Bài tập chuyển đổi các kiểu mở bà

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34)

Mục đắch của loại bài tập này là rèn luyện cho các em khả năng biến đổi linh hoạt các kiểu mở bài sao cho phù hợp với vốn hiểu biết, sở trường của mình. So với loại bài tập viết theo mẫu thì loại bài tập này khó hơn một chút. Ở đây, học sinh phải viết được những mở bài khác nhau về phương pháp đối với cùng một đề bài.

● Cho đề bài: Phân tắch nhân vật Đào trong truyện ngắn ỘMùa lạcỢ của Nguyễn Khải.

Tìm hiểu đề:

- ỘMùa lạcỢ là truyện ngắn viết về sự hồi sinh của mảnh đất Điện Biên sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Khải 1958.

- Hình tượng nổi bật trong tác phẩm là chị Đào với quá trình đổi thay lớn lao trong cuộc đời.

- Qua nhân vật Đào, Nguyễn Khải thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc và một phần phong cách ưa triết lắ và hay suy ngẫm về nhân sinh.

● Yêu cầu:

- Viết đoạn mở bài gián tiếp cho đề bài trên theo lối diễn dịch Gợi ý làm bài:

+ Cùng với miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội sau chiến thắng thực dân Pháp thì trong văn nghệ, các văn nghệ sĩ đi thực tế miền Tây Bắc nhằm phản ánh sự hồi sinh của đất nước không khắ hồ hởi, lạc quan trong công cuộc khôi

phục kinh tế, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.

+ ỘMùa lạcỢ của Nguyễn Khải được sáng tác trên nền không khắ đó, tuy nhiên tác giả lại đi vào khám phá quá trình đổi thay của số phận con người.

+ Nhân vật Đào là một điển hình.

- Viết đoạn mở bài gián tiếp cho đề bài trên theo lối quy nạp

Gợi ý làm bài:

+ Nông trường Điện Biên là nơi tập hợp những con người mới Ờ con người xã hội chủ nghĩa.

+ Là lớp những người tình nguyện lên Điện Biên để cống hiến sức mình cho đất nước. Cũng có những người lên nông trường Điện Biên để Ộdừng chânỢ

mong sống nốt quãng đời còn lại.

+ Cho dù họ lên đây với mục đắch gì đi chăng nữa thì sau một thời gian đã gắn bó họ coi nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Còn với nhân vật Đào nơi đây đã hồi sinh cho chị.

+ Quá trình hồi sinh của Đào trong ỘMùa lạcỢ của Nguyễn Khải là tiêu biểu cho sự đổi đời chung của những con người như chị.

- Viết đoạn mở bài theo lối tương liên cho đề bài trên

Gợi ý làm bài:

+ Cùng lớp văn nghệ sĩ như Nguyễn Khải có: Nguyễn Tuân, Chế Lan ViênẦtất cả họ nô nức như sự hồi sinh của mảnh đất Tây Bắc đầy tình nghĩa này.

+ Mỗi nhà văn chọn cho mình một hướng đi khác nhau: Chế Lan Viên muốn trở về Tây Bắc Ờ nơi cội nguồn cách mạng Ờ với những lớp người cũ là nhân dân Tây Bắc (Tiếng hát con tàu). Nguyễn Tuân lại đi vào cuộc sống của những người dân lao động nơi miền Tây Bắc (Người lái đò sông Đà), Nguyễn Khải cũng đi vào cuộc sống của những người dân lao động nhưng là sự tìm hiểu về quá trình đổi thay số phận bất hạnh của người phụ nữ.

+ Để chứng minh cho triết lắ Ộsự sống nảy sinh từ trong cái chếtỢ Nguyễn Khải xây dựng thành công nhân vật Đào qua ỘMùa lạcỢ.

Gợi ý làm bài:

+ Sau chiến thắng vĩ đại của dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược) nhân dân ta lại bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Tuy nhiên, sau cuộc chiến biết bao nhiêu bom đạn đã đổ xuống Điện Biên Phủ, sự sống dường như không thể tồn tại.

+ Nông trường Điện Biên màu mỡ, xanh mướt những ngô khoai lại minh chứng cho một điều: Chết chưa hẳn là hết, sự sống vẫn còn có thể nảy sinh trong cái chết.

+ Triết lắ này của Nguyễn Khải được chứng minh qua quá trình đổi thay của nhân vật Đào Ờ nhân vật tiêu biểu cho lớp người phụ nữ vượt qua khỏi quá khứ bất hạnh, buồn thương tìm lại chỗ đứng, niềm vui mới cho chế độ mới Ờ chế độ xã hội chủ nghĩa.

2.3.3. Bài tập chữa lỗi

2.3.3.1. Lỗi không nêu được vấn đề

Là một số lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải khi viết: Nêu vấn đề bị sai, phân tắch vấn đề quá cụ thể như ở phần nội dung, không nêu được vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Nguyên nhân của lỗi này:

- Do học sinh không khái quát được những vấn đề cụ thể thành vấn đề trung tâm của đề bài.

- Khi tìm hiểu đề, do vội vã kết luận vấn đề mà dẫn đến việc lạc đề, sai đề.

