II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
2. Quan hệ cạnh tranh
- Xuất hiện khi mật độ cá thể của qt tăng quá cao, nguồn sống của mt không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
- Các hình thức cạnh tranh: cạnh tranh về nguồn sống: thức ăn, nơi ở, ánh sáng,… Cạnh tranh sinh sản: con đực tranh dành con cái.
- Ý nghĩa
+ Trong quần thể số lượng & sự phân bố của các các thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
+ Đảm bảo sự tồn tại & phát triển của quần thể.
- Ví dụ: THựC VậT cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng → tỉa thưa. ĐộNG VậT (cá, chim, thú...) cạnh tranh dinh dưỡng, nơi ở... → Mỗi nhóm bảo vệ một khu vực sống riêng, một số cá thể bị buộc tách khỏi đàn. Một số động vật ăn thịt lẫn nhau, ăn trứng hoặc cá thể non.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA
1. Khái niệm quần thể không bao hàm nội dung nào sau đây?
A. Một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. B. Một nhóm cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. C. Có khả năng sinh sản tạo ra con cái.
D. Có kiểu gen đặc trưng ổn định.
2. Quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong quần thể gồm?
A. Quan hệ hỗ trợ và hợp tác. B. Quan hệ hợp tác và cạnh tranh. C. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. D. Quan hệ hợp tác và đấu tranh. 3. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể? A. Tỉ lệ đực cái. B. Sức sinh sản. C. Mật độ. D. Thành phần loài. 4. Tập hợp nào sau đây được coi là quần thể?
A. Một tổ kiến. B. Một bể cá cảnh. C. Một lồng gà. D. Một chậu hoa mười giờ. 5. Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cùa quần thể là? A. Sức tăng trưởng của quần thể. B. Mức tử vong.
C. Mức sinh sản. D. Nguồn thức ăn từ môi trường.
6. Phát biểu nào sau đây không phải là ý nghĩa của mối quan hệ hỗ trỡ giữa các cá thể trong quần thể?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống.
C. Làm đa dạng tính di truyền của quần thể. D. Tăng khả năng sống sót và sinh sản. 7. Lối sống bày đàn giúp động vật có những lợi ít nào?
A. Sinh sản, kiếm mồi, chống kẻ thù tốt hơn.
B. Sinh sản, kiếm mồi, chống kẻ thù tốt hơn và giúp quần thể ổn định hơn. C. Tăng khả năng sống sót và sinh sản.
D. Khai thác tối ưu nguồn sống.
8. Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là?
A. Sinh sản và tử vong. B. Di cư và nhập cư. C. Dịch bệnh. D. Sự cố bất thường. 9. Một quần thể sinh vật được đặc trưng bởi các nhân tố?
A. Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể. B. Kích thước và sự tăng trưởng của quần thể.
C. Tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể và tăng trưởng của quần thể. D. A và B đúng.
10. Tỉ lệ giới tính của một quần thể là đặc trưng, nhưng trong những điều kiện khác nhau thì tỉ lệ này sẽ có thay đổi. Các yếu tố làm thay đổi đó là?
A. Tỉ lệ tử vong không đều giữa cá thể đực và cái và do điều kiện môi trường sống.
B. Đặc điểm sinh sản và tập tính đa thê của động vật & lượng chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.
C. Đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và cái. D. Tất cả ý trên.
11. Trong các dạng tháp tuổi, dạng nào có số lượng cá thể sinh ra bằng với số lượng cá thể chết đi?
A. Dạng tháp phát triển. B. Dạng tháp ổn định. C. Dạng tháp suy vong. D. Cả 3. 12. Khi môi trường sống thay đổi theo hướng bất lợi như thiếu thức ăn, nơi ở, dịch bệnh… trong quần thể sẽ có mốt nhóm cá thể tử vong, chủ yếu là
A. Cá thể non và trưởng thành. B. Cá thể già và trưởng thành. C. Cá thể non và già. D. Cá thể trưởng thành.
13. Các quần thể trong tự nhiên thường phân bố theo các dạng? A. Nhóm và ngẫu nhiên. B. Nhóm và đồng đều.
C. Đồng đều và tự do. D. Nhóm, đồng đều và ngẫu nhiên.
14. “Tận dụng tối ưu nguồn sống của môi trường”, đây là ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố? A. Theo nhóm. B. Ngẫu nhiên. C. Đồng đều. D. Tự do.
15. “Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể”, đây là ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố?
A. Theo nhóm. B. Ngẫu nhiên. C. Đồng đều. D. Tự do.
16. “Các cá thể hỗ trợ nhau trong điều kiện bất lợi của môi trường”, đây là ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố?
