Nhu cầu khoáng

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm actisaf (saccharomyces cerevisiae) cho lợn con từ tập ăn đến 56 ngày tuổi (Trang 31 - 36)

Chất khoáng tham gia cấu tạo mô cơ thể và các quá trình chuyển hoá của mô cơ thể, là thành phần của các enzyme chứa kim loại. Vì vậy, thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao ựổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ. Nhu cầu các khoáng theo NRC, 1998 ựược trình bày tại bảng 2.7.

Bảng 2.7. Nhu cầu chất khoáng của lợn từ 3 Ờ 20 kg (NRC,1998)

Khối lượng cơ thể Chất khoáng 3 - 5 kg 5 - 10 kg 10 - 20 kg Canxi (%) 0,90 0,80 0,70 Phốt pho (%) 0,70 0,65 0,60 Na (%) 0,25 0,20 0,15 Cl (%) 0,25 0,20 0,15 Mg (%) 0,04 0,04 0,04 K (%) 0,30 0,28 0,26 Cu (mg/kg) 6 6 5 I (mg/kg) 0,14 0,14 0,14 Fe (mg/kg) 100 100 80 Mn (mg/kg) 4 4 3 Se (mg/kg) 0,30 0,30 0,25 Zn (mg/kg) 100 100 80

Canxi (Ca) và Phốt pho (P)

Canxi và phốt pho giữ vai trò chắnh trong phát triển và duy trì bộ xương và thực hiện nhiều chức năng sinh lý khác (Peo, 1991; Kornegay, 1985). Vai trò của canxi còn thể hiện trong sự ựông máu và co cơ, vai trò của phốt pho với sự trao ựổi năng lượng.

Peo (1991) chỉ ra rằng dinh dưỡng canxi và phốt pho của lợn phụ thuộc vào: ựộ hữu dụng của nguồn cung cấp Ca, P trong khẩu phần ăn; tỷ lệ canxi và

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 22 phốt pho trong khẩu phần; hàm lượng vitamin D. Tỷ lệ Ca : P cao làm giảm hấp thu phốt pho, kết quả tốc ựộ tăng trưởng giảm và vôi hóa xương, (Peo và cộng sự, 1969; Eeckhout và cộng sự, 1995). Trong khẩu phần tỷ lệ tối ưu Ca/P từ 1,1/1 ựến 1,25/1.

Thức ăn của lợn chủ yếu từ sản phẩm ngũ cốc, phốt pho trong ngũ cốc tồn tại dạng hữu cơ phytase ựộ hữu dụng rất thấp (tiêu hoá ựược khoảng 30%) nên khẩu phần ăn thường bổ sung men phytase, do ựó giảm thiểu ựược phốt pho thải ra môi trường gây ô nhiễm. Nguồn phốt pho từ ựộng vật (bột thịt, bột xương, bột cáẦ) ựộ hữu dụng rất cao.

Thiếu canxi và phốt pho trong thức ăn, lợn sẽ sinh trưởng chậm, bị còi xương, loãng xương ở lợn nái, giảm khả năng sinh sản, tiết sữa của lợn nái, tỷ lệ nuôi sống lợn con thấp, mắc bệnh chảy máu và máu không ựông. Bổ sung thừa canxi và phốt pho có thể làm giảm hiệu suất của lợn (Hall và cộng sự, 1991;. Reinhart và Mahan, 1986). Canxi dư thừa không chỉ giảm việc sử dụng phốt pho mà còn tăng nhu cầu kẽm (Luecke và cộng sự, 1956; Whiting và Bezeau, 1958; Morgan và cộng sự,. 1969; Oberleas, 1983). (trắch dẫn theo NRC, 1998)

Natri (Na) và Clo (Cl)

Vai trò natri và clo: vận chuyển các chất dinh dưỡng; yếu tố duy trì cân bằng nước; cân bằng axit-bazơ, ựiều chỉnh pH cơ thể; Na liên quan tới chức năng thần kinh; clo là yếu tố tham gia sản xuất HCl trong dạ dày; natri và clo không dự trữ trong cơ thể. Natri, kali và clo là những yếu tố chắnh ảnh hưởng ựến sự cân bằng ựiện giải và ựộ axit-bazơ. Cân bằng ựiện giải ựược thể hiện là chỉ tiêu milliequivalents (mEq) của Na + K - Cl (Mongin, 1981).

Thiếu Na và Cl làm giảm tắnh ngon miệng và giảm tốc ựộ tăng trưởng. Ngũ cốc và protein thực vật có hàm lượng Na và Cl thấp nên phải bổ sung thêm vào khẩu phần ăn. Hàm lượng ion Na cao gây ựộc: căng thẳng, ốm yếu, chóng mặt, ựộng kinh lảo ựảo, tê liệt và có thể chết (Bohstedt và Carson, 1986). (Trắch dẫn theo RNC, 1998)

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 23

Kali (K)

Kali tham gia cân bằng ựiện phân, hoạt ựộng cơ thần kinh, cân bằng anion bên trong tế bào và là một phần của cơ chế sinh lý bơm Na-K. Thiếu kali lợn có biếu hiện chán ăn, xù lông, gầy yếu, không hoạt ựộng, mất ựiều hòa. điện tim ựồ cho thấy nhịp tim giảm, khoảng cách nhịp tim ựiện tâm ựồ tăng.

