2. 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng thủy phân và ngưng tụ
2.4.7. Phương pháp đo từ
Hệ từ kế mẫu rung (VSM) tại phòng thí nghiệm Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn (Viện Khoa học Vật liệu) đã được xây dựng từ năm 1992. Hệ đo này cho khả năng đo từ độ phụ thuộc nhiệt độ và phụ thuộc vào từ trường ngoài với độ
nhạy là ~ 10-4emu.
Hướng rung mẫu được chọn là hướng Z vuông góc với hướng từ hoá mẫu
X. Hàm độ nhạy G(r) phụ thuộc mạnh vào cấu hình cuộn pick-up. Trong hệđo này các cuộn pick-up được thiết kế theo cấu hình ngang, chúng được đặt cố định trên mặt phẳng ZY và hường dọc theo trục X (hướng của từ trường từ hoá mẫu). Các tín hiệu lấy từ cuộn pick-up được khuếch đại lọc lựa tần số nhạy pha
và số hoá rồi chuyển đổi sang giá trịđại lượng từ cần đo theo hệ số chuẩn của hệđo.
Sơ đồ nối mạch điện của hệ đo được mô tả trên hình 2.4. Việc ghép nối các thiết bị của hệ đo với máy tính cho phép các số liệu của hệ đo được số hoá và được thu nhận một cách chính xác, đầy đủ. Trong thời gian đo đạc, các kết quả đo có thể được quan sát trực tiếp trên màn hình máy tính, và được lưu trữ
trong các file số liệu hoặc được in trực tiếp.
Nói chung, nguyên lý làm việc của một hệđo VSM là đơn giản, nhưng các chi tiết thiết kế xây dựng nó yêu cầu phải có độ chính xác cao, đặc biệt là bộ
phận rung và các cuộn pick-up. Mẫu phải được rung đồng trục theo một hướng rung cố định với một biên độ thật ổn định. Do hàm G(r) là một tenxơ 3 chiều và phụ thuộc mạnh vào r nên nhược điểm chính của phép đo này là rất dễ có sai số lặp lại lớn khi vị trí trung bình của mẫu thay đổi giữa các phép đo, mặt khác giá trịđo cũng sẽ gặp sai số nếu trong quá trình đo, mẫu bị dao động theo các hướng vuông góc với hướng rung.
Đặc biệt, trong phương pháp rung mẫu này, mẫu phải được rung trong một từ trường đồng nhất khá cao. Trong các phép đo yêu cầu có độ chính xác cao, cũng như các nguyên tắc khác, sự phụ thuộc của tín hiệu đo theo hình dạng và kích thước mẫu đo cũng đã được khảo sát.
Kết luận chương 2
Các hệ mẫu nghiên cứu đã được chế tạo bằng các phương pháp sol–gel và phương pháp phún xạ catốt. Một số phép đo nghiên cứu các tính chất từ của các mẫu đã được tiến hành trên các thiết bị thí nghiệm tại Phòng Thí nghiệm Vật lý Vật liệu Từ và Siêu dẫn. Phép đo tính chất huỳnh quang của mẫu được tiến hành trên hệ laze Cd-He, Đại học Osaka. Các kết quả thực nghiệm sẽđược phân tích và bàn luận trong các chương 3, 4 và 5.
Chương 3
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘỦ VÀ NỒNG ĐỘ ION Co LÊN SỰ TẠO THÀNH PHA TiO2 ANATASE