Biểu tượng dòng nước

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 91 - 95)

Trong triết học Trung Quốc cổ đại “nước”được nói đến rất nhiều “nước” (thủy) là một trong năm yếu tố của ngũ hành (trong thuyến về âm dương ngũ hành, có năm yếu tố Kim – Méc – Thuỷ - Hoả - Thổ) trong “thuỷ” có tính chất lạnh, chảy ở chỗ thấp .

Lão Tử viết như sau về “thuỷ”: “Thượng thiên nhược thuỷ. Thuỷ tiện lợi vạn vật nhi bất tranh. Xứ chúng nhân chi sở ố, cố kỉ vu đạo. Cứ thiên địa, tâm thiện ngôn dữ thiện nhân, ngôn thiên chí, chính thiện tự, sự tiện năng, động thiện thời. Phù dung bất tranh, cố vô ưu”. Nghĩa là: người có đạo đức giống như nước vậy. Nước có ba đặc tính: nuôi dưỡng vạn vật; bản năng yếu mềm, không tranh dành, theo tự nhiên; tính tự chảy vào chỗ trũng mà người ghét bỏ. Do đó nước gần với Đạo.

Mà “Đạo” theo Lão Tử: đó là khởi nguyên của thế giới, là căn nguyên của mọi sự sinh thành biến hoá của vũ trụ. Đạo là cái vô cùng, vô tận, vô thuỷ vô chung, bao trùm lên tất cả, không gọi được tên, không nghe thấy, không nhìn thấy, nhưng lại là cơ sở căn nguyên sinh thành và biến hoá của vạn vật.

Ý thức về những thuộc tính hết sức đặc trưng của “nước”, người Trung Quốc xưa đã tìm thấy niềm giao cảm lớn ở “nước”.“Nước” đã đi vào tâm thức của con người như là đối tượng để bộc lộ thế giới tình cảm, là chứng nhân cho những phút giờ “kịch chất” (Chữ dùng của Nguyễn Hữu Thì) của đời người, là niềm tri âm…Do vậy “nước” đã đi vào văn học .

Đến đời Đường, bên cạnh mô típ “Đăng cao” thì mô típ “xuống nước” là một cách chiếm lĩnh không gian và thời gian hiệu quả của người xưa. Các thi nhân đã lấy “dòng nước” làm phương tiện đưa tiễn, làm chứng nhân cho sù chia li, chứng nhân cho tình người muôn thuở.

Khảo sát trong 115 bài thơ Đường do Nam Trân tuyển chọn chung tôi thống kê được biểu tượng này được sử dụng ở 32/115 bài thơ.

Có thể nói “nước” là tín hiệu nghệ thuật chỉ không gian và thời gian đưa con người về với thế giới hoài niệm nhận ra cái còn – mất của cuộc đời. Đồng thời cũng được coi là sứ giả là chứng nhân cho mỗi cuộc biệt li

Thử địa biệt Yên Đan Tráng sĩ phát xung quan. Tích thời nhân dĩ một, Kim nhật thuỷ do hàn.

(Lạc Tân Vương: “Dịch Thuỷ tống biệt”) (Nơi này khi từ biệt thái tử Đan nước Yên

Tóc tráng sĩ dựng ngược làm nhô mũ Người xưa đã khuất rồi,

Nước sông ngày nay còn giá lạnh).

Xúc cảm câu chuyện của ngàn năm trước về người anh hùng Kinh Kha từ biệt nước Yên quyết tâm lên đường đến đất Tần để hành thích vua Tần tàn bạo. Cuộc tiễn biệt trên bờ sông Dịch đầy cảm động. Lần ra đi này của Kinh Kha lành Ýt dữ nhiều, ý thức được điều đó nên cuộc chia li mang sắc trắng tang tóc trong nước mắt của nước Yên với người anh hùng, đó là cuộc “tử biệt” dòng sông là chứng nhân ghi dấu trong lòng ngàn năm về cuộc tiễn biệt, nỗi đau như hoà vào nước sông để ngàn năm sau thi nhân vẫn còn thấy cái buốt lạnh đầy ám ảnh “thủy do hàn”.

Dòng nước còn là phương tiện để so sánh tình cảm của con người lúc biệt li. Bởi nước có bao giờ cạn hết, có ai xác định được vị trí cụ thể của nó, chúng miệt mài chảy trôi về nơi vô tận khiến Khổng Tử đã phải thốt lên: “Thệ giả như tư phù, bất xá trú dạ” – Cứ chảy mãi vậy thôi không kể ngày đêm. Trên dòng nước mối tương giao giữa lòng người và nước cũng chính là sự thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Các thi nhân đời Đường đã dùng cái cụ thể, hữu hình (dòng nước) để hình tượng hoá cái trừu tượng, vô hình (tình người). Đứng trước dòng

nước, tình người trong li biệt được bộc lộ chân thực và trọn vẹn nhất. Câu hỏi của Lý Bạch hay cũng chính là câu trả lời đầy ý nghĩa về tình người qua việc đối sánh với dòng nước:

Thỉnh quân thí vấn đông lưu thuỷ Biệt ý dữ chi thuỳ đoản trường?

