Biểu tượng Âm thanh

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 98 - 104)

* Biệt li được cảm nhận qua tiếng chày đập vải

Sẽ rất thiếu nếu như không đề cập tới mối quan hệ của văn học nghệ thuật và phong tục tập quán. Mỗi cộng đồng dân tộc trong quá trình tác động vào tự nhiên – xã hội và bản thân đều tìm ra cho mình những thói quen ứng xử riêng, thậm chí rất độc đáo. Các phong tục tập quán Êy được các thi nhân phản ánh trong tác phẩm của mình. Đi vào tìm hiểu tác phẩm ta không thể không “giải mã” văn hoá đó.

Trong thơ Đường, tiếng chày đập vải xuất hiện khá nhiều - đó là một “mã nghệ thuật” cần được lí giải. Mùa đông Trung Quốc rất lạnh nên thu đến mọi người đều mang áo Êm ra giặt để chuẩn bị cho một mùa đông, nhất là để gửi tới người thân ở nơi xa. Thu vốn đã buồn, thu qua tiếng chày đập vải trong thơ Đường có một sức gợi cảm rất lớn, gợi ra không khí chiến tranh và nỗi sầu li biệt. Cảnh sinh hoạt điển hình lúc sang thu gợi lên trong tâm trí người đọc một trường liên tưởng và lắng sâu những tình người.

Trước hết, tiếng chày đập vải xuất hiện nh một tín hiệu báo mùa “mở chày hàng xóm tiếng thu đã truyền” (Lân chử thu thanh phát). Mùa thu buồn và gợi nhiều nỗi nhớ, hơn thế tiếng chày đập vải vào thời gian cuối ngày và đêm về khiến cho nỗi nhớ càng da diết hơn.

Trường An trăng một mảnh Đập vải rộn muôn nhà Giã thu thổi không ngớt Ải Ngọc tình bao la…

(Lý Bạch “Tí dạ thu ca”)

Tiếng đập vải vang lên trong đêm thật là cảm động, len lái trong không gian cùng với tiếng chày, là cơn gió thu đầy buồn thương buốt lạnh thổi từ lòng người ra nơi quan ải xa xôi, hình ảnh những người chinh phụ cần mẫn, tận tuỵ hiện ra sắc nét gợi cho lòng người nỗi lo, nỗi đau lớn lao dường như đang bao trùm ngàn vạn nhà có người thân ra trận. Gắng sức trong đêm lạnh, giặt áo cho chồng hay cũng chính là gieo vào niềm tin về một mùa đông Êm áp mong gửi tình này theo giã, theo tấm áo cho chồng. Cái đích của tình cảm gửi đến là ải Ngọc Môn - đây là biểu trưng cho chiến tranh, cho xa cách nhớ thương ngàn đời của các cặp vợ chồng trên đất nước luôn xảy ra tao loạn.

Tiếng chày đập vải là biểu hiện cụ thể của tình cảm nhớ thương, lo lắng của vợ đối với chồng trong xa cách. Hình tượng người chinh phụ đập áo gửi ra sa trường trong bài “Đảo y” (Đỗ Phủ) được miêu tả cụ thể: thu đến lau sạch tảng đá để giặt, dùng hết sức mình chẳng quản mệt nhọc nện

áo và có cả niềm hi vọng “Để chàng nghe thoảng tiếng chày canh thâu”. Trong bài “Đảo y thiên” của Lý Bạch cũng bắt gặp hình ảnh người chinh phô xa chồng đã mười năm, nhiều trạng thái tình cảm cứ đan xen trong nàng: hy vọng rồi thất vọng, đợi chờ và mơ ước… tác giả không chỉ nói về người chinh phụ mà còn cả sự hiện diện của chinh phu qua trí tưởng tượng của nàng. Trước cái lạnh của đất trời lòng người đã có sự cộng cảm từ đó dấy lên một ước mơ táo bạo của nàng mang theo nỗi khát khao hạnh phúc cháy bỏng khi chốt lại bài thơ

Năm sau nếu chàng vẫn lại đi nơi biên tái

Thiếp nguyện là một đoá mây trôi ở chốn Dương Đài.

Âm thanh hay cũng chính là yếu tố “động” trong thơ. Cái “động” được biểu hiện bằng trực giác là rất quan trọng cho việc miêu tả, nhưng với người Trung Quốc nhiều khi lại có xu hướng hướng tới cái “động” bằng tâm giác-âm thanh của tâm tưởng:

Thuỳ gia tư phụ thu đảo bạch Nguyệt khổ phong thê châm thử bi Bát nguyệt cửu nguyệt chính trường dạ Thiên thanh vạn thanh vô liễu thuỳ Ưng đáo thiên minh đầu tận bạch Nhất thanh thiên đắc nhất hành ti.

