1. Giới hạn sinh thái
- Ghst là khoảng giá trị xác định của một ntst mà trong khoảng đó sv có thể tồn tại & phát triển ổn định theo thời gian.
+ Khoảng thuận lợi -> khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sv thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu -> khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sv.
- Vd: ghst cá rô phi nuclêôtitôi: 5,6oC-42oC; cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất: 20oC- 30oC.
2. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại & phát triển.
- Ổ sinh thái khác với nơi ở của chúng, nơi ở chỉ nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó.
- Vd: Ghst ánh sáng của mỗi loài cây là khác nhau; kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
Bài tập trắc nghiệm
ĐA
1. Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường trân cạn là?
A. Cường độ ánh sáng ở môi trường cạn mạnh hơn trong môi trường nước. B. Nồng độ ôxi ở môi trường trên cạn cao hơn môi trường nước.
C. Nước có độ nhớt thấp hơn không khí. D. Nước có nhiều khoáng hơn.
2. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn? A. Bề mặt lá bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời. B. Có thân ngầm phát triển dưới đất.
C. Lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng. D. Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời.
3. So sánh giữa thực vật thụ phấn nhờ sâu bọ vớ thực vật thụ phấn nhờ gió, người ta thấy thực vật thụ phấn nhờ gió có đặc điểm?
A. Hoa có màu rực rỡ và sáng hơn. B. Có nhiều tuyết mật.
C. Có ít giao tử đực. D. Hạt phấn nhỏ, nhẹ, nhiều hơn. 4. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là?
A. Sống trong trạng thái ngủ. B. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc. C. Cơ thể nhỏ và cao. D. Ra mồ hôi.
5. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể?
A. Tăng hơn ở cơ thể động vật có cơ thể lớn hơn. B. giảm hơn ở cơ thể động vật có cơ thể lớn hơn.
C. Giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra. D. Giảm nếu cơ thể động vật chia làm nhiều phần.
6. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi? A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên. C. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
D. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái không ngừng tác động và chi phối lẫn nhau và tác động lên sinh vật.
B. Các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
C. Các nhân tố sinh thái tác động không giống nhau đối với các hoạt động sống của sinh vật và ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của sinh vật.
D. Tất cả ý trên.
8. Khi ta trồng cây đậu vào chậu và đặt lên bệ cửa sổ, thường thì ngọn cây đậu sẽ mọc cong ra phía ngoài. Hiện tượng này là do nhân tố nào sau đây gây ra?
A. Độ ẩm. B. Gió. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ.
9. Loài lúa nước ở vùng nhiệt đới sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 320C. Khi nhiệt độ xuống dưới 50C và cao hơn 400C thì cây lúa sinh trưởng rất kém, thậm chí là chết. Khoảng nhiệt độ từ 50C → 220C và 320C → 400C gọi là?
A. Khoảng thuận lợi. B. Khoảng chống chịu. C. Khoảng ngoài giới hạn chịu đựng. D. Giới hạn sinh thái.
10. Nhân tố sinh thái nào sau đây không thuộc nhóm nhân tố hữu sinh? A. Con người. B. Động vật nguyên sinh. C. Nấm. D. Độ ẩm.
11. Hiện tượng ngũ đông của một số động vật là do tác động chủ yếu của nhân tố sinh thái? A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng. C. Thiếu thức ăn. D. Kẻ thù.
12. Đối với nhân tố sinh thái, các loài?
A. Có GHST giống nhau. B. Có những GHST khác nhau. C. Lúc có GHST giống nhau, lúc có GHST khác nhau. D. Có phản ứng khác nhau.
13. Khi tăng nhiệt độ của môi trường trong khuôn khổ của giới hạn sinh thái thì làm tăng quá trình trao đổi chất của động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di động và làm cho con vật đờ đẫn. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
A. Mỗi nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên các chức phận sống khác nhau. B. Mỗi nhân tố sinh thái tác động đồng đều lên các chức phận sống khác nhau.
C. Các nhân tố sinh thái tác động đồng đều lên mọi chức phận sống khác nhau. D. Tất cả ý trên.
14. Những loài cá ưa ôxi thường sống ở?
A. Hồ. B. Sông, suối. C. Nơi có nước sâu. D. Nơi giàu chất hữu cơ.
15. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loài cây nào sẽ phát triển nhanh chóng?
A. Cây gỗ chịu bóng. B. Cây gỗ ưa sáng. C. Cây thân cỏ ưa sáng. D. Cây gỗ ưa
bóng.
16. Cây trồng vào giai đọan nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất đối với nhiệt độ? A. Nảy mầm. B. Cây con. C. Sắp nở hoa. D. Sau nở hoa.
17. Lá câu ưa sáng có đặc điểm?
A. Mọc xiên, màu lục nhạt, phiến dày, mô giậu phát triển. B. Mọc ngang, màu lục sẫm, phiến mỏng, mô giậu thưa. C. Mọc xiên, màu lục sẫm, phiến dày, mô giậu phát triển. D. Mọc ngang, màu lục, phiến mỏng, mô giậu không phát triển. 18. Cây thủy sinh không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cơ thể xốp. B. Lá dày. C. Rễ phát triển. D. Thân mềm. 19. Vào mùa đông ở nước ta, muỗi ít chủ yếu vì?
A. Ánh sáng yếu. B. Thức ăn nhiều. C. Nhiệt độ thấp. D. Độ ẩm không đủ. 20. Bọ ngựa có hình thức thích nghi nào?
A. Biến đổi hình dạng. B. Ngụy trang theo màu sắc của môi trường. C. Bắt chước. D. Dọa nạt.
21. Cây sống ở nơi khô cằn thiếu nước, thường giữ nước trong? A. Thân. B. Tá. C. Rễ. D. Thân và lá.
22. Để nói về sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ, ta sử dụng hai quy tắc Becman và Anlen. Quy tắc Anlen nói rằng?
A. Cùng một loài khi càng đi vào vùng nhiệt đới thì kích thước càng giảm. B. Cùng một loài khi càng đi vào vùng nhiệt đới thì kích thước càng tăng.
C. Cùng một loài khi càng đi vào vùng nhiệt đới thì kích thước của các cơ quan bên ngoài càng lớn.
D. Cùng một loài khi càng đi vào vùng nhiệt đới thì kích thước của các cơ quan bên ngoài càng nhỏ.
23. Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái: A. Luân canh B. Trồng xen C. Phủ kín D. Nuôi nhốt
24. Khu vực sống mà ở đó các yếu tố sinh thái đều trong khoảng thuận lợi của một loài thì được gọi là?
A. Khu sinh thái thuận lợi. B. Điểm cực thuận. C. Ổ sinh thái. D. Môi trường sinh thái.
25. Trong ao nuôi cá, có thể gặp các ổ sinh thái chính là?
A. Nước trong và nước đục. B. Tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy. C. Nước ngọt và nước mặn. D. Vùng ven bờ và vùng giữa.
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT & MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ I. Quần thể sv & quá trình hình thành quần thể
- Quần thể sv là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một khoảng không
gian xác định &o một thời gian nhất định & có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Quá trình hình thành quần thể mới một số cá thể cùng loài phán tới một mt sống mới,
-> cá thể không thích nghi với điều kiện sống mới của mt sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác ->cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặc chẽ với nhau bởi các mối quan hệ sinh thái & dần hình thành qt ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
- Quần thể phân bố trong một phạm vi nhất định gọi là nơi sống của quần thể.