(Kim Lăng tửu tứ lưu biệt )

(Xin bạn thử hỏi: dòng nước chảy về phương đông So với mối tình tiễn biệt, đằng nào dài ngắn?) Ở bài thơ “Tặng Uông Luân” sự đối sánh Êy lại là lời khẳng định trực tiếp tình cảm sâu nặng thi nhân dành cho bạn mình:

Đào Hoa đàm thuỷ thâm thiên xích Bất cập Uông Luân tống ngã tình.

(Nước đầm nghìn thước Đào Hoa Uông Luân tình bác tiễn ta sâu nhiều)

( Tản Đà dịch)

Đất nước Trung Quốc rộng lớn, không gian Êy đã tạo nên sự cách trở địa lí và lòng người. Vì thế, trong cảm quan của người Trung Quốc khi đã bước chân ra đi là đi biệt, nỗi ai hoài “Sinh li” là “tử biệt” luôn ám ảnh. Dòng nước như là một phương tiện thể hiện đầy đủ nỗi ám ảnh đó bởi “Nước không vội vàng. Cũng không trễ tràng. Nước trôi vô tình”(Xuân Diệu). Dòng nước cũng như đời người đã đi là đi biệt “Thuyền không trở về. Nước cũng mất luôn”. Nước trên sông cũng như con người trong bước chân li biệt.

Thương anh tuổi già vẫn phải li biệt (tôi) rơi lệ thấm khăn Xa xôi muôn dặm tấm thân bẩy mươi tuổi không nhà Buồn thấy thuyền vừa đi trời lại nổi gió

Giữa đám sóng bạc đầu có con người đầu bạc.

(Bạch Cư Dị) Sù ra đi của ông già Hạ Chiêm bảy mươi tuổi trên một chiếc thuyền con, sóng lớn…Hoàn cảnh chia biệt đầy thương tâm khiến nhà thơ không

kìm được lòng mình, không phải đợi đến kết thúc bài thơ ta mới thấy được “tấm tình” của thi nhân mà chữ “bi” đầy tâm trạng đã đột ngột buông từ câu đầu tiên. Cuộc chia tay Êy khác gì “tử biệt”.

Từ hình tượng dòng nước các nhà thơ Đường đã có những cảm nhận mang tính triết lý về cuộc đời. Lý Bạch muốn chống lại quy luật của tạo hoá muốn níu kéo dành sự đoàn viên trong mỗi cuộc đời khỏi vòng li biệt. Ở “Tuyên Châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân” ông viết :

Trừu dao đoạn thủy, thuỷ cánh lưu Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu Nhân sinh tại thế bất xứng ý

Minh triêu tản phát lộng thiên châu.

Dòng nước cứ vô tình trôi cái mênh mông, cái vô hồn vô thuỷ vô chung của nước khiến cho con người nhỏ bé và bất lực. “Cầm dao chặt nước,nước cứ trôi” nằm ngoài tầm kiểm soát của con người càng làm nhức nhối thêm mối sầu của lòng người “cất chén vơi sầu, sầu không vơi”. Chữ “sầu” được nhắc lại như một điệp khúc khắc sâu nỗi ám ảnh chia li. Nỗi đau đời đã trở thành triết lí nhân sinh.

Dòng nước, cánh buồm côi, con thuyền lẻ cùng tâm trạng của khách biệt li trên con đường thiên lý trong thơ Đường đã gợi xúc cảm mạnh mẽ cho các nhà Thơ Mới:

Hôm nay dưới bến xuôi đò Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau

Anh đi đấy, anh về đâu

Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm …

(Nguyễn Bính “Vô đề”) Người đi đã khuất lấp nơi chân mây còn lại nơi đây giăng mắc tơ lòng cho người ở lại. Trước dòng sông lòng người càng thấm thía hơn lẽ đời hợp – tan, nỗi cô đơn thiếu vắng tri âm chợt thê thiết hơn bao giê.

Con thuyền bến lách không tri kỷ Đêm lẻ trong sương mấy điệu đàn.

( Quách Tấn “Lẻ điệu”)

Nước là hiện tượng vĩnh hằng trong vũ trụ con người không thể làm biến đổi nó. Nhưng đối diện với nước nhất là khi phải tiễn biệt thì nỗi sầu được bộc lộ ở đỉnh cao nhất. Chia li đã buồn, chia li lại làm cho cuộc sống ngưng kết ở một trạng thái đau đớn thật không gì bằng. Con người không thể níu giữ được ngày hôm qua cũng như không thể giữ mãi sự đoàn viên của đời người cũng như dòng nước kia cứ mải miết trôi. Cho dù bao đời loài người đã chủ động chinh phục thiên nhiên đến đâu thì vẫn bị thiên nhiên khuất phục là vì thế! Cảm nhận “dòng nước” bằng hình tượng nghệ thuật, bằng xúc cảm nghệ thuật, lại càng thấm thía hơn nỗi niềm biệt li trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w