Tìn h cảnh giao dung

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 104 - 110)

* Mối quan hệ “cảnh” – “tình” là một phạm trù thẩm mỹ quan trọng của nghệ thuật mỹ học cổ điển Trung Quốc. Là linh hồn của văn học nghệ thuật, đem lại những hứng thú và hưởng thụ thẩm mỹ vô hạn trong quá trình sáng tạo và khám phá văn học.

Đã có nhiều ý kiến của các nhà nghệ thuật và các nhà nghiên cứu bàn về nghệ thuật gắn kết giữa cảnh và tình trong văn học.

Lục Cơ thời Lưỡng Tấn trong Văn phú có viết “Bi lạc diệp vu kinh thu hỉ nhu điều vu phương xuân“ có nghĩa là: nỗi lòng buồn vui của nhà thơ, Êy là khi nhìn thấy lá rụng mùa thu và cây xanh mùa xuân mà nảy ra. Lưu Hiệp thời Nam Triều “Văn tâm điêu long” phát biểu: “Đăng sơn tắc tình mãn vu sơn, quan hải tắc ý dật vu hải” – tình cảm nhà thơ nảy sinh ra thường thường gửi gắm ở nơi vách non mặt biển mà chính mắt mình nhìn thấy. [Dẫn theo 35: 204]

Đời Đường, Vương Xương Linh đã đề xuất trong tác phẩm “Tam cảnh”:

“Thi hữu tam cảnh” Thơ có ba cảnh: vật cảnh, tình cảnh và ý cảnh.

Đặc biệt đến đời Minh – Thanh, Vương Phu Chi đã đề cập đến sự giao hoà gắn kết giữa tình và cảnh:“Tình cảnh tuy hữu tâm tại tâm tại vật chi phân nhi. Cảnh sinh tình, tình sinh cản, ai lạc chi xó, vinh tụy chi nghênh kỳ trạch”- Tình cảnh tuy có chia ra ở tâm ở vật khác nhau nhưng cảnh sinh tình, tình sinh cảnh, buồn vui tiếp xúc với nhau, tươi khô nghênh đón nhau, đều ở lẫn với nhau một chỗ vậy [Dẫn theo 35: 205]

Có thể nói mối quan hệ “tình” và “cảnh” trong thi ca mà các nhà lí luận Trung Quốc nêu ra là khẳng định tình và cảnh hài hòa, tâm vàvật đồng nhất. Đảm bảo được yếu tố đó mới là tác phẩm hay.

- Tình: thuộc về thế giới tình cảm của con người mang những cung bậc tâm trạng khác nhau: ái, ố, hỉ, nộ, sầu, bi, oán, hận…

- Cảnh: là cảnh sắc, cảnh vật thuộc về thế giới thiên nhiên, tự nhiên cũng có khi do con người tạo nên (cảnh nhộn nhịp hoặc buồn bã, …)

Đây là hai phạm trù thuộc về hai đối tượng hoàn toàn khác nhau, một thuộc về con người, một thuộc về tự nhiên nhưng từ lâu các nhà nghệ thuật đã phát hiện được “cảnh” có thể làm phương tiện để truyền tải “tình” của con người. Nói cách khác thì: “sự bột phát và lan toả mạnh mẽ của tình cảm là linh hồn và sinh mệnh của ý cảnh. Đây là hai yếu tố, hai tiêu chí quan trọng, gắn bó không thể chia cắt được” (Trần Lê Bảo: “ý cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc”).

Đó là lÝ do cho thấy “Thơ cổ Trung Quốc thường gợi hứng từ thiên nhiên… tìm kiếm mối giao cảm giữa con người và thiên nhiên là một nguyên tắc cấu tứ phổ biến của thơ cổ Trung Quốc”. [Dẫn theo:39]

Để làm rõ mối quan hệ gắn kết “tình”- “cảnh” chúng tôi xin dẫn nhận định sau của GS. Nhữ Thành về cách nhìn so sánh trong quan niệm của phương Đông và phương Tây bàn về sự gắn kết các mối quan hệ trong nghệ thuật: Các nhà thơ châu Âu ngay từ thời cổ xa đã tách sự vật ra khỏi thơ, đơn nhất hoá nó mô tả những điểm khu biệt của nó trong một giây phút duy nhất. Chẳng hạn để nói lên tầm cao của một công trình xây dựng, Huy gô trong “Aymêrilô” mô tả chiều cao bằng chiều cao. Để làm điều này tác giả phải diễn tả rất nhiều. Nhưng các nhà thơ Đường không làm thế bao giờ. Nhà thơ khảo sát sự vật không phải là để chạy vào sự vật mà để phát hiện mối quan hệ, quan hệ này không có ngay được bằng giác quan mà đến với chúng ta sau một qúa trình suy nghĩ. Cụ thể là nhà thơ Vương Chi Hoán khi muốn mô tả chiều cao với chiều rộng của toà lầu, ông đã đồng nhất hoá hai đại lượng đó và từ sự đồng nhất hoá Êy người đọc có một cách chiếm hữu riêng, một thi tứ rất riêng Đường thi về độ cao của tầng lầu :

Dục cùng thiên lý mục Cánh thướng nhất tằng lâu. (Mắt muốn nhìn ngàn dặm Hãy lên một tầng lầu).