A. Theo nhóm. B. Ngẫu nhiên. C. Đồng đều. D. Tự do.
17. Để tính mật độ của quần thể người trong quần xã, ta cần biết số người sống ở đó và? A. Diện tích nơi họ sống. B. Tỉ lệ sinh của quần thể.
C. Sự tăng trưởng bình quân của quần thể. D. Kiểu phân tán của quần thể. 18. Một quần thể có cấu trúc 3 nhóm tuổi, quần thể sẽ bị diệt vong khi mất A. Nhóm đang sinh. B. Nhóm trước sinh.
C. Nhóm trước và đang sinh sản. D. Nhóm đang và sau sinh.
19. Kích thước của quần thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng 2 nhân tố làm tăng số lượng cá thể là
A. Sinh sản và di cư. B. Sinh sản và nhập cư. C. Sinh sản và tử vong. D. Tử vong và xuất cư
A. Điều kiện ngoại cảnh quá thuận lợi. B. Điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi. C. Nguồn sống dồi dào. D. Tỉ lệ sinh tử cao.
21. Người ta thả 1 số cá thể gà vào 1 khu vườn sau một thời gian nhận thấy lúc đầu số lượng cá thể tăng nhưng sau đó chậm lại, nguyên nhân làm giảm số lượng cá thể gà là?
A. Nguồn thức ăn cạn kiệt, nơi ở hẹp. B. Môi trường không bị ô nhiễm.
C. Nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng. D. Sức sinh sản của quần thể tăng cao. 22. Nguyên nhân nào sau đây không làm quần thể lâm vào tình trạng suy vong?
A. Số lượng cá thể trong QT quá ít sự hỗ trợ các cá thể bị giảm. D. Xảy ra sự giao phối gần. B. Khả năng sinh sản suy giảm. C. Môi trường sống thiếu thức ăn.
23. Mức độ sinh sản của quần thể sinh vật phụ thuộc vào?
A. Số lượng cá thể tạo ra ở thế hệ sau, tuổi trưởng thành, thức ăn, nơi ở, khí hậu,...
B. Vào trạng thái của quần thể và điều kiện môi trường sống, mức độ khai thác của con người.
C. Số lượng thức ăn, nơi ở và kích thước của quần thể. D. Tất cả ý trên.
24. Nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể là? A. Mức độ sinh sản, tử vong và nhập cư.
B. Mức độ sinh sản, tử vong và xuất cư.
C. Mức độ sinh sản, tử vong và phát tán của các cá thể. D. Mức độ sinh sản, tử vong và môi trường sống.
25. tự nhiên, có nhiều loài có khả năng tăng trưởng theo tiềm năng sinh học mà các loài khác thì không. Loài có khả năng tăng trưởng theo tiềm năng sinh học như?
A. Lúa, có tranh, voi và gián. B. Vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, cỏ 1 năm tuổi.
C. Vi khuẩn, giun đất, rêu, dương xỉ. D. Lúa mì, sắn, rau má.
26. Khi điều kiện sống thuận lợi, thoả mãn nhu cầu của các cá thể, không gian cư trú của quần thể không giới hạn, lúc đó quần thể sẽ tăng trưởng?
A. Theo hình chữ S. B. Theo hình chữ J. C. Theo tiềm năng sinh học. D. B và C đúng.
27. Hậu quả của việc gia tăng dân số quá mức và phân bố không đều là gì?
A. Chất lượng môi trường giảm sút, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người. B. Làm đa dạng hơn vốn gen của loài người, tránh bi suy vong.
C. Môi trường sống ô nhiễm và suy thoái. D. Tất cả ý trên.
28. Điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dào,..thì A. Hiện tượng nhập cư sẽ ít hơn xuất cư.
B. Hiện tượng xuất cư ít, nhập cư tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều. C. Hiện tượng xuất cư diễn ra thường xuyên hơn.
29. Một quần thể có kích thước ổn định thì các yếu tố ảnh hưởng như thế nào là phù hợp? A. Mức sinh = nhập cư và mức tử vong = xuất cư.
B. Mức sinh + nhập cư = mức tử vong + xuất cư. C. Mức sinh + xuất cư = mức tử vong + nhập cư. D. Mức sinh = mức tử vong.
30. Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi?
A. Có hiện tượng ăn lẫn nhau. B. Số lượng cá thể nhiều thì tự chết.
C. Số lượng cá thể ổn định và cân bằng với nguồn sống của môi trường. D. Tự điều chỉnh.
31. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể do?
A. Tác động của con người. B. Sự phát triển quần xã. C
. Sự tác động nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. D. Khả năng cạnh tranh cao. 32. Biến động nào sau đây là biến động theo chu kỳ?
A. Số lượng bò sát giảm vào những năm có mùa đông giá rét. B. Số lượng chim, bò sát giảm mạnh sau những trận lũ lụt. C. Nhiều sinh vật rừng bị chết do cháy rừng.
