Thanh thanh nhất thụ thương tâm sắc Tằng nhập kỷ nhân ly hận trung.
(Bạch Cư Dị “Thanh Môn Liễu”) “Liễu” là hình ảnh không xa lạ trong cuộc sống cũng như trong thơ ca. Từ Kinh Thi – tập thơ ca đầu tiên của người Trung Quốc thì hình ảnh cây liễu đã xuất hiện như một tín hiệu nghệ thuật đẹp đẽ, đầy ý nghĩa.
Thuở lên đường liễu dương tha thướt Nay trở về mưa tuyết tuôn rơi.
[Dẫn theo: 43:37]
Trong cuốn “Điển hay tích lạ” có tích: Liễu Chương Đài. Tích này kể về tình ý của Hàn Hoành và kỹ nữ họ Liễu ở Chương Đài. Từ tích Êy, hình ảnh cây liễu là biểu tượng của lời ướm hỏi tình cảm của con người, đồng thời thể hiện sự biệt li, chia cách.
Gắn víi “Liễu” còn nhắc ta một nét văn hoá đặc trưng là “bẻ liễu” (Chiết liễu) khi chia tay. Người Trung Quốc có tục lệ khi chia tay thì bẻ cành liễu như là dấu Ên biểu thị niềm lưu luyến, nhớ thương của kẻ ở người đi, là dấu Ên tình cảm trong giờ phút chia biệt, xa cách. Dân ca Bắc Triều “Cổ giác hành xuý khúc” có thiên “Chiết dương liễu chi” :
Thượng mã bất tróc tiện Phản áo dương liễu chi Hạ mã xuy hoành địch Sầu sát hành khách nhi.
(Lên ngựa không bắt được roi Quay lại bẻ cành dương liễu Xuống ngựa thổi sáo
Mối sầu (nh) giết chết khách đi đường).
Bẻ liễu tặng nhau là biểu thị sự thương nhớ. “Chiết liễu” là biểu tượng của sự khổ biệt. Vì thế chỉ một cành dương liễu cũng đủ thể hiện hết nỗi sầu muộn trong lòng người khi phải cách xa.
Đến đời Đường, “liễu”đã đi vào thơ với nhiều ý nghĩa và mô thức tình cảm khác nhau. Trong đó nỗi niềm khi chia tay tiễn biệt, thương nhớ khi xa cách là nội dung chính về đề tài biệt li chủ đạo, chiếm hầu hết trong các bài thơ đề cập đến hình ảnh “liễu”. Qua khảo sát ở 115 bài thơ trong hai tập “Thơ Đường” của Nam Trân tuyển chọn, cái tôi nhận thấy hình ảnh “liễu” xuất hiện với tần số 12/115 bài. Ngoài ra còn thấy rải rác trong các cuốn sách khác.
* “Liễu” – biểu trưng cho tình cảm lúc tiễn biệt
- Tình cảm của con người khi xa cách được “Liễu” biểu trưng như một hình ảnh đẹp đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật chuyển tải những nỗi niềm của người sống trong cảnh “muôn trùng cách trở”. Bạch Cư Dị đã coi liễu nh là thứ cây li biệt:
Thanh thanh nhất thụ thương tâm sắc Tằng nhập kỷ nhân ly hận trung Vị cận đô môn đa tống biệt
Trường điều phàn chiết hàm xuân phong.
(Bạch Cư Dị “Thanh Môn liễu”) (Một cây xanh mầu sắc thương tâm
Đã đi vào hận biệt li của người Vì ở gần cửa có nhiều cuộc tiễn đưa Cành liễu dài bẻ nhiều gió xuân).
Sắc liễu ở đây không còn là sắc xanh tươi non báo hiệu mùa xuân đã về mà trở thành “thương tâm sắc”. Bởi biệt li là khổ đau, cành liễu là vật khi chia tay con người thường trao gửi cho nhau như là dấu Ên biểu hiện tình cảm li biệt. Những hình ảnh “liễu” xuất hiện trong thơ luôn mang sắc thái “khổ” “Thương tâm”,“sầu” “hận”. Vì thế “liễu” chứa đựng rất nhiều tình cảm sâu sắc
Dương liễu đông môn thụ Thanh thanh giáp ngự hà Cận lai phan chiết khổ Ứng vị biệt li đa.