(Bạch Cư Dị “Văn dạ châm”)

Ngọn giã thu buốt lạnh cùng vầng trăng sầu tiếng chày ảo não đã hoà nhịp làm nên bức tranh tâm trạng bao nhiêu nhớ thương bao nhiêu khao khát đều gửi vào từng tiếng chày đập vải “thiên thanh vạn thanh”suốt đêm trường. Mỗi tiếng chày ứng với một sợi tóc. Mái tóc bạc ngoài ý nghĩa biểu trưng cho thời gian một kiếp người, nó còn mang sức nặng khác phải gửi gắm bao nhiêu huyết khí phải nhớ thương sâu nặng đến nhường nào thì mỗi tiếng chày làm bạc thêm một sợi tóc phải là tiếng chày chất chứa bao đớn đau mới khiến thi nhân chỉ mới nghe thôi đã tưởng ra đầu bạc.Thi nhân đã lắng đón âm thanh bằng“tâm giác” bằng cả sự đồng điệu của tâm hồn.Tiếng chày đập vải vọng lên trong đêm ở bài thơ này không còn đơn

thuần mang ý nghĩa công việc mà đó là tiếng chày tâm trạng của tình li biệt.

Âm thanh tiếng chày đập vải trong Đường thi đã trở thành một tín hiệu biểu tượng nghệ thuật về mùa thu, chiến tranh và nỗi sầu biệt li. Không hề có một lời tố cáo chiến tranh nhưng tiếng chày đập vải trong đêm cứ mỗi độ thu về còn gieo vào lòng người nỗi niềm trắc Èn về tội ác chiến tranh gây ra bao cảnh li tán thương tâm không thôi làm nhói buốt lòng người.

*Âm nhạc( tiếng đàn, tiếng sáo…)

Âm thanh bao giờ cũng động. Nó phá vỡ sự yên tĩnh của không gian làm bừng tỉnh tâm hồn. Với sự mẫn cảm của thi nhân dù chỉ là những tiếng động rất khẽ của thiên nhiên: tiếng trùng rỉ rả, tiếng mưa đêm nhè nhẹ… hay là tiếng động do con người tạo ra: một tiếng chuông chùa xa vắng, một tiếng sáo đơn côi hay khóc đàn dạo nhẹ… được cất lên trong những thời khắc đặc biệt sẽ tạo những rung động trong tâm hồn nhạy cảm của thi nhân. Ở thơ Đường bộc lộ nỗi niềm riêng tây đều được nhà thơ thể hiện qua ánh nhìn nét nghĩ nhiều hơn là nói ra thành lời.Với “âm thanh hữu tình” các nhà thơ đã “cảm nhận cái vang vọng của nó nhiều hơn là miêu tả chính nó” là cái cớ để gửi gắm “cái gì lắng sâu” trong cõi lòng người,đầy sức ám gợi.

Trong quan niệm của người Trung Quốc “tâm tri ưu hĩ, ngã ca thả dao”-lòng ta buồn ta ca ta hát. Với người Trung Quốc âm nhạc là một phần rất quan trọng trong đời sống tinh thần của họ khi vui, khi buồn người ta đều tìm đến âm nhạc để giãi bày tâm tư, tình cảm.

Không chỉ đơn thuần là âm thanh của nhạc lý, âm nhạc trong thơ Đường còn là phương tiện truyền tải tình cảm con người trong xa cách, chủ yếu qua âm thanh của tiếng đàn, tiếng sáo, chúng tôi thống kê được có 11/115 bài thơ âm nhạc biểu hiện tâm trạng li biệt.

Bất tri hà xứ xuy lô quản

Nhất dạ chinh nhân tận vọng hương.

Tiếng sáo trong đêm đánh thức lòng chinh nhân nỗi nhớ nhà tê tái. Tiếng sáo vô tình khơi gợi nỗi nhớ hay trong sâu thẳm lòng người xa quê tình cảm đó luôn thường trực mà chỉ cần có cơ hội nỗi nhớ lại bừng lên thiêu đốt tâm can người xa quê.

Những khoảnh khắc thời gian đặc biệt trong ngày(chiều tà, canh khuya) thường gợi lên trong lòng người li biệt nhiều ám ảnh, trên cái nền không-thời gian Êy âm thanh của một khúc “chiết liễu” hay một điệu đàn cô tịch sẽ đánh thức nỗi sầu nhớ của tình người trong xa cách day dứt hơn bao giê:

Khói lửa thành tây vòi vọi lầu Quanh mình gió bể bóng chiều thu Lại thêm tiếng sáo “Quan Sơn nguyệt”

Muôn dặm phòng khuê xiết kẻ sầu.

(Vương Xương Linh “Tòng quân hành”)

Người khuê phụ đang phải sống trong nỗi xót xa và lo sợ cho tính mạng của chồng nơi chiến địa. Cái lạnh của đất trời “hải phong thu” cùng tính chất hiểm nguy nơi chiến địa “phong hoả thành tây”, nỗi niềm Êy dấy lên trong chiều lạnh bất chợt cùng với tiếng sáo réo rắt khúc “Quan Sơn nguyệt” dìm người cô phụ xuống biển “sầu”.

