1. Giải pháp thứ nhấ t: Phương pháp dạy lắ thuyết
2.3.2. Bài tập viết đoạn mở bài theo mẫu, chuyển đổi kiểu mở bà
2.3.2.1. Mục đắch
Loại bài tập này giúp học sinh vận dụng lắ thuyết về các kiểu mở bài để viết đoạn văn cụ thể. Từ đó rèn luyện cho học sinh viết đoạn mở bài đạt yêu cầu (đúng) và viết đoạn mở bài hay, hấp dẫn, học sinh có thể chuyển đổi linh hoạt các kiểu mở bài: Từ trực tiếp sang gián tiếp, hoặc giữa các kiểu gián tiếp với nhau.
2.3.2.2. Yêu cầu
Rèn cho học sinh kĩ năng viết đoạn mở bài nhanh, thành thạo, từ đó viết được đoạn mở bài hay. Qua bài tập này các em sẽ tư duy linh hoạt, thắch ứng
được với các kiểu bài văn nghị luận hơn.
2.3.2.3. Bài tập
a) Bài tập viết đoạn mở bài theo mẫu
Với dạng bài tập này chúng tôi phân tắch đoạn mở bài mẫu từ đó rút ra cách viết các kiểu mở bài. Sau đó đưa ra một số đề bài để học sinh tự luyện tập (có gợi ý làm bài).
a1) Mở bài trực tiếp có thêm phần dẫn dắt Vắ dụ:
Ộ (1)Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn trong tập truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài, tác phẩm được giải nhất về truyện của hội văn nghệ Việt Nam năm 1955. (2) Đây là tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi về đề tài miền núi thời kì chống Pháp. (3)Thông qua số phận của A Phủ và Mị, nhà văn Tô Hoài đã đem lại cho chúng ta một sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tội ác của bọn thực dân Pháp, của bọn địa chủ phong kiến, cũng như về đời sống tăm tối, khổ nhục của những người dân lao động Mèo trên núi cao vùng Tây Bắc. (4)Từ thân phận nghèo khổ và sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi con người lao động ở đây, tác phẩm đã thể hiện một cách chân thực, sinh động quá trình thức tỉnh, con đường đến với cách mạng và trở thành lực lượng đáng tin cậy của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp của người nông dân miền núi. (5)Qua tác phẩm ca ngợi ý nghĩa nhân đạo đẹp đẽ của sự nghiệp giải phóng con người ra khỏi ách áp bức bóc lộtỢ
Đây là đoạn mở bài viết theo kiểu trực tiếp có thêm phần dẫn dắt - Câu (1), (2): Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Câu (3), (4), (5): Là những câu nêu vấn đề.
Để viết được mở bài này có thể tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Trình bày sơ lược về tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (nếu có).
- Bước 2: Nêu vấn đề (tức là nêu nội dung vấn đề sẽ được trình bày ở thân bài). Khi nêu vấn đề có thể sắp xếp theo một trật tự nhất định để khi triển khai người viết nhấn mạnh vào vấn đề nào là then chốt.
không). Bước này đóng vai trò liên kết, chuyển tiếp nội dung từ mở bài sang thân bài.
* Bài tập luyện tập: Viết đoạn mở bài trực tiếp có dẫn dắt cho các đề bài sau:
Đề bài : Nghệ thuật gây thiện cảm.
Gợi ý làm bài:
- Khẳng định mối quan hệ giữa con người với con người không thể thiếu nghệ thuật gây thiện cảm.
- Nêu sơ lược về mối quan hệ giữa mỗi người với nhau trong sự ràng buộc của nghệ thuật gây thiện cảm.
a2) Viết đoạn mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch Vắ dụ:
Ộ (1)Đúng như Nguyễn Bá Học từng nói: ỘĐường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sôngỢ. (2)Hành trình cuộc đời dẫu nhiều khó khăn gian khổ nhưng nếu có ý chắ, nghị lực chúng ta sẽ vượt quaỢ. (3)Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, có những suy sụp tưởng như không thể gượng dậy. (4)Nhưng khi vượt qua, trong lòng ta mang một cảm giác mới sung sướng, nhẹ nhàng, lâng lâng hạnh phúcỢ.
Đoạn văn trên được viết theo kiểu mở bài diễn dịch
- Câu (1): Nêu vấn đề khái quát là câu nói của Nguyễn Bá Học: ỘĐường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sôngỢ.
- Câu (2), (3), (4): Thu hẹp vấn đề vào trong cuộc sống của mỗi người chúng ta với những màu sắc rất khác nhau.
Đối với kiểu bài này được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Nêu vấn đề khái quát bao trùm trong đó bao gồm cả vấn đề đang được bàn bạc.
