Bằng hữu biệt li xuất phát từ quan niệm “Xuất thế”.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 45 - 52)

Theo “Từ điển Tiếng Việt”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, H1992, Tr.137 thì :

“Xuất thế” là lánh đời không tham gia hoạt động xã hội đi ở Èn, đi tu– Theo quan niệm đạo Phật”.

Có thể thấy “Xuất thế” là một khái niệm mang màu sắc tôn giáo chỉ tính chất thoát khỏi không gian quen thuộc đời thường, thoát khỏi những ràng buộc mang tính thế tục để bước vào một không gian mới, một cảm quan mới làm thay đổi quan niệm nhận thức của con người về vấn đề nào đó.

Không gian là một thực tại nhưng kỳ lạ và hấp dẫn mãi với loài người. Bởi lẽ con người là một bộ phận của không gian và hàm chứa mọi quy luật của không gian trong chính mình. Đã từ rất lâu rồi, cách đây hơn 2500 năm có một người đã khảo sát chính không gian này đã đi đến kết luận rằng nơi đây lành Ýt dữ nhiều, hạnh phúc niềm vui chỉ là giả tạm mà cái kết cục của bất cứ ai là khổ, mọi người mãi mãi nằm trong vòng luân hồi sinh tử bất tận. Từ kết luận đó, Ngài đi đến con đường nội luyện để chuyển khỏi không gian nơi ta đang sống tới không gian không có sự sinh và sự diệt và Ngài đã thành công, đã đắc đạo thành Phật, nhân gian gọi Ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni (Ông tổ sáng lập ra đạo Phật).

“Xuất thế” được bắt đầu từ chính cuộc đời thực của Đức Phật là vậy, xuất thế để thoát khỏi kiếp luân hồi sinh tử, để cầu mong sự vĩnh tồn trong vũ trụ. Bên cạnh quan niệm của Phật giáo, Đạo giáo – một đặc sản của văn hoá Trung Hoa trong quan niệm về nhân sinh của mình đã nói: Trong thế giới sắc tướng tất cả đều vô thường chảy trôi như nước. Vạn vật chuyển biến không ngừng như bóng câu qua cửa sổ. Do đó con mắt của Đạo gia nhìn cuộc đời huyền ảo vô thường và lo sợ cuộc sống đầy ưu hoạn “ Nỗi buồn thương của Đạo gia là nỗi buồn thương đến sinh mệnh đến tự do của con người xuất thế… sự trường tồn của bản thể” (Trần Lê Bảo). Trang Tử ví cuộc sống buồn tẻ như một giấc ngủ thầm lặng và khi ngủ dậy người ta

sợ hãi, ngạc nhiên. Đời là một giấc mộng lớn, cuộc đời mỗi người là một giấc mộng con. Xưa, Trang Chu chiêm bao thấy mình là bướm, vui phận làm bướm, tự thấy thích chí không còn biết Chu nữa. Chợt tỉnh giấc lại thấy mình là Chu, không biết Chu chiêm bao là bướm hay bướm chiêm bao là Chu! Ngụ ngôn này nói lên quan niệm không có cái gì là thực, không có cái gì là hư, cuộc đời chỉ là tuồng ảo hoá, sống như tạm gửi, chết là thác về mà nhà Phật quan niệm.

Vậy hoá ra cuộc đời chẳng qua chỉ là một kiếp sống “phù sinh nhược mộng” vô thường mà thôi. Đó là một cuộc đời mộng ảo, vui buồn hội ngộ trong kiếp người. Hết vui đến buồn, hết thịnh lại suy rốt cuộc đời chỉ là một giấc mộng mà tồn tại trong đó là những con người mê, có có, không không “không làm nên có, có rồi không”. Từ đó Đạo giáo kêu gọi con người ta sống “thuận với lẽ trời” “vô vi” cùng trời đất. Những quan điểm triết học, tôn giáo Êy khi đi vào tâm thức người Trung Hoa không còn là những giáo điều, nghi thức mà đã được họ biến thành đạo sống, triết lý sống thấm đẫm tinh thần nhân văn. cũng vì vậy ta không ngạc nhiên khi thấy “con người trong thơ Đường thường hướng về vũ trụ bao la để tìm một sự siêu thoát, họ thích đứng giữa càn khôn để nói với đất trời” (Nguyễn Thị Bích Hải). Họ luôn mang khát vọng ra đi đến cùng trời cuối đất để tìm cách lý giải bản nguyên của cuộc sống, thoát khỏi cõi vô thường, tìm sự trường tồn vĩnh cửu.

