Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 103 - 108)

1. Các hệ sinh thái tự nhiên

a. Các hệ sinh thái trên cạn

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới. + Sa mạc. + Hoang mạc. + Savan đồng cỏ. + Thảo nguyên. + Rừng lá rộng ôn đới. + Rừng thông phương Bắc. + Đồng rêu hàn đới.

b. Các hệ sinh thái dưới nước

- Các hệ sinh thái nước mặn-lợ:

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô. + Hệ sinh thái vùng biển khơi.

- Các hệ sinh thái nước ngọt: + Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ). + Hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

2.Các hệ sinh thái nhân tạo

a. Ví dụ: hst đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng,… b. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

- Bổ sung nguồn vật chất và năng lượng khác. - Thực hiện biện pháp cải tạo.

+ Hst nông nghiệp: bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại. + Hst ao hồ: loại bỏ các loài tảo độc và cá dữ.

+ Hst rừng trồng: bón phân, làm cỏ, xới đất, phát thực bì, tỉa thưa.

-> Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các hst tự nhiên và xây dựng các hst nhân tạo.

Bài tập trắc nghiệm

Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 22 ĐA

1. Một hệ sinh thái bao gồm các yếu tố cấu thành căn bản nào?

A. Các chuỗi và lưới thức ăn. B. Quần xã sinh vật và sinh cảnh.

C. Các quần thể và các nhân tố sinh thái. D. Sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân hủy. 2. Sinh vật nào dưới đây được coi là sinh vật phân hủy?

A. Nhện. B. Sâu bọ. C. Bọ rùa. D. Vi khuẩn. 3. Trong chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là?

A. Thực vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn động vật. D. Sinh vật phân hủy.

4. Trong các mối quan hệ sinh thái, mối quan hệ nào đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành chuỗi và lưới thức ăn?

A. Quan hệ cùng loài. B. Quan hệ hợp tác. C. Quan hệ dinh dưỡng. D. Quan hệ nơi ở.

5. Một chuỗi thức ăn thường lần lượt gồm?

A. Sinh vật cung cấp → sinh vật tiêu thụ bậc 1 → sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật cung cấp → sinh vật tiêu thụ bậc 2 → sinh vật phân hủy. C. Sinh vật sản xuất → sinh vật phân hủy → sinh vật tiêu thụ.

D. Sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân hủy. 6. Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì?

A. Có cấu trúc lớn nhất. B. Luôn giữ vững cân bằng.

C. Có chu trình tuần hoàn vật chất. D. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn. 7. Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái?

A. Có sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải. B. Có chu trình tuần hoàn vật chất. C. Có kích thước quần xã lớn. D. Có cả động vật và thực vật. 8. Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất là?

A. Đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong. B. Đảm bảo mối quan hệ dinh dưỡng. C. Đảm bảo tính khép kín. D. Đảm bảo tính bền vững.

9. Cho chuỗi thức ăn như sau: Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng. Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?

A. Châu chấu. B. Rắn. C. Ếch. D. Đại bàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi, rừng rậm nhiệt đới là? A. Các ví dụ về hệ sinh thái.

B. Các ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật. C. Các giai đoạn của diễn thế sinh thái.

D. Những quần xã có cùng đầu vào và đầu ra của chu trình dinh dưỡng. 11. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã rất quan trọng, bởi vì?

A. Tất cả động vật trong quần xã đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào thực vật.

B. Từ lượng thức ăn sử dụng ở mỗi bậc dinh dưỡng sẽ xác định được sinh khối của quần xã. C. Cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài sinh vật.

12. Một hệ sinh thái có đặc điểm: năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và số lượng loài sinh vật hạn chế là?

A. hệ sinh thái tự nhiên trên cạn. B. hệ sinh thái nông nghiệp. C. hệ sinh thái thành phố. D. hệ sinh thái biển.

13. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có cấu trúc gồm?

A. Các yếu tố khí hậu. B. Chất hữu cơ và vô cơ. C. Sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải. D. sinh cảnh và sinh vật.

14. Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu, số lựơng sâu không thật dồi dạo. Khả năng nào dưới đây có thể là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài có thể cùng tồn tại?

A. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. D. Tất cả khả năng trên.

15. Hệ sinh thái lớn nhất là?

A. Đại dương. B. Rừng Amazôn. C. Trái Đất. D. Sông Nil. 16. Sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải?

A.Vi khuẩn. B. Nhái. C. Châu Chấu. D. Con người.

17. Quan sát tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.

B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.

18. Yếu tố nào làm cho lưới thức ăn của quần xã trở nên đa dạng và phức tạp hơn? A. Có số lượng quần thể nhiều. B. Đa dạng về thành phần loài trong quần xã. C. Có số cá thể tròng một quần thể lớn. D. Có nguồn thức ăn dồi dào.

19. Trong lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm?

A. Các sinh vật sản xuất. B. Các sinh vật tiêu thụ bậc1. C. Các sinh vật tiêu thụ sinh vật sản xuất. D. B và C đúng.

20. Quan sát tháp sinh thái tháp số lượng ta nhận thấy?

A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì số lượng sinh vật càng giảm. B. Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì số lượng sinh vật càng tăng. C. Các bậc dinh dưỡng hầu như không thay đổi về năng lượng. D. Đây là tháp sinh thái hoàn thiện nhất.

21. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng?

A. Khí CO. B. Khí CO2. C. H2CO3. B. CaCO3. 22. Hiệu ứng nhà kính là kết quả của?

A. Tăng nồng độ khí CO2. B. Giảm nồng độ O2. C. Tăng nhiệt độ khí quyển. D. Làm thủng tầng ôzôn.

23. Các loài sinh vật sống trong các sinh quyển khác nhau, sinh quyển dày khoảng? A. 10km. B. 15km. C. 20km. B. 30km.

24. Các khu sinh học trên Trái Đất chia thành nhiều khu vực khác nhau căn cứ vào?

A. Đặc điểm địa lý. B. Khí hậu và sinh vật sống ở đó. C. Môi trường sống. D. A và B đúng.

25. Khu nào sau đây không phải là khu sinh học? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Khu sinh học trên cạn. B. Khu sinh học nước ngọt. C. Khu sinh học biển. D. Khu sinh học trên không. 26. Thực vật hấp thụ Nitơ dưới dạng muối?

A. Amin và nitrat. B. NH4+ và NO3-. C. Nitrat và sunfat. D. NH4+ và NO3- và NO2-. 27. Trong hệ sinh thái, dòng năng lượng biến đổi như thế nào là đúng?

A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm. B. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng tăng.

C. Dòng năng lượng không đổi cho đến khi đuợc phân giải và trở lại môi trường. D. Theo chu trình nhất định.

28. Qua các bậc dinh dưỡng năng lượng sẽ hao phí dần và nguyên nhân hao phí là? A. Hô hấp và tỏa nhiệt. B. Hô hấp, tỏa nhiệt và chất thải.

C. Duy trì thân nhiệt. D. Năng lượng dùng cho hô hấp. 29. Hiệu suất sinh thái là?

A. Là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. B. Là tỉ lệ % tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. Khả năng tiêu thụ năng lượng của các bậc dinh dưỡng.

D. Khả năng sinh vật sử dụng nguồn thức ăn tạo ra từ các sinh vật sản xuất.

30. Hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng sau tích luỹ được thường so với bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn là khoảng?

A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 10%.

31. Chu trình nước?

A. Chỉ liên quan tới nhân tố vô sinh của hệ sinh thái. B. Không có ở sa mạc.

C. Là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái. D. Là một phần trong tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái. 32. Chu trình nitơ, cacbon?

A. Liên quan tới yếu tố vô sinh của hệ sinh thái.

B. Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. C. Là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái. D. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái.

33. Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?

A. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật. B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật.

C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2. D. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi.

34. Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ cái. Trong đó A = 500Kg B = 600Kg C = 5000Kg D = 50Kg E = 5Kg Hệ sinh thái nào có chuổi thức ăn sau là có thể xảy ra?

A. A → B → C → D. B. E → D → A → C. C. E → D → C → B. D. C → A D

E.

35. Trong chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?

A. Thực vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn động vật. D. Sinh vật phân hủy. 36. Sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong hệ sinh thái tuân theo quy luật?

A. Sinh thái cơ bản. B. Hình tháp sinh thái. C. Bào toàn chuyển hóa năng lượng. D. A và C đúng. 37. Đâu là một hệ sinh thái nhân tạo?

A. Rừng nhiệt đới. B. hệ sinh thái biển. C. Rừng cao su. D. Savan. 38. Nguồn năng lượng chủ yếu cho sinh giới là năng lượng?

A. Sinh học B. Mặt trời C. Hoá thạch D. Phóng xạ 39. Trong hệ sinh thái, dòng năng lượng bắt đầu từ?

A. Môi trường B. Cây xanh C. Vụn hữu cơ D. Vi khuẩn phân huỷ

40. Hao tổn qua hô hấp và tạo nhiệt trong một chuỗi thức ăn ở hệ sinh thái tự nhiên ở mỗi bậc dinh dưỡng khoảng?

A. 10% B. 70% C. 80% D. 90%

Bài 43. TRAO ĐỔI CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI I. Trao đổi vật chất trong quần xã sv (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chuỗi thức ăn

a. Khái niệm

- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là 1 mắt xích của chuỗi.

- Trong 1 chuỗi, 1 mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước, vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

b. Phân loại

Có 2 loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sv tự dưỡng -> động vật ăn sv tự dưỡng -> động vật ăn động vật.

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sv phân giải chất hữu cơ -> động vật ăn sv phân giải -> động vật ăn động vật.

Ví dụ: lá, cành cây khô → mối → nhện → thằn lằn → trăn.

2. Lưới thức ăn

- Lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.

- Quần xã sv càng đa dạng về tp loài thì lưới thức ăn trong qx càng phức tạp.

3. Bậc dinh dưỡng

a. Khái niệm: tập hợp các loài sv có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

b. Các bậc dinh dưỡng

- Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sv sản xuất): gồm các sv có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của mt.

- Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sv tiêu thụ bậc 1): động vật ăn sv sản xuất.

- Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sv tiêu thụ bậc 2): động vật ăn thịt, ăn sv tiêu thụ bậc 1. - Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất (cuối cùng).

Một phần của tài liệu kiến thức cơ bản sinh học 12 (Trang 103 - 108)