(Vương Chi Hoán) (Cây dương liễu ở cửa phía đông Xanh tươi chầu ở hai bên bờ sông Gần đây khổ vì bị bẻ nhiều
Bởi vì nhiều li biệt)
Trong bài thơ này, nhà thơ trong trực tiếp nói đến hoàn cảnh li biệt cụ thể. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh cây liễu bên sông, chữ “khổ” là trạng thái của cây liễu (gần đây khổ vì bị bẻ nhiều), “liễu” khổ hay tình người khổ đau trước li biệt. “Liễu khổ” vì bẻ nhiều, vì có nhiều cuộc chia li. Chia tay nhau bẻ một cành liễu – biểu hiện của tình lưu luyến nhớ thương, sầu đau… của kẻ ở người đi. Vậy nỗi khổ kia của liễu hay của chính con người…Không chỉ cây liễu trở thành cây “thương tâm” “cây khổ” mà cả nơi hiện ra chia biệt cũng là “chốn thương tân”
Thiên hạ thương tâm xứ Lao Lao tống khách đình Xuân phong tri biệt khổ Bất khiển liễu điều xanh.
(Lí Bạch -“Lao Lao đình”) (Trong thiên hạ đấy là chốn thương tâm Đình Lao Lao chỗ tiễn đưa nhau
Gió xuân biết li biệt khổ nh thế Nên không cho liễu xanh làm gì).
“Lao Lao đình” là một địa danh nổi tiếng ở phía nam huyện Giang Ninh tỉnh Giang Tô ngày nay. Nơi đây xưa kia thường diễn ra các cuộc tiễn đưa, bởi thế nhà thơ mới gọi là “chốn thương tâm”. Tên địa danh “Lao Lao” đã chỉ nỗi khổ, vất vả, đồng thời cả trạng thái bất ổn trong lòng người. Từ câu
đầu đến câu cuối cùng của bài thơ đã thể hiện nỗi “khổ biệt” đặc biệt là ở cuối bài thơ sự đau khổ, thương tâm tột cùng được đặt vào hình ảnh “xuân phong” “liễu”. Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, là mùa mà liễu nảy chồi, xanh cành tốt lá. Nhờ đó mà người chia tay có thể vín cành bẻ liễu tặng nhau lúc tiễn biệt. Vậy mà ở đây, nhà thơ đã đưa ra một giả định thật lạ lùng “gió xuân xót li biệt/ Chẳng khiến liễu xanh cành”. Hoá ra trong tâm thức của thi nhân liễu không xanh thì không có li biệt, cũng chẳng có mối hận cách xa. Nhà thơ đã thể hiện sâu sắc nỗi đau khổ của lòng người khi li biệt qua ước muốn liễu không xanh. Con người li biệt đâu phải do liễu xanh. Nhưng nhìn thấy liễu là nhìn thấy biểu tượng của sự xa cách khiến cho thi nhân xót xa. Bởi “duy hữu thuỳ dương quản biệt li” - Chỉ có liễu rủ là biết chuyện biệt li (Lưu Thuấn Vũ). Đó là sự hoà hợp đồng cảm sâu sắc giữa ngoại giới và nội tâm con người.
Hầu hết các bài thơ có hình ảnh “liễu” đều biểu thị cho sù li biệt.Vậy là “liễu” tự thân khoác lên mình tấm áo mang màu sắc màu chia li.
Hảo thị xuân phong hồ thượng đình Liễu điều đằng mạn hệ ly tình.
(Nhung Dục”Biệt hồ thượng đình”)
(Gió xuân thổi bên đình trên hồ cảnh thật đẹp Tơ liễu vấn vít như buộc mối tình)
Nỗi niềm lưu luyến trong lòng người đã lan sang cả cảnh vật. Dây tơ liễu vốn chỉ là vật vô tri nhưng ở đây nó lại như một thứ dây tơ buộc chặt mối tình. Dây tơ liễu đã trở thành một thực thể hữu tình thể hiện sự lưu luyến trong tình cảm con người trước giờ phút chia li. Tơ liễu hay cũng chính là tơ lòng – sao mong manh nhưng bền chặt làm như vậy “dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”(Nguyễn Du).Thế mới biết tình li biệt sâu nặng đến nhường nào, dứt áo buông tay thật chẳng dễ.
