0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẮC KẠN (Trang 26 -30 )

6. Kết cấu của đề tài luận văn

1.2.2. Nhân tố tiến bộ khoa học công nghệ

Trong kinh tế thị trƣờng hiện nay, công nghệ là yếu tố quyết định cho sự phát triển của sản xuất, kinh doanh, là cơ sở để doanh nghiệp khẳng định vị trí của mình trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thị trƣờng. Chính sách công nhiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng và Nhà nƣớc chính là khuyến khích các doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi trong môi trƣờng công nghệ. Sự thay đổi của công nghệ tác động tới doanh nghiệp theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt nó không tách rời khỏi yếu tố con ngƣời. Hơn nữa yếu tố con ngƣời còn quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi trong công nghệ.

Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tố phát triển trong các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là yếu tố, là biện pháp cơ bản giữ vai trò quyết định để doanh nghiệp dành thắng lợi trong cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu sẽ tiêu hao nguyên nhiên vật liệu lớn, chi phí nhân công và lao động nhiều, do vậy giá thành tăng. Mặt khác, công nghệ lạc hậu khó có thể cho ra những sản phẩm có chất lƣợng phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đối với các doanh nghiệp có 2 chiến lƣợc cơ bản trong cạnh tranh: Phân biệt sản phẩm có chất lƣợng cao, chi phí thấp. Cả hai chiến lƣợc đó, muốn thực hiện đƣợc đều tuỳ thuộc vào sự đổi mới công nghệ.

Nền kinh tế hàng hoá thực sự đặt ra yêu cầu bức bách, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, muốn có vị trí vững chắc trong quá trình cạnh tranh, phải thực hiện gắn sản xuất với khoa học kỹ thuật và coi chất lƣợng sản phẩm là vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh chất lƣợng. Nhƣ vậy vai trò của đổi mới công nghệ tiên tiến có thể giải quyết đƣợc các vấn đề mà nền kinh tế thị trƣờng đặt ra.

Căn cứ vào đặc trƣng của công nghệ cũng nhƣ nhu cầu cần thiết của việc đổi mới công nghệ thì mục đích chính và quan trọng nhất của đổi mới công nghệ là nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, duy trì và phát triển doanh nghiệp ngày càng đi lên. Mục đích đổi mới công nghệ cần phải tập trung là:

* Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp về chất lƣợng sản phẩm, thông qua chiến lƣợc sản phẩm trên cơ chế thị trƣờng. Ngày nay tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đạt đƣợc một tốc độ cao chƣa từng thấy. Kết quả của việc đổi mới công nghệ là số sản phẩm mới không ngừng tăng lên. Sản phẩm mới là sản phẩm có giá trị cao hơn so với phẩm cũ cùng chủng loại. Quá trình cạnh tranh đối với các sản phẩm đồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

dạng trên thị trƣờng đã và đang diễn ra gay gắt. Các doanh nghiệp đều mong muốn trên cơ sở cách mạng khoa học kỹ thuật để đổi mới công nghệ của mình, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm mới chiếm lĩnh thị trƣờng và để thu đƣợc lợi nhuận. Do vậy, chiến lƣợc sản phẩm có ý nghĩa sống còn với sự tồn tại của doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện đuợc nếu họ có một chiến lƣợc sản phẩm đúng đắn, đổi mới nhanh chóng công nghệ tạo ra sản phẩm mới với chất lƣợng tốt. Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại ở chính bản thân sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể là hàng hoá nhƣng cũng có thể là một dịch vụ có khả năng thoả mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Do vậy, mục tiêu đổi mới công nghệ là làm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm để chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng. Nói cách khác, mục tiêu đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp cũng chính là nội dung cơ bản của chiến lƣợc sản phẩm của doanh nghiệp đó.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, mỗi sản phẩm có một chu kỳ sống nhất định vì vậy doanh nghiệp cần phải biết đến khi nào thì phải thay đổi sản phẩm và thay đổi nó nhƣ thế nào.

Điểm mấu chốt trong chiến lƣợc sản phẩm là doanh nghiệp phải đảm bảo lúc nào cũng có ít nhất một sản phẩm mới hay đƣợc gọi là mới để khi thị trƣờng trì trệ chớp thời cơ tung ra. Điều cốt lõi của chiến lƣợc này là phải linh hoạt, nhạy bén, có quyết định kịp thời chính xác. Tuy nhiên, sản phẩm đó phải bảo đảm "Bán cái mà thị trƣờng cần chứ không phải bán cái mà ta có". Muốn vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tƣ thích đáng cho công tác nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm.

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến cho phép các doanh nghiệp cải tiến mẫu mã và đổi mới chất lƣợng sản phẩm của mình đồng thời cũng làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí tạo điều kiện cho hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế không phải cứ có vốn là mua đƣợc kỹ thuật hiện đại và kinh doanh có hiệu quả. Vấn đề là ở chỗ không phải do chất lƣợng quyết định tất cả mà còn do giá cả và thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, khi quyết định phƣơng án đổi mới công nghệ doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc luận chứng kinh tế kỹ thuật trên cả hai mặt: Khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

lƣợng sản phẩm và khả năng tiêu thụ đồng thời phải nắm bắt đƣợc thông tin chính xác về nhu cầu thị trƣờng để có phƣơng án đầu tƣ công nghệ tiên tiến và thích hợp.

* Tăng năng suất lao động, tạo ra hiệu quả cao cho các doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế thị trƣờng các doanh nghiệp đều biết rằng chênh lệch giữa giá trị cá biệt và giá trị xã hội của hàng hoá đem lại là lợi nhuận. Chênh lệch này càng cao doanh nghiệp càng có lợi nhuận lớn. Vì vậy, tất yếu các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao giá trị sản phẩm của mình bằng cách giảm chi phí lao động cá biệt cần thiết trong mỗi đơn vị sản phẩm của mình. Con đƣờng duy nhất để mang lại hiệu quả kinh tế cao, tối ƣu là nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nói cách khác, lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất luôn tìm kiếm cách thức, phƣơng pháp áp dụng công nghệ mới. Nó không những là động lực, mà còn tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải chạy đua với nhau trong việc đổi mới công nghệ.

* Tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, đạt đƣợc năng suất cao trong sản xuất, kinh doanh. Các nhà doanh nghiệp khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động sẽ đƣợc hƣởng kết quả là mức lợi nhuận đem lại do sự chênh lệch giữa mức tăng năng suất lao động cá biệt và mức tăng năng suất lao động xã hội. Mức tăng lợi nhuận do năng suất lao động xã hội tăng, còn mức tăng lợi nhuận siêu ngạch do năng suất lao động cá biệt tăng lên. Trong thực tế, lợi nhuận siêu ngạch tăng rất nhiều so với lợi nhuận bình thƣờng, chính đó là một động lực thúc đẩy, ép buộc các nhà doanh nghiệp phải đầu tƣ đổi mới công nghệ.

* Góp phần thực hiện tốt chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hiện đại hoá, công nghiệp hoá trong ở các doanh nghiệp phù hợp với xu hƣớng chung của cả nƣớc. Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ, có ý nghĩa là đòi hỏi sự ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nhƣ vậy đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp sẽ đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó thông qua việc áp dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phƣơng pháp và qui trình tiến bộ hơn, chế tạo và sử dụng thiết bị, năng lƣợng, vật liệu mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đổi mới sản phẩm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẮC KẠN (Trang 26 -30 )

×