CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN BIỆT LI TRONG THƠ ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 83 - 84)

Văn học là một thành tố của văn hoá. Nó là sự “tự ý thức văn hoá” của mỗi dân tộc. Văn học Trung Quốc là một nền văn học hết sức phong phú và độc đáo, đã làm xúc động bao thế hệ người đọc Trung Quốc xưa nay, song nhiều chỗ vẫn còn là điều xa lạ, thậm chí như một “âm bản đen trắng” đối với các dân tộc khác muốn khám phá nó.

Với thi ca, người Trung Quốc đặc biệt đề cao, họ tự hào tổ quốc mình là đất nước của thơ - thi ca chi bang. Thơ là nỗi niềm phát khởi thành

lời, người ta mượn thơ để giãi bày tâm sự, gửi gắm niềm tin, thanh lọc tâm hồn giữa cuộc đời đầy bất trắc này.

Trong vô vàn những tâm sự về cuộc đời, tiếng thơ li biệt trong Đường thi sao mà nhiều đến vậy. Nó không chỉ là một trong những đề tài lớn mà phản ánh vấn đề này là cả một hệ thống các biểu tượng, các thủ pháp…nhằm biểu hiện tình cảm con người khi đứng trước biến cố chia li, xa cách với những gì thân thiết nhất của đời người. Khám phá thế giới tinh thần hết sức nhạy cảm Êy của con người Trung Quốc không gì khác bằng việc chúng ta phải “giải mã” được các biểu tượng, lý giải được các phương thức tượng trưng… được người nghệ sĩ xưa “yểm” vào từng sự vật – hiện tượng cụ thể làm thành phương thức tư duy bất di bất dịch, khi nói tới biệt li. Nhà Trung Quốc học người Nga V.M Alếchxêép “Muốn hiểu được văn học một dân tộc nào đó trước hết phải hiểu được các tượng trưng mà dân tộc đó dùng”. (Dẫn theo Nguyễn Sĩ Đại).

Một phần của tài liệu biệt li trong thơ đường (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w