D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa.
33. Trường hợp nào sau đây cho thấy sinh vật biến động không theo chu kỳ? A. Chim di trú mùa đông.
B. Động vật biến nhiệt ngủ đông.
C. Số lượng ruồi, muỗi nhiều vào các tháng xuân hè. D. Số lượng thỏ ở Ôxtrâylia giảm vì bệnh u nhầy. 34. Nhân tố sinh thái hữu sinh?
A. Khí hậu, thổ nhưỡng.
B. Nhiệt độ, ánh sáng, số lượng kẻ thù ăn thịt.
C. Là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể. D. Là nhóm nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể.
35. Trong các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất là? A. Nhiệt độ. B. Thổ nhưỡng. C. Ánh sáng. D. Độ ẩm.
36. Sự thay đổi của nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến các loài?
A. Động vật hằng nhiệt. B. Động vật biến nhiệt. C. Ếch nhái, bò sát. D. B và C.
37. Ở những loài ít có khả năng bào vệ vùng sống như cá, hưu, nai,..thì số lượng con non sống sót phụ thuộc rất nhiều vào?
A. Sự chăm sóc của đàn. B. Sức mạnh của tập thể của đàn. C. Số lượng kẻ thù ăn thịt. D. Phạm vi phân bố của đàn.
38. Nhân tố hữu sinh nào sau đây không ảnh hưởng đến số lượng cá thể trong quần thể? A. Sự canh tranh giữa các cá thể trong đàn. B. Số lượng kẻ thù ăn thịt.
39. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể thực vật và động vật thấy rõ nhất qua hiện tượng nào?
A. Tự tỉa thưa và ăn thịt đồng loại. B. Tranh giành bạn tình và thức ăn. C. Cạnh tranh dinh dưỡng và nơi ở. D. Cạnh tranh thức ăn và bạn tình.
40. Quần thể có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm số lượng hoặc kích thích làm cho số lượng cá thể tăng cao. Số lượng cá thể giảm và tăng cao tương đương với?
A. Điều kiện môi trường sống không thuận lợi và ổn định.
B. Điều kiện môi trường sống không thuận lợi, khi nguồn sống thuận lợi thì số lượng cá thể tăng và khi tăng cao quá thì bắt đầu điều chỉnh giảm xuống.
C. Điều kiện môi trường sống không phù hợp và tăng lên khi không có tác nhân bên ngoài quần thể ảnh hưởng.
D. Tất cả ý trên.
41. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ?
A. Cạnh tranh cùng loài . B. Quan hệ hội sinh. C. Cộng sinh. D. Hỗ trợ cùng loài. 42. Hai con hươu đực “đấu sừng” tranh giành 1 con hươu cái là biểu hiện của?
A. Chọn lọc kiểu hình . B. Kí sinh cùng loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Quan hệ hỗ trợ
43. Hiện tượng: thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm nhiều cá hơn được gọi là?
A. Hiệu quả nhóm. B. Tự tỉa thưa. C. Sự quần tụ. D. Hiệu suất tương tác. 44. Các cây cùng loài mọc gần nhau thường làm cành lá kém xum xuê, có cây bị chết gọi là? A. Hiệu quả nhóm. B. Tự tỉa thưa. C. Đấu tranh sinh tồn. D. Quan hệ tương tác. 45. Sự cạnh tranh cùng loài diễn ra mạnh mẽ nhất khi?
A. Nguồn sống thiếu. B. Có nhiều cá thể. C. Xuất hiện kẻ thù. D. Có thiên tai. 46. Tuổi sinh thái là?
A.Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. Là thời gian sống thực tế của cá thể.
C. Là tuổi bình quân của một cá thể trong quần thể. D. Là thời gian sống để sinh sản của cá thể.
47. Tỷ lệ đực/cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ? A. 1: 1 B. 1: 2 C. 2: 3 D. 1: 3
48. Nếu nguồn sống giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng?
A. Tăng dần đều. B. Đường cong hình chữ J. C. Đường cong hình chữ S. D. Giảm dần đều.
Bài 37. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT I. Tỉ lệ giới tính
- Thường xấp xỉ 1/1, tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc &o từng loài, từng thời gian & điều kiện sống,…
-> Là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện mt thay đổi.
- Các nhân tố ảnh hưởng: điều kiện sống của mt, mùa ss, đặc điểm sinh sản, sinh lí & tập tính của sv, điều kiện dinh dưỡng,… VD: (Bảng 37.1 SGK).
II. Nhóm tuổi
1. kn
- Tuổi sinh lí: là thời gian sống có thể đạt tới của 1 cá thể trong quần thể. - Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của cá thể.
- Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.