(Đăng Quán Tước lâu)

Người đọc thơ Đường đã phải tự mình phát hiện ra cái quan hệ về chiều cao và chiều rộng của lầu Quán Tước theo cách của riêng mình mà người nghệ sĩ không bao giờ nói hộ, không bao giờ mô tả.

Từ cách nhìn trên về sự đồng nhất các hiện tượng cuộc sống phản ánh trong thi ca để tạo nên bước đột phá trong cảm nhận nghệ thuật. Ta thấy việc coi trọng quan niệm “tình cảnh giao dung” (tình và cảnh hoà quyện) là cách cấu tứ hết sức tinh tế trong thơ Đường. Con người có xu hướng được sẻ chia, giãi bày những tâm tình từ trong cõi lòng thẳm sâu nhưng không phải lúc nào người ta cũng dễ dàng bộc lộ ra được. Các thi nhân phương Đông hàng

ngàn năm qua đã dùng phương thức “dùng cảnh ngụ tình” để thể hiện thế giới tình cảm phong phú mà nhiều phức tạp tinh tế nhiều khi khó có thể cắt nghĩa trực tiếp nhất là những tâm tư trong hoàn cảnh chia tay li biệt nhau:

Thiên hạ thương tâm xứ Lao Lao tống khách đình Xuân phong tri biệt khổ Bất khiển liễu điều xanh.

Khách li biệt và cảnh vật hoà hợp nhau trong mối tương thông, tương cảm. Tình người trong li biệt đầy nỗi niềm thuơng tâm xót xa, thiên nhiên như cảm thông với nỗi đau Êy của con người nên ngọn gió xuân không nỡ làm cho liễu xanh cành vì cành liễu xanh gợi buồn “chiết liễu” nỗi buồn chia li. Cảnh xuân nhuốm sắc màu tâm trạng con người trong xa cách.

Hầu nh ta không bao giờ thấy thơ Đường phủ nhận tính chất hữu linh của thiên nhiên, mà chỉ thấy thiên nhiên hữu linh, hữu tình, hữu tâm.

Thỉnh quân thí vấn đông lưu thuỷ Biệt hận dữ chi thuỳ đoản trường

Có mét sự cảm thông kỳ lạ giữa con người với cảnh vật đến nỗi khi con người không thể nói hết tâm tình của mình mà cậy cảnh vật, thiên nhiên bày tỏ ở khoảng “vô ngôn” của tâm tình, và người ta đã dùng ngôn ngữ của thiên nhiên để thể hiện :

Nhất khứ Cô Tô bất phục phản Ngạn bàng đào lý vị thuỳ xuân

(Cô Tô một chuyến đi, đi biệt Đào lý bên bờ xuân với ai?).

(Lâu Dĩnh: “Tây Thi Thạch”) Nàng Tây thi đã đi không trở lại, cây đào lý kia ngày xa đã vì nàng mà đem vẻ xuân về, bây giờ nàng không còn nữa sao đào lý xanh tươi một cách vô tình như vậy: Trách liễu, trách đào vô tình trong quan niệm của thi nhân chúng vốn “hữu tình, đa tình” sao nay lại nỡ vô tình? Những câu thơ chất chứa tâm tình của con người khi gặp được cảnh thì “lan toả mở rộng

trong không gian vận động tràn đầy như một dòng khí chảy suốt bài thơ và để lại dư âm trong lòng người đọc”. (Trần Lê Bảo)

Đạm đạm trường giang thuỷ Du du viễn khách tình

Lạc hoa tương dữ hận Đáo địa nhất vô thanh.

(Vi Thừa Khánh “Nam hành biệt đệ”)

(Sông dài nước chảy lênh đênh

Dặm nghìn đất khách mối tình mênh mông Hoa kia chia mối hận lòng

Lúc rơi xuống đất tuyệt không tiếng gì )

Nếu như câu đầu tả cảnh sông dài, lờ lững dòng sông chứa đầy tâm trạng chia li như muốn níu kéo điều gì, thì đến câu thứ hai tình khách mênh mang trải dài trên sông nước. Hai từ “đạm đạm”,“du du” đặt ở đầu hai câu thơ khiến cho dòng sông vô tình như hai dòng sông chảy song song như chất chồng lên nhau nhưng chẳng thể hoà thành một mà chỉ làm dấy lên khao khát gửi gắm và chia sẻ thi nhân dùng sự lặng lẽ của cánh hoa rơi để thể hiện sự xao động trong tâm hồn. “Hoa lìa cành” cũng như người có tình phải sống trong li biệt, từ hoa rơi mạng hận li biệt đến lòng người.