Sắt (Fe)

Sắt có lượng ựáng kể trong thức ăn thực vật, sắt là thành phần của hemoglobin trong hồng cầu, có trong myoglobin của cơ bắp, trong transferin của huyết thanh, trong uteroferrin của nhau thai, trong lactoferrin của sữa. Sắt tham gia vào các xytochrom và hoạt hóa peroxiaza, tham gia tạo nên cơ, da và lông. Trong cơ thể lợn con sơ sinh có khoảng 50 mg sắt, mỗi ngày lợn con cần khoảng 7 mg sắt. Sữa mẹ mỗi ngày chỉ cung cấp ựược khoảng 1 mg sắt, vì vậy nếu không bổ sung sắt cho lợn con thì sau 8-10 ngày tuổi lợn sẽ có hiện tượng thiếu sắt: da màu trắng xanh, ỉa chảy, ỉa phân trắng, chậm lớn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. để ngừa bệnh thiếu sắt tiêm dung dịch dextra sắt (cung cấp 100 mg sắt) ở ngày tuổi thứ 3.

Song cho ăn nhiều sắt lợn bị ngộ ựộc, nhất là lợn con 3-10 ngày tuổi nếu cho uống 600mg/kg thể trọng là gây ngộ ựộc. Nhu cầu sắt ở lợn phụ thuộc vào khối lượng cơ thể: lợn dưới 5kg cần 25mg/con, lợn choai 20-50 kg cần 111,3 mg. Khi bổ sung sắt vào thức ăn cho lợn cần phải lựa chọn hợp chất sắt có hoá trị 2 là tiêu hoá tốt nhất như các muối sulfat, nitrat, gluconat sắt..., loại hợp chất sắt có hoá trị 3 lợn tiêu hoá rất thấp, các loại oxy sắt không ựược sử dụng.

đồng (Cu)

đồng cần ựể tổng hợp hemoglobin hồng cầu, tổng hợp và kắch hoạt một số enzyme oxy hoá cho trao ựổi chất (Miller và ctv, 1979). đồng thời duy trì sắc tố da, lông, thớ thịt, duy trì hô hấp mô bào. Cu2+ hoạt hóa enzyme trypsine và chymotrypsine giúp cho quá trình tiêu hóa protein. đồng có khả năng kắch thắch sinh trưởng ở lợn, khả năng kắch thắch sinh trưởng có thể do cơ chế kháng khuẩn

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 24 và ức chế nấm mốc (Fuller và ctv, 1960).

Khẩu phần ăn của lợn bổ sung 250 ppm Cu ựã kắch thắch hoạt tắnh của Lipase và photpholipase A, dẫn ựến cải thiện khả năng têu hóa mỡ trong khẩu phần lợn cai sữa (Luo và Dove, 1996). Heo thịt bổ sung 200 Ờ 250 ppm Cu, thành ruột mỏng giống như sử dụng kháng sinh.

Thiếu Cu dẫn ựến di ựộng Fe kém, sừng hóa và tổng hợp collagen, elastin, myelin kém. Các triệu chứng do thiếu Cu: micrmotyc, hypochromic anemia, chân cong, rạn gãy, rối loạn tim mạch và mất sắc tố.

Khi khẩu phần vượt quá 250 ppm Cu và dùng trong thời gian dài có thể gây ngộ ựộc. Triệu chứng ngộ ựộc: giảm hemoglobin, vàng da do Cu tắch tụ ở gan và các cơ quan khác. Hàm lượng Zn và Fe trong khẩu phần thấp hoặc Ca cao làm tăng tắnh ựộc của Cu. Bổ sung Cu liều cao gây mất cân bằng khoáng, sẽ làm tăng lượng thải ra ở phân, gây ô nhiễm môi trường.

Kẽm (Zn)

Kẽm (Zn) là một thành phần quan trọng của nhiều enzyme chứa kim loại trong cơ thể ựộng vật bao gồm synthetase và transferase DNA và RNA, các enzyme tiêu hoá và ựược liên kết với hocmôn insulin. Kẽm ựóng vai trò quan trọng trong trao ựổi chất của protein, carbohydrate và lipit. Kẽm có vai trò trong phát triển xương, duy trì sức sinh sản, chống sừng hoá, viêm loét da và rụng lông ở lợn.

