Có thể nói trong li cách không có gì thường trực như vợ chồng nhớ nhau, nỗi nhớ Êy dễ hiểu và dễ cảm thông. Trong thơ Đường vợ nhớ chồng là điều phổ biến được nói tới nhưng chồng nhớ vợ thì không nhiều. Nói như thế không có nghĩa là tình cảm của những người chinh phu dành cho người thân yêu của mình Ýt hơn. Tuy nỗi nhớ Êy Ýt được đề cập nhưng số lượng Ýt ỏi đó lại chất chứa bao nỗi đau đáu, đứt ruột khi ngoảnh nhìn về quê hương trong cái nhìn “đàn ông nông nổi giếng khơi…” của chinh phu.
Nếu ở quê nhà vợ nhớ chồng đến hao mòn, đứt ruột “dạ dạ giảm thanh huy” thì ở nơi biên ải xa xôi chinh phu cũng hướng lòng về bên người vợ và cảm nhận sâu sắc hoàn cảnh của kẻ phòng khuê. Thuyên Kỳ trong “Tạp thi” viết :
Khả liên khuê lý nguyệt Trường tại Hán gia doanh Thiếu phô kim xuân ý Lương nhân tạc dạ tình.
(Phòng khuê trăng dõi soi Doanh trại Hán mờ tỏ
Lòng vợ trẻ xuân nay Tình chồng xa buổi đó)
(Khương Hữu Dụng dịch) “Tương tư” khi li biệt là ở chỗ đó, vợ nhớ chồng xót xa trong cái giá lạnh nơi sa trường, chồng nhớ vợ dằn vặt lòng trước cái lẻ loi giữa chốn thâm khuê. Nỗi đau không gì có thể chia sẻ và ngăn nổi!
Khoảng cách cắt chia như rộng ra mãi trong không gian, thời gian vô tận khiến lòng người không khỏi chạnh nỗi xót xa. Chinh nhân chợt nhận ra điểm đứng cô độc của mình nơi quan ải
Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian Nhất phiến cô thành vạn nhận san Khương địch hà tu oán dương liễu Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.
(Vương Chi Hoán “Lương Châu từ”) Đây là hình ảnh chiến trường nơi chinh phu đang ở đó. Cái lạnh của nỗi cô đơn chạy dọc suốt bài thơ. Chiến trường hiểm ác mà cô độc “Hoàng hà…gian” cùng “Vạn nhận san” như vây bủa, cô lập dìm con người chìm vào cô độc. Nỗi đau về sự chia cắt đã là ghê gớm rồi, còn kết hợp với nỗi đau của sự cô độc khiến con người có cảm giác “chết nhẹ nhàng hơn là sống”.Vì vậy khao khát mái Êm gia đình, khao khát sống, nhớ người thân yêu là tình cảm thường trực trong lòng chinh phu.
Trong ý thức về sinh mệnh mong manh của mình chỉ thấy dấy lên trong lòng chinh phu nỗi xót xa khi hình dung vợ trong cảnh
Báo nhi quả phụ bàng hoàng lập.
(Ôm con vợ goá bàng hoàng đứng)
Nỗi nhớ chìm xuống, chỉ còn nỗi đau giằng xé tâm can chinh phu, tình cảm Êy khó nói hết bằng lời. Không một lời tố cáo chiến tranh nhưng niềm đau đó cứ bật ra khỏi câu chữ ám ảnh lòng người đọc bao đời về
những khổ đau mất mát đáng thương trong thân phận làm người. Hạnh phúc là cái gì đó mong manh dường như không có thật trong xã hội đảo điên li loạn được biểu hiện qua nỗi đau li biệt của phu – phô trong thơ Đường.
“Ái thụ biệt li” đó không phải là câu chuyện của một đời, một thời mà là của muôn đời. Chừng nào trên thế gian này còn chiến tranh li tán, chừng nào cuộc sống còn lắm nỗi ưu hoạn thì chừng Êy những cuộc biệt li của vợ chồng còn diễn ra. Chiến tranh đã làm cho con người cũng bị thay đổi chính mình bằng tên gọi, còn gì buồn hơn khi phải mang danh: Chinh phu – chinh phụ để rồi trở thành Cô phụ – Tử sĩ. Các nhà thơ Đường một lần nữa đã làm sống dậy một cách chân thực và xúc động lòng người về tình cảm đôi lứa biệt li. Tất cả đã làm nên sắc thái đặc biệt của mối li tình này.