Mà trong tâm thức của người Trung Hoa “họ đặc biệt thích “sơn” hơn là “thuỷ”. Trước mắt người Trung Quốc là Thái Bình Dương, đất nước của họ có hàng ngàn km hải giới, nhưng trong thơ Đường nói chung ta Ýt thấy biển xuất hiện (ít chứ không hoàn toàn không). Ta chỉ thấy toàn “sơn” là “sơn” điều Êy có một nguyên nhân sâu xa từ nền văn minh nông nghiệp, lục địa Hoa Hạ dần dần đã hình thành nên quan niệm thẩm mỹ, đạo đức của người Trung Quốc – Thích sự kiên định vững vàng (tĩnh) của núi hơn là sự chảy trôi (động) cuả nước” [8:91].

Tuy nhiên “dù rất yêu không gian tĩnh nhưng con người trong thơ Đường lại rất thích đi và đã đi là đi xa đến “thiên lý, vạn lý” vì đi là để mở rộng chân trời, mở rộng hiểu biết, gặp gỡ thêm nhiều người mở rộng giao du” (quảng giao được người xưa coi là một giá trị của văn hoá, đạo đức) [8:95].

Chính tư tưởng xuất thế của Phật - Đạo và thói quen thích đi xa để quảng giao của người Trung Quốc đã thẩm thấu vào tâm thức con người dân tộc này, thẩm thấu trong nghệ thuật tạo nên hình ảnh con người trong thơ Đường- Con người giang hồ, họ chính là những lãng tử, tản nhân, hào khách, giang hồ là địa dư của họ.

Những con người Êy luôn khao khát hoà nhập vào vũ trụ vô biên, theo đuổi mộng trùng dương viễn xứ, sự ra đi Êy đã tạo nên những cuộc li biệt đầy Ên tượng được phản ánh sâu sắc trong Đường thi.

Mang trong mình tư tưởng xuất thế, có không Ýt khách biệt li là những bậc trí thức thời đại Êy. Họ là những kẻ có thể một thời mang khát vọng nhập thế, muốn dùng tài sức để phục vụ đất nước nhưng “hoài tài bất ngộ”, lập chí không được, bất mãn với đời, các trí nhân tìm con đường ra đi thoát khỏi thế giới ô trọc để tự hoá giải nỗi buồn đau của mình. Có thể nói đây là con đường khá phổ biến trong Đường thi. Vương Duy đã tiễn bạn trong hoàn cảnh này:

Há mã Èm quân tửu, Vấn quân hà sở chí?

Quân ngôn bất đắc ý, Quy ngoạ Nam Sơn thuỳ.

Đãn khứ mạc phục vấn, Bạch vân vô tận kỳ!

(Tống biệt) (Xuống ngựa mời uống rượu,

Hỏi bác đi đâu đấy?

Bác rằng không được vừa ý, Về nằm dài ven nói Nam Sơn. (Mời bác) cứ đi. Tôi không hỏi nữa. Mây trắng bay không bao giờ cùng!)

Lời thơ thật khẳng khái, nh thái độ và tâm thế của người ra đi “Vấn quân hà sở chí? Quân ngôn bất đắc ý, Quy ngoạ Nam Sơn thuỳ”? Điều gì kiến bạn “bất đắc ý” mà phải “Quy ngoạ Nam Sơn”. Phải chăng giữa chốn quan trường phù hoa đã không dung con người khẳng khái? Hay tài năng nhân cách của bạn không được trọng dụng, mà chỉ là hình thức để “mua vui”? Con người Êy với khát vọng lớn cùng nhân cách cứng cỏi, không chấp nhận một cuộc sống vô nghĩa chốn phù hoa đã giã biệt để đi về nương mình trong bóng núi, giữ sạch lòng băng.