- Bước 2: Đưa ra những dẫn chứng cụ thể thu hẹp phạm vi. - Bước 3: Thu hẹp vấn đề cần bàn (nêu vấn đề).
* Bài tập luyện tập: Viết đoạn mở bài gián tiếp theo kiểu diễn dịch cho các đề bài sau:
Đề bài : Phân tắch hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ỘRừng xà nuỢ
của Nguyễn Trung Thành. Gợi ý làm bài:
- Sự gắn bó của nhà văn Nguyễn Trung Thành với đề tài miền núi Tây Nguyên.
- Vị trắ, giá trị của hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ỘRừng xà nuỢ. a3) Viết đoạn mở bài gián tiếp theo kiểu quy nạp
Vắ dụ:
Ộ (1)Có những tác phẩm văn chương khiến ta sững sờ trước cái đẹp, trước tài năng. (2)Có những đoạn văn làm ta ngạc nhiên trước một nhân cách cao cả, một bút pháp tinh luyện. (3) Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong thời gian ở cuối truyện ỘChữ người tử tùỢ của Nguyễn Tuân là một trong số không nhiều những trường hợp như thếỢ.
Đoạn văn trên viết theo kiểu mở bài quy nạp
- Câu (1), (2): Tác giả đưa ra hai nhận định về tác phẩm văn chương lớn và đoạn văn hay.
- Câu (3): Tổng hợp ý của hai câu trên, đồng thời giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đoạn văn tả cảnh cho chữ trong truyện ỘChữ người tử tùỢ của Nguyễn Tuân.
Đối với những kiểu bài này các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Đưa ra những vấn đề nhỏ hơn, cụ thể, phân tắch chúng. - Bước 2: Chuyển ý từ cụ thể (tổng hợp) lại để bắt sang vấn đề chắnh. - Bước 3: Đưa ra vấn đề cần bàn.
* Bài tập luyện tập: Viết mở bài gián tiếp theo kiểu quy nạp cho các đề bài sau:
Đề bài : Phân tắch sự kết hợp nhuần nhị giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận.
- Tràng giang nằm trong tập Lửa thiêng được Huy Cận viết trước Cách mạng tháng Tám.
- Tâm trạng của thi nhân được thể hiện đặc sắc trong sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại.
a4) Viết đoạn mở bài theo kiểu tương phản Vắ dụ:
ỘNói đến Tú Xương, người ta thường nghĩ đến một nhà thơ trào phúng với một giọng thơ châm biếm gay gắt, quyết liệt và dữ dội. Giọng thơ ấy thể hiện một tâm trạng uất ức, một thái độ khinh ghét của nhà thơ đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Nhưng sẽ là chưa đủ, nếu không thấy bên cạnh một Tú Xương quyết liệt, dữ dội trong châm biếm trào phúng, còn có một Tú Xương da diết và đằm thắm trong trữ tình. Bài thơ ỘThương vợỢ là một trong những bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thứ hai nàyỢ.
Đoạn mở bài trên viết theo kiểu tương phản
Ở đây người viết nêu sự đối lập Ộquyết liệt dữ dộiỢ với Ộda diết đằm thắmỢ trong thơ Tú Xương. Vấn đề đặt ra là bài thơ trữ tình của Tú Xương và cụ thể là bài thơ ỘThương vợỢ.
Đối với kiểu mở bài này, ta tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Nêu nội dung khái quát về phong cách tác giả, hoặc giá trị nội dung mang tắnh chất bao trùm trong sáng tác của chắnh tác giả đó hoặc giai đoạn văn học đó.
- Bước 2: Tìm và lựa chọn những luận điểm có nội dung ngược với nội dung mà đề bài bàn đến. Ở bước này thể hiện tắnh đặc thù của lối viết, do đó nó đòi hỏi người viết phải vận dụng vốn kiến thức rộng, để lựa chọn một vài luận điểm tiêu biểu phù hợp cả về dung lượng và nội dung đối với vấn đề cần nhận xét. Bởi nếu quá nhấn mạnh vào ý tương phản dẫn bài văn đi vào lạc đề.
- Bước 3: Lật lại vấn đề, từ đó phân tắch, đối chiếu nhằm qua đó tìm ra chân lắ. Ở bước này đòi hỏi người viết phải dẫn dắt khéo léo nếu không sẽ không chuyển được ý vào vấn đề mà mình cần nêu.
bài sau:
Đề bài : Tuổi trẻ với tình yêu.
Gợi ý làm bài:
- Quan niệm và cách ứng xử trong tình yêu mỗi thời đại là không giống nhau, đưa ra những dẫn chứng về sự khác nhau đó.
- Tình yêu là một trong những tình cảm sâu sắc và thiêng liêng nhất của con người. Cần phải có suy nghĩ đúng đắn về vấn đề này, nhất là tuổi trẻ ngày nay.