Điều kiện nghiệm đúng

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 26 - 29)

Các cặp alen quy định các TT khác nhau phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Bài tập trắc nghiệm

Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA

1. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số giao tử là bao nhiêu? A. 4. B. 8. C. 16. D. 32.

2. Trong phép lai aaBbDdeeFf x AabbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-bbD-eeff là bao nhiêu?

A. 1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 3/32.

3. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về?

A. Sự phân li của các NST trong cặp NST tương đồng. B. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. C. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.

D. Sự phân li độc lập của các tính trạng

4. Để phân biệt kiểu gen ở F2, Menđen sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra, nếu kết quả đồng tính thì kiểu gen F2 là?

A. AA. B. Aa. C. aa, D. AA và Aa.

5. Để phân biệt kiểu gen ở F2, Menđen sử dụng phép lai phân tích để kiểm tra, nếu kết quả phân tính theo tỉ lệ 1:2:1 thì kiểu gen F2 là?

A. AA. B. Aa C. aa D. AA và Aa

6. Làm thế nào để nhận biết 2 cặp gen dị hợp nào đó phân ly độc lập với nhau?

A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1 thì 2 cặp gen đó phân li độc lập.

B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1 thì 2 cặp gen đó phân ly độc lập.

C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 loại kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập.

D. Nếu kết quả của phép lai phân tích chỉ cho 1 loại kiểu hình đồng nhất, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập.

7. Đối tượng nghiên cứu của di truyền học là? A. Các quy luật di truyền. B. vật chất di truyền.

C. Axit nuclêic, NST, tính trạng. D. bản chất của hiện tượng di truyền và biên dị. 8. Ví dụ nào sau đây, là biểu hiện của cặp tính trạng tương phản?

A. Thân cao, thân thấp. B. Thân đen, cánh cụt. C. Hạt xanh, hoa đỏ. D. Thân ngắn, cánh dài.

9. Ở người, tính trạng tóc quăn (A) là trội với tóc thẳng (a) và do 1 cặp gen trên NST thường quy định. Bố tóc quăn, mẹ tóc quăn sinh con trai tóc quăn. Kiểu gen của bố, mẹ là?

A. AA, Aa và ngược lại. B. AA, aa và ngược lại. C. Aa. D. A và C đúng.

10. Trong quy luật phân li độc lập của Menđen, các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng và khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ kiểu gen ở F2 là?

11. Trong quy luật phân li độc lập của Menđen, các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu P thuần chủng và khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì F1 có bao nhiêu kiểu giao tử được hình thành?

A. n. B. 2n. C. 3n. D. 2n.

12. Ở đậu Hà lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền hoàn toàn độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?

A. Aabb x aaBb. B. AaBb x AaBb. C. AaBB x aabb. D. AaBb x Aabb.

13. Khi lai hai thứ đậu Hà lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn, ở F1 thu được toàn kiểu hình vàng trơn. Cho F1 tự thụ thấn, ở F2 kiểu gen AABB chiếm tỉ lệ là bao nhiêu biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, các gen trội lặn hoàn toàn?

A. 1/2. B. 1/16. C. 1/4. D. 1/32.

14. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là? A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới. B. Giúp xác định bản đồ di truyền của các gen.

C. Giúp xác định vị trí tương đối của các gen trên NST.

D. Tạo nhiều kiểu biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. 15. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là?

A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen  xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau (biến dị tổ hợp).

B. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân.

C. Sự phân li đồng đều của một cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng đó trong thụ tinh.

D. Các gen nằm trên một NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. 16. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀ AA x ♂ aa và ♀ AA x ♂aa. B. ♀ Aa x ♂ aa và ♀ aa x ♂AA.

C. ♀ AABB x ♂ aabb và ♀ aabb x ♂AABB. D. ♀ AABb x ♂ aabb và ♀ AABb x ♂aaBb.

17. Trường hợp trội không hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của phép lai P: Aa x Aa lần lượt?

A. 1:2:1 và 1:2:1 B. 3:1 và 1:2:1 C. 1:2:1 và 3:1 D. 3:1 và 3:1

18. Khi đem lai 2 giống đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, ở thế hệ F2, Menđen đã thu được tỉ lệ phân tính về kiểu hình là?

A. 9:3:3:1 B. 3:1 C. 1:1 D. 1:1:1:1

19. Theo Menden, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?

C. Số lượng các loại kiểu gen là 4n . D. Số lượng các loại kiểu gen là 5n . 20. Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1:1?

A. Aabb x aaBb B. AaBb x aaBb C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb

21. Ở đậu Hà lan, quả không ngấn (B), quả có ngấn (b). Đem lai cây có quả không ngấn với cây có quả ngấn thu được 50% có quả không ngấn: 50% có quả ngấn. Phép lai phù hợp là? A. BB x bb. B. Bb x Bb. C. Bb x bb. D. bb x bb.

22. Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là?

A. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3:1.

B. Sự phân li của các cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền của các tính trạng phụ thuộc vào nhau.

C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở đời F2 là (3+n)n. 23. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là?

A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai. B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN & TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN

_________oOo_______

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w