Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phố

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 46 - 49)

1. Quần thể ngẫu phối

a. Khái niệm

-Quần thề ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối một các hoàn toàn ngẫu nhiên.

b. Đặc điểm di truyền

-Trong quần thể ngẫu phối các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá & chọn giống.

-Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định.

Quần thể ngẫu phối duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

a. Định luật Hacđi – Vanbec: Trong một quần thể lớn, ngẫu phối, nếu không có các yếu tố

làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức:

p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1 Trong đó: p: tần số alen trội; q: tần số alen lặn;

p2: tần số kiểu gen đồng hợp trội; 2pq: tần số kiểu gen dị hợp; q2: tần số kiểu gen đồng hợp lặn.

-Ví dụ: một quần thể P có cấu trúc di truyền là: 0,8AA : 0,1Aa : 0,1aa. a. Tính tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể.

b. Quần thể P nói trên có ở trạng thái cân bằng di truyền không? Tại sao? Giải

a. Tần số tương đối của mỗi alen: P: 0,8AA : 01,Aa : 0,1aa

-Tần số của alen A (p): p = 0,8 + 0,1/2 = 0,85

-Tần số của alen a (q): q = 0,1 + 0,1/2 = 0,15 (hoặc q = 1 - 0,85 = 0,15) b. Xác định trạng thái di truyền của quần thể P:

-Nếu quần thể P cân bằng di truyền thì cấu trúc của nó thỏa mãn phương trình Hacđi – Vanbec:

p2 AA : 2pq Aa : q2 aa = 0,852AA : 2.0,85.0,15Aa : 0,152aa = 0,7225AA : 0,255Aa : 0,0225aa -Như vậy, cấu trúc di truyền của quần thể P đã cho chưa thỏa mãn phương trình Hacđi - Vanbec nên nó chưa cân bằng di truyền.

b. Điều kiện nghiệm đúng

-Quần thể phải có kích thước lớn.

-Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.

-Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống & khả năng sinh sản như nhau (không có CLTN).

-Đột biến không xảy ra hay có xảy ra thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. không có chọn lọc tự nhiên

-Quần thể phải được cách li với các quần thể khác (không có sự di nhập gen giữa các quần thể).

c. Ý nghĩa của định luật Hacdi – Vanbec

-Khi biết được quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec thì từ tần số các cá thể có kiểu hình lặn có thể tính được tần số của alen lặn, trội cũng như tần số của các loại kiểu gen trong quần thể.

Bài tập: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. Xác định tần số tương đối của các alen A & a của quần thể này.

Bài tập trắc nghiệm

Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA

1. Định Luật Hacđi-Vanbec phản ánh điều gì?

A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể. B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể. C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối. D. Sự biến động của tần số các KG trong quần thể. 2. Hạn chế của định luật Hacđi – Vanbec xảy ra do?

A. Các kiểu gen khác nhau sẽ có sức sống và khả năng thích nghi khác nhau.

B. Trong tự nhiên thường xuyên xảy ra sự di nhập gen, quá trình đột biến và chọn lọc. C. Tự ổn định của tần số các alen trong quần thể qua các thế hệ.

D. Câu A và B đúng.

3. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 6 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là?

A. 1/6 B. (1/5)5 C.1 - (1/2)6 D. (1/2)64. Một quần thể có tần số alen 4. Một quần thể có tần số alen

a A

= 00,,28 , quần thể này đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec,thì có cấu trúc di truyền là?

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.

5. Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ, biết rằng hoa đỏ có kiểu gen CrCr, hoa hồng có kiểu gen CrCw, hoa trắng có kiểu gen CwCw. Tần số alen Cr trong quần thể là?

A. 0,25 B. 0,35 C. 0,45 D. 0,65

6. Bệnh bạch tạng di truyền do một đột biến gen lặn (a) nằm trên NST thường. Trong một cộng đồng có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, tần số người bị bạch tạng là 1/104. Tần số tương đối của các alen A, a là?

A. A : a = 0.01 : 0,99 B. A : a = 0,04 : 0,96C. A : a = 0,75 : 0,25 D. A : a = 0,99 : 0,01 7. Trong quần thể bò, gen A quy định lông đỏ, gen a quy định lông khoang. Gỉa sử trong đàn bò con lông đỏ chiếm 64 %.Tần số tương đối của alen A và a là?

A. A = 0,6 ; a = 0,4 B. A = 0,8 ; a = 0,2A C. A = 0,4 ; a = 0,6 A. A = 0,64 ; a = 0,36

8. Ở cà chua, alen A quy định màu quả đỏ và alen a quy định màu quả vàng. Trong một quần thể cây cà chua, có 500 cây KG AA, 800 cây KG Aa và 200 cây KG aa, cho rằng quần thể xảy ra hoàn toàn ngẫu phối. Tần số của các alen A và a là?

A. A= 0,64, a= 0,36 B. A= 0,36, a= 0,64 C. A= 0,6, a= 0,4 D. A= 0,4, a= 0,6

9. Trong quần thể sau đây, quần thể nào đang đạt ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,64 AA + 0,32 Aa +0,04 aa= 1 B. 0 AA + 1 Aa + 0aa= 1

C. 0,50 AA + 0,25Aa +0,25 aa= 1 D. 0,20 AA + 0,5 Aa +0,3aa= 1

10. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là?

A. 0,5% ; 0,5% B. 75% ; 25% C. 50% ; 25% D. 0,75% ; 0,25%

10. Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ KG của quần thể tuân theo công thức (với p là tần số của alen trội, q tần số của alen lặn và p+q=1)?

A. p2 + 2q q2+ q2 =1 B. p + 2q q+ q2 =1 C. p2 + 2p2 q2+ q2 =1 D. p2 + 2pq+ q2 =1 11. Tần số của một kiểu gen là tỉ số?

A. Giữa giao tử mang kiểu gen đó trên các kiểu gen trong quần thể. B. Giữa các alen của kiểu gen đó trong các kiểu gen của quần thể. C. Giữa cá thể chứa kiểu gen đó trong tổng số các cá thể của quần thể.

D. Giữa giao tử mang alen của kiểu gen đó trên tổng só các giao tử trong quần thể. 12. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là?

A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.

B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

Chương IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC Bài 18. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI & CÂY TRỒNG

DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP

_________oOo_________ Các bước tạo giống mới:

-Tạo nguồn nguyên liệu biến dị (biến dị di truyền = biến dị tổ hợp + đột biến + ADN tái tổ hợp).

-Chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

-Đưa tổ hợp gen mong muốn về trạng thái đồng hợp tử  dòng thuần.

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w