1. Thí nghiệm
A. Lai thuận B. Lai nghịch
Ptc: ♀ C.lá đốm x ♂ C.lá xanh Ptc: ♀ C.lá xanh x ♂ C.lá đốm
F1: 100% C.lá đốm F1: 100% C.lá xanh
2. Giải thích
-Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. -Các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hay lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
3. Đặc điểm của di truyền ngoài nhân
-Các gen nằm trong tế bào chất đều di truyền theo dòng mẹ. -Di truyền ngoài nhân không tuân theo quy luật di truyền.
Chú ý
-Một TT được gọi là di truyền liên kết với giới tính khi sự di truyền của nó luôn gắn với giới tính.
-Nếu kết quả của phép lai thuận & nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới thì gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính.
-Nếu kết quả của phép lai thuận & nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.
Bài tập trắc nghiệm
Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA
A. Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi, trồng trọt. B. Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
C. Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặo NST giới tính. D. Tất cả đều đúng.
2. Gen quy định tính trạng có túm lông trên vành tai ở người di truyền như thế nào? A. Di truyền chéo, nằm trên NST Y. B. Di truyền thẳng, nằm trên NST Y.
C. Di truyền thẳng, nằm trên NST X. D. Di truyền chéo nằm trên NST X.
3. Kết quả phép lai thuận và nghịch, con lai luôn cho KH giống mẹ đây là hiện tượng di truyền?
A. Di truyền trong nhân. B. Di truyền liến kết với giới tính trên NST X. C. Di truyền ngoài nhân. D. Tất cả đúng.
4. Động vật có vú và con người, thuộc cách xác định giới tính bằng NST nào dưới đây? A. Kiểu XX và XY, con cái XX, con đực XY. B. Kiểu XX và XO, con cái XX, con đực XO. C. Kiểu XX và XY, con cái XY, con đực XX. D. Kiểu XX và XO, con cái XO, con đực XX. 5. Khi nói đến hiện tượng liên kết gen, hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính. Ta thường nhớ đến ai?
A. Menđen. B. Coren. C. Đacuyn. D. Moocgan.
6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói đến gen nằm trên NST X? A. Gen quy định tính trạng sẽ biểu hiện ở cá thể đực (XY) khi chỉ có 1 alen lặn. B. Chỉ có con cái (XX) mang kiểu gen trội.
C. Có hiện tượng di truyền chéo xảy ra.
D. Phép lai thuận nghịch cho kết quả với tỷ lệ phân li KH khác nhau ở hai giới. 7. Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng?
A. Di truyền các tính trạng giới tính mà gen quy định chúng nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. Di truyền các tính trạng giới tính của sinh vật.
C. Di truyền các tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
D. Di truyền các tính trạng thường do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. 8. Nguyên nhân của sự di truyền chéo là?
A. bố truyền Y cho con đực, X cho con cái còn mẹ truyền X cho cả 2 giới. B. do thế hệ bố mẹ thuần chủng, con lai có sự phân li kiểu hình.
C. tính trạng không được bộc lộ ở giới đồng giao tử khi mang cặp gen dị hợp. D. do các gen tác động qua lai trong việc quy định tính trạng.
9. Tính trạng nào sau đây do gen liên kết với NST giới tính X, không có alen trên NST giới tính Y quy định?
A. Dị tật dính hai ngón tay 2 và 3 ở người.
B. Sự di truyền tính trạng màu mắt nâu và màu mắt xanh ở người. C. Sự di truyền hình dạng hạt đậu Hà lan.
D. Sự di truyền màu sắc mắt đỏ và mắt trắng ở ruồi giấm.
10. Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính được ai phát hiện và trên đối tượng nào? A. Menđen và đối tượng đậu Hà lan. B. Capetrenco với bắp cải.
C. Moocgan với đối tượng ruồi giấm. D. Moocgan với đậu Hà lan.
11. Dấu hiệu đặc trưng để nhận biết gen di truyền trên NST giới tính Y là gì? A. Luôn di truyền theo dòng bố. B. Được di truyền ở giới dị giao tử.