- Khi dẫn dắt người viết không làm chủ được kiến thức. ● Cách chữa:

- Trước khi bắt tay vào viết bài phải tìm hiểu kĩ đề, xác định yêu cầu về nội dung của đề bài.

- Lập dàn ý chi tiết cho phần mở bài nhằm xác định các phần của đoạn mở bài và phải nêu được vấn đề.

- Khi tìm hiểu đề, người viết xác định được hệ thống luận điểm lớn, luận điểm nhỏ. Nhưng để xác định được vấn đề trọng tâm của bài làm thì phải khái

quát những nội dung cụ thể thành nội dung bao trùm. Nắm thật chắc chắn kiến thức giảng văn.

● Bài tập:

Đề bài: Tìm hiểu mối quan hệ kế thừa Ờ phát triển giữa con người Ộkẻ sĩ hiện đạiỢ với con người Ộnho sĩ truyền thốngỢ.

Có bạn đã viết đoạn mở bài như sau:

ỘNhất sĩ, nhì nông! Không biết tự bao giờ, vai trò của kẻ sĩ đã luôn được đề cao và tôn vinh, dù lịch sử luôn đổi thay với nhiều biến cố, thăng trầm. Điều này cũng có nghĩa kẻ sĩ Ờ tri thức Ờ là thành phần quan trọng của xã hội, góp phần làm nên giá trị văn hoá, văn minh cho cộng đồng, quốc gia. Nho sĩ truyền thống là một thuật ngữ quen thuộc với chúng ta từ thời phong kiến và ngày nay chúng ta biết đến một tên gọi phù hợp với thời đại đó là kẻ sĩ hiện đại. Họ cùng nói về đối tượng là tri thức trong xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa chúngỢ.

Yêu cầu:

a) Xác định lỗi của đoạn mở bài trên. b) Chỉ ra nguyên nhân vầ cách chữa.

2.3.3.2. Lỗi ở phần dẫn dắt

Học sinh thường hay mắc những lỗi ở phần dẫn dắt như: Dẫn dắt vòng vo, không bắt được vào vấn đề cần nêu, ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề cần nêu, sai cả về kiến thức.

● Nguyên nhân của lỗi này:

- Là do học sinh viết theo hiểu biết vốn có về tác giả, tác phẩm mà không xác định được việc đưa ra những dẫn dắt về tác giả, hoàn cảnh sáng tác nhằm mục đắch gì?

- Không xác định được phần dẫn dắt này có liên quan gì đến vấn đề cần nêu:

+ Nắm lơ mơ về kiến thức văn. + Chưa biết chuyển ý như thế nào. ● Bài tập:

Đề bài: Phân tắch hình tượng li khách trong ỘTống biệt hànhỢ của Thâm Tâm.

Có bạn đã viết mở bài:

ỘThâm tâm sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo. Ông lên Hà Nội cùng gia đình, kiếm sống bằng vẽ tranh và bắt đầu làm thơ, làm văn. Ông viết không nhiều nhưng sáng tác nào cũng độc đáo, mang dấu ấn riêng, với cái hơi thở trầm hùng, bi tráng. ỘTống biệt hànhỢ là bài thơ nổi tiếng của ông. Bài thơ nổi bật lên hình tượng li khách khi phải chọn giữa một bên là lắ tưởng khát vọng với một bên là trách nhiệm đối với gia đình. Để hiểu biết thêm về tâm trạng của li khách, ta hãy đi vào phân tắch bài thơ ỘTống biệt hànhỢ.

Yêu cầu:

a) Xác định lỗi của đoạn văn trên.

b) Viết lại cho phù hợp với yêu cầu của đề bài.

2.3.3.3. Lỗi diễn đạt

Là lỗi dùng từ, đặt câu, viết sai lỗi chắnh tả, không có sự liên kết và mạch lạc của đoạn văn.

● Bài tập:

Đề bài: Phải chăng ỘBạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?Ợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có bạn viết mở bài như sau:

Ộ Tình bạn là một thứ tình trong xáng và có rất nhiều ý nghĩa với mỗi con người chúng ta. Cũng vì như thế, khi mà nhận định về nó thì phải sem sét cho đúng đắn và hoàn chỉnh. Đọc không ắt những bài viết về chân lắ của tình bạn, trong đó có câu này rất cần phải nghiên cứu : Phải chăng, bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi?Ợ.

Yêu cầu:

a) Xác định lỗi sai của đoạn văn trên.

b) Viết lại đoạn mở bài trên cho mạch lạc, có sự liên kết và câu văn đúng ngữ pháp.

Kết luận: Việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua những bài tập thực hành là khâu không thể thiếu sau khi đã trình bày cho các em những

lắ thuyết cơ sở. Trong sáng kiến này người viết cũng nhận thấy tầm quan trọng của bước cuối cùng đó. Người viết đã đưa ra từng dạng bài tập khác nhau và có nhiều mức độ luyện tập từ cơ bản đến nâng cao, sáng tạo. Hệ thống bài tập này sẽ phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh từ trung bình, khá đến giỏi.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu SKKN rèn kĩ năng viết đoạn mở bài trong bài văn nghị luận cho học sinh trung học phổ thông (Trang 34)