Nguyên nhân gây biến động & sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 96 - 97)

1. Nguyên nhân gây biến động

a. Do thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh

- Khí hậu ảnh hưởng thường xuyên & rõ nhất đến số lượng cá thể của quần thể.

- Nhiệt độ cao hay quá thấp gây chết hàng loạt ở động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát,... - Những nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong đk tự nhiên không thuận lợi, sức ss của các cá thể giảm, khả năng thụ tinh kem, sức sống của con non thấp,...

=> Các nhân tố sinh thái vô sinh không bị chi phối bởi mật độ cá thể của qt -> nhân tố không phụ thuộc mật độ qt.

b. Do thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh

Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng 1 đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, sức ss & mức tử vong, sự phát tán của các cá thể trong qt,... có ảnh hưởng rất lớn tới sự biến động số lượng cá thể trong qt.

=> Các nhân tố sinh thái hữu sinh bị chi phối bởi mật độ cá thể của qt -> nhân tố phụ thuộc mật độ qt.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Quần thể sống trong một mt xác định luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng cá thể (tăng hoặc giảm sl...).

- Khi điều kiện thuận lợi như: thức ăn dồi dào, ít kẻ thù -> sức sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm, nhập cư tăng -> số lượng cá thể tăng.

- Khi số lượng cá thể tăng cao -> thức ăn khan hiếm, nơi sống chật chội, ô nhiễm mt -> cạnh

tranh gay gắt -> sức sinh sản giảm, tỷ lệ tử vong cao -> số lượng cá thể giảm.

3. Trạng thái cân bằng ở quần thể.

- Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi số lượng cá thể tăng quá cao hay giảm quá thấp dẫn tới trạng thái cân bằn g của quần thể.

-> Số lượng cá thể ổn định & phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của mt.

Bài tập trắc nghiệm

Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA

Chương II. QUẦN XÃ SINH VẬT

Bài 40. QUẦN XÃ SV & MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SV I. Khái niệm quần xã sv

- Quần xã sv là một tập hợp các quần thể sv thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian & thời gian nhất định. Các sv trong qx có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất & do vậy qx có cấu trúc tương đối ổn định.

- Qx đồi, qx biển khơi ; qx đồng lúa, qx rừng thông ; qx cây leo, qx sv đất,...

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 96 - 97)