Trong tích “Chương Đài liễu ” có hai bài thơ nổi tiếng, đó là lời ướm hỏi đối đáp của tình nhân trong xa cách. Lời ướm hỏi:
Chương Đài liễu! Chương Đài liễu Tích nhật thanh thanh kim tại phủ? Túng sử trường điều tự cựu thuỳ Dã ưng phan chiết tha nhân thứ.
( Liễu ơi, hỡi liễu Chương Đài. Ngày xưa xanh biếc hỏi nay có còn? Ví tơ buông vẫn xanh rên
Hay vào tay khác khó còn nguyên xưa). Và bài thơ trả lời:
Dương liễu chi, phương phi tiết Khả hận niên niên tặng li biệt Nhất diệp tuỳ phong hốt báo thu Túng sử quân lai khởi tham chiết.
(Xanh non cành liễu đương tươi Năm năm luống để tặng người biệt li Thu sang quyện lá vàng đi
Chàng về biết có còn gì bẻ vin đi )
( Dẫn theo: “ Điển hay tích lạ”) Qua hình ảnh dương liễu hai bài thơ đã bộc lộ nỗi niềm xa cách của tình nhân với với nhau. Nói cách khác “Liễu” nh một phương tiện biểu đạt tình cảm của con người lúc xa nhau.
Qua nhưng cuộc biệt li gắn với gốc liễu, sắc liễu, ta thấy “liễu” hiện lên nh một chứng nhân chứng kiến tính cảm cách xa của con người. Mấy ai tiễn nhau mà không với tay “chiết liễu” hòng mang theo tình thương nhớ. Vì vậy “liễu” đã trở thành loài cây biểu trưng cho tình li biệt.
Trường An mạnh thương vô cùng thụ Duy hữu thuỳ dương quản biệt li.
(Lưu Thuấn Vũ “ Dương liễu chi”) (Trường An có rất nhiều cây
Duy chỉ có liễu rủ là biết chuyện li biệt).
Trong xa cách nỗi nhớ dường như thấm thía hơn bao giờ hết vậy nên “liễu” trong hoàn cảnh đó như là hiện thân cho tình cảm tương tư.
Thanh giang nhất khúc liễu thiên điều Nhị thập niên tiền cựu bản kiều
Tằng dữ mĩ nhân kiều thượng biệt Hận vô tiêu tức đáo kim triêu.
( Lưu Vũ Tích : “Liễu chi từ”) (Bên mét khúc sông trong có cây liễu nghìn sợi tơ rủ Hai mươi năm trước trên những tấm ván cầu gỗ này Ta từng tiễn biệt biết bao nhiêu người đẹp
Chỉ giận đến nay chẳng có tin tức gì những con người Êy). Vẫn là hình ảnh liễu rủ, cũng với nỗi sầu hận của thi nhân đã mở ra một không gian và thời gian xa cách. Tơ liễu của ngày hôm nay với tơ liễu của “Hai mươi năm trước” vẫn không đổi thay nhưng những người tình lại bặt vô âm tín. Chỉ còn người ở lại vẫn ôm khối tình li biệt ngắm liễu bay để mà tự “hận”. Hiện thực chia li làm lòng người đau xót, sự xa cách về không gian, sự bặt tăm của người đi càng làm cho lòng ta đứt ruột, xót xa.
Hình ảnh “liễu” đi vào văn học trung đại Việt Nam mang tượng trưng cho tình li biệt. Trong “Chinh phụ ngâm” có viết:
Quân đưa chàng ruổi lên đường
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng.
Cũng vẫn mang nỗi niềm khi xa cách ta bắt gặp tích “Liễu Chương Đài” trong “Chiều hôm nhớ nhà” của bà huyện Thanh Quan.
Ngày mai gió cuốn chim bay mái Dặm liễu sương sa khách bước dồn Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
Có thể nói các thi nhân đời Đường đã dùng thơ như một phương tiện để giãi bày thế giới tình cảm của con người qua hệ thống ngôn từ hàm xúc.Việc sử dụng “liễu” như một biểu tượng nghệ thuật đã chứa đựng bao
giá trị sâu sắc. Cùng với các biểu tượng đặc trưng khác, “liễu” đã trở thành một biểu tượng về tình li biệt đầy ý nghĩa.