Nhu cầu Zn của lợn con sinh trưởng bình thường là 75-125 ppm. Trong khẩu phần ăn thường bổ sung mức 1500-3000 ppm Zn nhằm mục ựắch giảm tiêu chảy, kắch thắch tăng trưởng và giảm tỷ lệ chết. Trong sản xuất thức ăn khi bổ sung kẽm nên chọn các hợp chất kẽm sulfate, carbonate, chloride vì dễ hấp thu. Nguồn Zn từ hạt ngũ cốc và protein thực vật có giá trị sinh học thấp. Bổ sung Zn liều cao gây ô nhiễm môi trường, bổ sung 3000 ppm và thời gian dài trên 5 tuần gây ựộc và ảnh hưởng tới hấp thu các khoáng khác.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 25 Ferrin, 1953; Tucker và Salmon, 1955). Thiếu kẽm sẽ làm giảm tốc ựộ tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm hàn lượng kẽm trong huyết thanhẦ(Hoekstra và cộng sự, 1967; Theuer và Hoekstra, 1966; Miller và cộng sự, 1970).

Crom

Crom than gia trong quá trình trao ựổi cacbonhydrat, lipit, protein và axit nucleic (Nielsen, 1994); crom ựược coi như một ựồng yếu tố với insulin. Bổ sung crom cho lợn: crom hữu cơ và chromium picolinate tăng tỷ lệ nạc ở lợn vỗ béo liều 200ppm, bằng giảm ựộ dày mỡ lưng và tăng diện tắch các mắt thịt, tăng màu ựỏ thịt, tăng tỷ lệ lợn con sống 0,5 Ờ 1,0 con/lứa.

Mangan (Mn)

Chức năng của Mangan như một thành phần của một số enzyme tham dự trong quá trình trao ựổi chất của tinh bột, chất béo và protein. Mangan rất cần cho việc tổng hợp chondroitin sulfate, một thành phần của mucopolysaccharide trong chất hữu cơ của xương. Thiếu mangan lợn sinh trưởng kém, phát triển xương không bình thường, ựộng dục của lợn nái kém, tiêu thai, tiết sữa kém, lợn con yếu và còi cọc. Mangan có nhiều trong bột cá, bột thịt xương... nhưng rất ắt trong thực vật.

Iot (I)

Phần lớn Iot ở tuyến giáp trạng, là một thành phần của hoocmon thyroxine có tác dụng ựiều hoà trao ựổi chất, sinh trưởng, sinh sản của lợn. Thiếu iot lợn có biểu hiện tạo bướu cổ, lợn nái ựẻ con yếu, tỷ lệ chết cao, không có lông. Iot có nhiều trong bột cá, muối vô cơ KI; trong thực vật rất ắt iot.

Coban (Co)

Coban là một thành phần của vitamin B12, kắch thắch tạo máu, làm tăng tốc ựộ sinh trưởng và phát triển của lợn nhất là lợn con. Coban có thể thay thế cho kẽm trong enzyme carboxypeptidase và cho một phần của kẽm trong enzyme phosphatase. Hoekstra (1970), Chung và cs (1976) chỉ ra rằng bổ sung coban giảm các tổn thương do thiếu Zn. Coban trong khẩu phần ăn ựược vi khuẩn ựường ruột sử dụng tổng hợp nên vitamin B12.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 26 Các dấu hiệu của nhiễm ựộc coban: chán ăn, rụng lông, gan nhiễm mỡ, thoái hóa các thay ựổi trong gan và thận, phù nề, thỉnh thoảng nứt móng và da (Miller và Williams, 1940; Lindberg và Lannek, 1965; Herigstad và cộng sự, 1973.)

Selen (Se)

Selen là một thành phần của enzyme glutathione peroxidase (Rotruck và cộng sự, 1973), có tác dụng giải ựộc peroxit và bảo vệ màng tế bào. Tác dụng thay thế lẫn nhau của selen và vitamin E phát sinh từ vai trò chống peroxit của chúng. Các dạng selen bao gồm nấm men giàu selen, natri selenit và natri selenate.

Thiếu selen làm suy giảm hoạt ựộng glutathione peroxidase (Thompson và cộng sự, 1976; Young và cộng sự, 1976; Fontaine và Valli, 1977). Lợn chết ựột ngột là một biểu hiện ựặc trưng của triệu chứng thiếu selen (Ewan và cộng sự, 1969; Groce và cộng sự, 1973). Các tổn thương khi mổ khám và soi kắnh giống như triệu chứng thiếu vitamin E: hoại tử gan, phù nề ruột kết, phổi, các mô dưới da, cơ bắp trắng, giảm sản xuất sữa, giảm ựáp ứng miễn dịch (Eggert và cộng sự, 1957; Trapp và các cộng sự, 1970).

Một phần của tài liệu Sử dụng chế phẩm actisaf (saccharomyces cerevisiae) cho lợn con từ tập ăn đến 56 ngày tuổi (Trang 31 - 36)