Nhà hoa đạo Nhật Bản Ohasawa đã nói “Hội hoạ có thể dùng màu hoặc không cần màu sắc vẫn tạo được sự rung cảm của người xem” [27:44]. Và từ đó tác giả đi đến kết luận quan trọng “nghệ thuật không phải là nô lệ của sự vật, nghệ thuật không tự khép mình vào mỗi việc mô phỏng thiên nhiên, nếu không nghệ thuật chỉ là việc sao chép, chụp hình. Nghệ thuật phải làm sao dẫn dắt tâm hồn vào tận thế giới hư linh, vô ảnh”. [27: 44]

Sự tương giao của nỗi niềm con người với cảnh vật trong nỗi niềm li biệt ở thơ Đường nhiều tác phẩm đã đạt đến trình độ “vô ngôn” tức là

đã có thể đến được “thế giới hư linh, vô ảnh” sâu sắc trong biểu hiện tâm trạng li biệt:

Đa tình khước thị tổng vô tình Duy giác tôn tiền tiếu bất thành Lạp chúc hữu tâm hoàn tích biệt Thế nhân thùy lệ đáo thiên minh.

(Đỗ Mục “Tặng biệt”) (Đa tình mà lại hoá vô tình

Thật khó làm vui trước chén quỳnh Chiếc nến có lòng còn luyến tiếc Thay người nhỏ lệ suốt năm canh)

Cả bài thơ thể hiện tình li biệt. Câu thơ đầu tưởng nh là một nghịch lý “Đa tình mà lại hoá vô tình nhưng chỉ những ai thuộc giống đa tình mới hiểu rằng khi tình cảm quá nặng sâu thì ngôn ngữ đành bất lực (chỉ còn biết yên lặng bên nhau). Làm sao diễn đạt được tâm tình bằng ngôn ngữ. Nhưng không nói với nhau một lời thì “đa tình” với “vô tình” có khác gì nhau đâu? Vậy là cảnh vật sẽ nói thay lòng người, tình li biệt của đôi tri kỉ đã truyền vào cảnh vật, khiến vật vô tri thành hữu tâm. Ngọn nến tiếc thương đau xót đến biến toàn thân thành lệ. Giọt lệ nến là ngôn ngữ im lặng của kể đa tình đang “đối diện đàm tâm”.

Vậy là, sự cảm ứng cộng hưởng của tâm hồn ở đây phải bằng sự im lặng mới thật là tri âm, tâm tình của con người ở hoàn cảnh này được gửi gắm nhiều nhất, tạo nên dư ba trong lòng người mạnh mẽ.

Tính chất giao hoà, tương thông của cảnh và tình tránh chỉ được hiểu mang nghĩa phiến diện, chỉ những yếu tố giống nhau về tính chất nào đó (hoa lìa cành / người với người phải chia xa) mới tương thông tương cảm. Cũng có khi “tình”- “cảnh” không đồng nhất về tính chất nhưng vẫn “giao dung” thể hiện tình người

Dương Tử giang đầu dương liễu xuân Dương hoa sầu sát độ giang nhân

Sở thanh phong địch li đình vãn

Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần.

(Trịnh Cốc “Hoài thượng biệt hữu nhân”) (Bên sông Dương Tử, dương liễu đượm màu xuân Hoa dương liễu làm cho người qua sông buồn đến chết Vài tiếng gió vi vút ở đình li biệt buổi chiều hôm

Anh đi tới vùng sông Tiêu, sông Tương tôi đi tới đất Tần) Cuộc tiễn biệt bên sông, cảnh vật và lòng người nh hai sắc màu tương phải. Cảnh sắc tắm mình trong sắc xuân hữu tình gợi sự tốt tươi, mùa xuân là mùa của đoàn viên sum vầy, là mùa bắt đầu cho sự sống mới. Đối lập với sắc xuân kia là nỗi niềm buồn sầu ngổn ngang “trăm nỗi tơ vò” trong lòng người khi phải chia xa nhau Hai người bạn chia tay nhau đi về hai ngả một hướng Tiêu Tương, một hướng Tần . Nỗi buồn đau đó dường

nh lan toả khắp không gian mùa xuân nhuốm sắc li biệt “sầu sát” buồn đến chết. Hoá ra sắc xuân gợi ra nỗi trớ trêu với lòng người , làm nỗi sầu càng sầu hơn.

Nói “Tình – cảnh giao dung” là khẳng định mối quan hệ bền chặt đăp đổi cho nhau của hai yếu tố “tình” và “cảnh” trong văn học. Với biến cố biệt li, trong phút giờ chia li và xa cách nỗi nhớ niềm thương là tình cảm thường trực day dứt lòng, khi mọi ngôn ngữ đều bất lực để giãi bày tình cảm hơn lúc nào tình người hoà vào bức tranh ngoại cảnh (Tình trung cảnh, cảnh trung tình) để bức tranh tâm cảnh hiện ra trọn vẹn nhất - tình người trong li biệt.

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w