Trong phần “Thập dực” ở Kinh Dịch, Khổng Tử nói: “Các âm thanh giống nhau thì hô ứng nhau, các khí giống nhau thì tìm đến nhau”[18:57]. “Quy luật cộng minh” của thế giới mà Khổng Tử nhắc đến sự hô ứng của thanh âm. Thanh âm vốn có tiếng vang và có sự đồng vọng nên dễ lan truyền, gây những xung động mãnh liệt trong tâm linh-cửa ngõ của các giác quan nhạy cảm nhất tinh tế nhất của con người. Thanh âm gọi những tiếng lòng đồng điệu từ trái tim đến trái tim. Âm nhạc vốn là một thanh âm do con người tạo nên khi thanh âm được cất lên là lúc con người tràn đầy

cảm xúc hoặc tâm trạng nghĩ suy vào những khoảng thời gian đặc biệt.Trong thơ Đường con người đặc biệt nhạy cảm với những thanh âm vang lên khi chiều xuống đêm về.

Nếu chiều về như thúc như giục con người mau trở về với tổ Êm thì cái không khí tàn tạ phôi pha của trời chiều cũng gợi lòng người lữ thứ nỗi sầu nhớ cố hương. Nhưng qua khảo sát chúng tôi còn nhận ra thấy có một khoảng không gian nữa được thể hiện trong thơ Đường gây ám ảnh lòng người trong xa cách Êy là khoảng không gian khi đêm về. Không gian vào đêm thường yên tĩnh, vắng lặng khiến cho con người có thể chìm vào chiều sâu nghĩ về mình, suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, để cùng hoá thân vào bao kiếp người nênh nổi, trong đêm con người dễ lắng nghe được những tiếng nói tâm tình xuất phát từ sâu thẳm cõi lòng: sự hồi tưởng, kỷ niệm và nỗi nhớ được đánh thức thấm thía.

Đêm còn là thời khắc đồng nghĩa với sự ngừng hoạt động, con người và vũ trụ thường miên man rơi vào cõi quên nên vào thời khắc này chỉ một thanh âm rất xa nhẹ thôi cũng khiến con người như bừng tỉnh, thảng thốt. Bởi thế âm thanh ai hoài của một tiếng đàn hay một tiếng sáo cũng khiến lay gọi đánh thức lòng người, đặc biệt với những kẻ đang thổn thức với nỗi sầu biệt li.

Viễn thính giang thượng địch Lâm tràng nhất tống quân Hoàn sầu độc túc dạ

Cánh thướng quận trai văn.

(Vi Ứng Vật “Thính giang địch Tống lục thị ngự”) (Xa xa nghe tiếng sáo trên sông

Nâng chén tiễn đưa bác

Còn buồn những đêm nằm một mình

Khó có thể tách bạch được tiếng sáo trong đêm vẳng tới bên nhà thơ hay là tiếng sáo ngày qua đang da diết từ tiềm thức, từ nỗi nhớ Lục thị ngự. Tiếng sáo đã nhấn sâu niềm thao thức, trăn trở của tâm hồn thi nhân, nó trở thành trung gian nối liền giữa hiện thực và tiềm thức, ám ảnh trong tâm hồn thi nhân về phút giây giã biệt bạn. Trong đêm thanh vắng, chỉ có tâm hồn thao thức trăn trở hay một chút không bình yên mới lắng nghe tiếng sáo để chạnh lòng như thế.

Cùng với dòng nước, chiết liễu, trăng… âm thanh trong Đường thi là tín hiệu, là hình tượng thể hiện sự li biệt. Âm thanh có sức vang vọng lan toả đã đi vào thơ Đường làm phương tiện để truyền tải được bao nhiêu nỗi khổ biệt li của thi nhân nói riêng, con người nói chung đến với độc giả tri âm, đó là những dư vị sâu lắng nhất về tình đời tình người. Tiếng chày đập vải canh khuya của bao người phụ nữ Trung Quốc, khúc đàn, sáo văng vẳng ai oán trong những thời khắc đặc biệt, là những âm thanh mang tâm trạng, là sự ý thức sâu sắc nỗi lòng trong li biệt ở các thi nhân.

Chọn lọc để cảm và hiểu những cảm thức biệt li của thi nhân đời Đường qua một số biểu tượng chúng tôi chỉ dừng lại ở một số biểu tượng tiêu biểu. Chừng Êy biểu tượng chưa phải là tất cả, nhưng những rung động vi tế nhất của lòng người trong li biệt đã được tái hiện một cách chân thực và sâu sắc nhất. Tuy là biểu tượng cho sù li biệt nhưng ở mỗi nhà thơ thì các biểu tượng đó lại được thể hiện khác nhau, làm nên cảm hứng bất tận cho đề tài “biệt li” trong thơ Đường.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w