được thời gian “kiểm chứng”, còn tương lai là những gì mờ mịt ở phía trước, con người chưa thể nắm bắt được, chưa được “kiểm nghiệm”. Lấy quá khứ làm điểm tựa để vọng về tương lai là cái lý của thời

gian hoài cổ. Ta không ngạc nhiên sao thấy trong thơ Đường nhiều: Tư, ức, hoài, niệm… là vậy. Cố hương (quê cũ), cố nhân (bạn cũ) được nói tới như một niềm trân trọng, tin tưởng. Tình tri âm, tri kỉ một khi được khẳng định tức là đã xác lập tình bạn ở mức độ thân thiết và đồng cảm nhất. Còn gì đau xót và hụt hẫng hơn khi bằng hữu tri âm với nhau mà phải xa lìa nhau, bởi “tri âm thực là khó thay! Cái âm thực là khó biết, người biết thực là khó gặp. Gặp được người tri âm nghìn năm mới có một lần…” [13:91]. Tìm hiểu vấn đề biệt li của bằng hữu ta sẽ hiểu hơn thế nào là tri âm trong cuộc

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w