6. Kết cấu của đề tài luận văn
4.2.5. Giải pháp về tài chính
a. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vốn là một vấn đề rất quan trọng, do vậy việc sử dụng vốn hợp lý hay không sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu cấp thiết đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thắng lợi trong nền kinh tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
thị trƣờng. Một doanh nghiệp sử dụng vốn tốt, vòng quay nhanh, sức sinh lợi cao tức là sử dụng vốn một cách hiệu quả.
- Đối với vốn cố định là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong Bƣu điện tỉnh cần bố trí các dây truyền sản xuất hợp lý, sử dụng triệt để diện tích kinh doanh, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm, nâng cao trách nhiệm quản lý tài sản cố định tại các bộ phận, các đơn vị trực tiếp kinh doanh trong Bƣu Điện tỉnh để đảm bảo an toàn và phát triển vốn cố định một cách hiệu quả.
- Đối với vốn lƣu động: Xác định đúng nhu cầu vốn lƣu động cần thiết tăng số vòng chuyển vốn, tránh ứ đọng vốn để quá trình sản xuất kinh doanh thông suốt và hiệu quả. Quản lý chặt chẽ vốn tiêu dùng nguyên vật liệu để giảm chi phí trong giá thành sản xuất mà chất lƣợng vốn đảm bảo. Tránh phí sản xuất lƣu thông bằng cách quản lý tốt lao động. Tăng cƣờng kỷ luật trong sản xuất kinh doanh, quan hệ tốt với khách hàng.
b. Kiểm soát chi phí
Không những nỗ lực tìm giải pháp tăng doanh thu, mà tiết kiệm chi phí cũng là bài toán mà Bƣu điện tỉnh phải quan tâm. Đơn vị cần chú trọng cải tiến quy trình dịch vụ, giảm bớt in ấn chứng từ không cần thiết, tiết kiệm ấn phẩm; rút ngắn lại các hành trình đƣờng thƣ để đảm bảo chỉ tiêu thời gian, sử dụng xe nhỏ thay thế xe to để tiết kiệm nhiên liệu.
Thực hiện rà soát, hợp lý hóa lại mạng lƣới, trên cơ sở đó cắt giảm những chi phí chƣa phù hợp. Xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý, phòng ngừa rủi ro. Hoàn thiện hệ thống định mức nội bộ; thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng để tránh xảy ra tình trạng thất thoát hoặc bị chiếm dụng.
Thƣờng xuyên tổ chức theo dõi, đối chiếu xác nhận công nợ phải thu phải trả, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc chiếm dụng vốn của đối tác.
Kiểm soát chặt chẽ chi thƣờng xuyên tại các đơn vị, kiên quyết rà soát và cắt giảm các khoản chi phí kém hiệu quả, chƣa cần thiết, tập trung chi cho sản xuất, chi để tạo nguồn thu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra; hƣớng dẫn tổ chức tự kiểm tra, giám sát. Đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và Bƣu điện tỉnh nói riêng, kiểm soát chi phí có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính việc tăng chi phí là một trong những yếu tố hàng đầu làm giảm lợi nhuận của đơn vị. Vấn đề đặt ra là cần phân tích rõ mối quan hệ giữa doanh thu, lợi nhuận và chi phí để từ đó tìm ra các biện pháp tăng doanh thu và làm giảm chi phí tới mức tối thiểu. Thực hiện phân tích biến động chi phí để xác định xem có sự bất thƣờng hay không nhằm đƣa ra các giải pháp thích hợp. Việc phân tích này sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cho việc ra quyết định có liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị.
Phân loại và xác định các loại chi phí một cách có hệ thống làm cơ sở định hƣớng cho việc xây dựng phƣơng pháp quản lý. Làm tốt điều này có thể tiết kiệm chi phí cho đơn vị và hạn chế tới mức tối đa sự lãng phí chi phí.