C. Chỉ biểu hiện ở con đực. D. Không phân biệt được gen trội hay lặn.
12. Người ta nhận biết trứng tằm đực, cái dựa vào màu sắc của trứng. Việc nuôi tằm đực sẽ tăng hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi tằm cái. Đây là ứng dụng của hiện tượng di truyền? A. Lên kết với giới tính. B. Liên kết gen. C. Hoán vị gen.D. Ngoài nhân.
13. Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở 2 giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào được rút ra ở dưới đây là đúng? A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể. C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y. D. Không có kết luận nào đúng.
14. Người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền ngoài nhân là? A. Menđen. B. Moocgan. C. Coren.D. Mayơ.
15. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di truyền theo dòng mẹ là do?
A. cCác gen nằm trên tế bào chất có trong ti thể và lục lạp được kích hoạt. B. Giao tử đực truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng. C. Đột biến làm xuất hiện các kiểu hình giống mẹ.
D. Một số gen bị thay đổi chức năng khi tiến hành lai thuận – nghịch. 16. Bệnh động kinh ở người là căn bệnh di truyền mà nguyên nhân? A. Đột biến điểm ở một gen nằm trên NST 21.
B. Một gen nằm trong ti thể bị thoái hóa, làm cho các mô thần kinh và cơ bị thoái hóa vì thiếu ATP.
C. Đột biến điểm ở một gen nằm trên NST giới tính X.
D. Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, làm cho các mô thần kinh và cơ bị thoái hóa vì thiếu ATP sản sinh ra từ ti thể.
17. Lai ruồi giấm cái mắt đỏ với ruồi đực cũng mắt đỏ, thu được ở đời con tất cả ruồi cái có mắt đỏ, trong số ruồi đực có một nửa mắt đỏ, một nủa mắt trắng. Xác định quy luật di truyền của tính trạng màu mắt và kiểu gen của ruồi bố mẹ?
A. Là di truyền liên kết với giới tính - XAXa , XAY. B. Là di truyền ngoài nhân – Aa, aa.
C. Là di truyền liên kết gen. D. Tất cả đều đúng.
18. Trên cặp NST giới tính XY có vùng tương đồng và không tương đồng. Vùng không tương đồng là?
A. Đoạn chứa các gen đặc trưng của cả 2 NST. B. Đoạn chứa các lôcut gen giống nhau ở 2 NST. C. Đoạn chứa các gen đặc trưng cho từng NST. D. Đoạn chứa các gen quy định giới tính.
19. Trong thí nghiệm về di truyền liên kết với giới tính, Moocgan đã giải thích sự di truyền màu mắt của ruồi giấm như thế nào?
A. Gen quy định màu mắt nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra kiểu hình.
B. Gen quy định màu mắt nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra kiểu hình.
C. Gen quy định màu mắt nằm trên cả 2 NST X và Y, nên con đực và cái đều biểu hiện ra kiểu hình.
D. Do kích thước của NST X và Y khác nhau nên dẫn đến kết quả phép lai thuận và nghịch khác nhau.
20. Khi tiến hành các phép lai trên các đối tượng khác nhau. Người ta nhận thấy: Kết quả 1: 2 phép lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau.
Kết quả 2: phép lai thuận nghịch khác nhau và con lai luôn có kiểu hình giống mẹ. Kết quả 3: 2 phép lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau.
Ba kết quả trên ứng với các quy luật di truyền nào dưới đây?
A. Di truyền qua tế bào chất - di truyền liên kết với giới tính - di truyền phân li độc lập. B. Di truyền liên kết với giới tính - di truyền qua tế bào chất - di truyền phân li độc lập. C. Di truyền liên kết với giới tính - di truyền phân li độc lập - di truyền qua tế bào chất . D. Kết quả khác.
Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU BIỂU HIỆN CỦA GEN
_________oOo_________