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Là quê hương của Đạo giáo, thứ tôn giáo lấy tư tuởng thần tiên làm trung tâm, bao đời nay đã gieo vào tâm thức con người Trung Hoa về một thế giới thần tiên, một cuộc sống trường sinh bất tử dành cho họ khi “đắc đạo”. Nó truy cầu một lý tưởng tối cao đó là “phá vỡ giới hạn của sinh mệnh, biến cái hữu hạn thành vô hạn”[24:81]. Thấm nhuần lí thuyết Êy, ở Trung Quốc dấy lên một hình thức hoạt động xã hội đặc thù “du tiên”. Con người thích thú tìm đến con đường tìm tiên học đạo, luyện đan…để uống chọn liều thuốc an thần hoá giải bi kịch hữu hạn của kiếp người và bóng đen của nỗi ám ảnh về những ưu hoạn của đời người cứ đeo bám họ. Họ muốn vượt thoát khỏi thế trần hiểm ác để vươn tới thế giới nơi mà con người có thể mưu cầu cuộc đời thường trụ. Hiện thực đó cũng giúp ta hiểu vì sao trong thế giới Đường thi mối quan hệ bằng hữu lại nhiều li biệt là thế và thi nhân là những người luôn phải đối mặt với những cuộc tiễn biệt với bạn mình, vậy nên cảm xúc được thể hiện ở hoàn cảnh biệt li Êy là cảm xúc của người trong cuộc chân thành, tha thiết Ýt bi ai hơn, nơi bạn đến là nơi có non nước hữu tình như chốn thần tiên, không nhuốm bụi trần.

Từ Ba Lăng trông ra hồ Động Đình đầy màu thu,

Ngày ngày thường thấy ngọn núi trơ vơ nổi trên mặt nước

Nghe nói có thần tiên trên quả núi trong hồ mà không gặp được,

Lòng ta cứ man mác theo nước hồ mông mênh.

(Trương Duyệt “Tống Lương Lục”) Khách biệt li trong vai tản nhân, hào khách, chia tay với cố nhân lên đường ngao du sơn thuỷ tìm về chốn thanh tịnh để giữ ninh tĩnh tâm hồn,

nơi họ đến chúng tôi nhận thấy phần nhiều là nơi nước thẳm núi cao, cảnh nên thơ và hữu tình, vắng vẻ thanh tịch.

Ta có ngôi nhà muôn thuở

Là ngọn Ngọc Nữ ở huyện Tung Dương Còn mãi một vành trăng sáng,

Treo trên ngọn thông ở khe phía đông Bạn đến nơi đó hái cỏ tiên,

Bụi xương bồ có hoa màu tía Cuối năm nếu có đến thăm nhau, Sẽ cưỡi rồng trắng bay qua trời xanh.

(Lý Bạch “Tống Sơn Nhân quy Tung Sơn”) Đã có bao nhiêu cuộc tiễn biệt kiểu thế này ở thời Đường, ta không thể biết. Nhưng có một điều càng nhiều con người thoát tục tránh đời bao nhiêu càng nhiều li biệt bấy nhiêu. Những lần biệt li Êy chỉ thấy bạn hữu tiễn đưa nhau, bởi chỉ có bạn mới tri ân, mới hiểu và thấu lòng nhau. Đằng sau vẻ ngoài là những tản nhân, hào khách, khách tiên…Khách biệt li vẫn mang trong mình trái tim nóng hổi của con người trần thế được giấu đằng sau dáng vẻ vô lo, thoát tục. Một cách trốn tránh hiện thực cuộc sống đen tối đấy cũng như là sự khẳng định một xã hội đầy bất ổn đương thời. Điều này có thể không hoàn toàn đúng với tất cả những cuộc bằng hữu li biệt nhau đời Đường có một thời kỳ thịnh trị gần trăm năm, con người sống trong giao đoạn này cơ hồ không phải lo những mối ưu hoạn xã hội nên đã tìm đường đi du ngoạn, thưởng thức cuộc sống ở khắp nơi trên đất nước Trung Quốc. Nhưng nhìn chung tâm trạng yếm thế bất lực trước cuộc đời đầy bão tố vấn là tâm trạng phổ biến trong xã hội nhà Đường.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w