Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 41)

6. Kết cấu của đề tài luận văn

1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp:

Hiệu quả SXKD BCVT là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình SXKD (lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động). Doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình SXKD có hiệu quả. Để đánh giá có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu cụ thể để tính toán. Các chỉ tiêu chi tiết cụ thể phải phù hợp, thống nhất công thức đánh giá với hiệu quả chung.

a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông có thể được tính theo hai cách:

+ Tính theo dạng hiệu số:

Với cách này hiệu quả SXKD đƣợc tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào:

Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào.

Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra đƣợc đo bằng các chỉ tiêu nhƣ khối lƣợng sản phẩm dịch vụ BCVT; doanh thu và lợi nhuận ròng.

Cách này tính đơn giản, thuận lợi, nhƣng không phản ánh hết chất lƣợng SXKD cũng nhƣ tiềm năng nâng cao hiệu quả SXKD. Ngoài ra tính theo cách này không thể so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận đơn vị trong doanh nghiệp SXKD; không thấy đƣợc tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.

+ Tính theo dạng phân số:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra /chi phí đầu vào

Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào. Cách này đã khắc phục đƣợc những tồn tại khi theo dạng hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

số. Nó đã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh BCVT một cách toàn diện hơn.

b. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi tiết

Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lƣợng chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất thuận lợi cho việc tính toán và phân tích. Hệ thống các chỉ tiêu chi tiết đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông bao gồm:

b.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề then chốt gắn liền đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông nói riêng. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lƣợng công tác quản lý vốn, chất lƣợng công tác sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhƣ vậy việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn có ý nghĩa là tiền đề lý luận cho các nghiên cứu hiệu quả về sau. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất của một đồng vốn HVSX = Dt hoặc H VSX = Q VSXbq VSXbq

Trong đó: HVSX - Sức sản xuất của một đồng vốn Q - Khối lƣợng sản phẩm BCVT

Dt - Tổng doanh thu thuần

VSXbq - Tổng số vốn sản xuất bình quân.

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

hVSX = VSXbq hoặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Dt Q

Chỉ tiêu này cho biết để đạt đƣợc một đồng doanh thu (một đơn vị sản phẩm dịch vụ BCVT) cần bao nhiêu đồng vốn.

- Sức sinh lời của một đồng vốn

lVSX =

Ln

=

Lợi nhuận thuần VSXbq Vốn sản xuất bình quân

Ý nghĩa của chỉ tiêu này là trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh nhất định doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Tuy nhiên, sử dụng đồng vốn nhƣ thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao đó là câu hỏi mà các nhà làm công tác quản lý vốn phải trả lời. Trên phƣơng diện lý thuyết chúng ta chỉ phản ánh đƣợc phần nào các nhân tố ảnh hƣởng mà nhà quản lý cần phải xác định sự ảnh hƣởng của chúng nhƣ: Giá cả, cấu thành doanh thu từ các bộ phận. Nhƣng đây không phải là việc làm khả quan mà cần thiết nhất là chúng ta phân loại ra từng loại vốn khác nhau để đánh giá cụ thể. Thông thƣờng ngƣời ta phân theo đặc điểm tuần hoàn vốn. Theo cách này ta có vốn kinh doanh của doanh nghiệp BCVT bao gồm: Vốn cố định và vốn lƣu động.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Doanh thu đạt đƣợc từ một đồng vốn cố định (Sức sản xuất của vốn cố định):

hVCĐ = DT = Doanh thu thuần VCĐ Vốn cố định bình quân

- Sức sinh lợi của một đồng vốn cố định:

lVCĐ = Ln = Lợi nhuận thuần VCĐ Vốn sản xuất bình quân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Ý nghĩa của hai chỉ tiêu trên là trong một kỳ kinh doanh nhất định doanh nghiệp bỏ ra một đồng vốn cố định thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận hoặc doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn vì đối với ngành BCVT thì chi phí khấu hao tài sản cố định là những hao phí thực tế tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động còn sử dụng vốn vì đối với ngành BCVT thì chi phí khấu hao tài sản cố định là những hao phí thực tế tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Số vòng quay của vốn lƣu động:

Số vòng quay VLĐ =

Doanh thu thuần Vốn lƣu động bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị vốn lƣu động bỏ vào kinh doanh có khả năng mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay thể hiện khả năng số vòng quay của vốn lƣu động.

- Thời gian của một vòng chu chuyển:

Thời gian của một vòng chu chuyển =

Thời gian của chu kỳ kinh doanh Số vòng quay của VLĐ trong kỳ

Các chỉ tiêu trên không trực tiếp phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của việc sử dụng vốn lƣu động trên phƣơng diện lý luận nhƣng từ thực tế cho ta thấy: Số vòng quay vốn lƣu động tăng, số ngày chu chuyển giảm thì chứng tỏ tốc độ chu chuyển nhanh dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lƣu động cao.

b.2. Hiệu quả sử dụng chi phí

- Mức doanh thu từ một đơn vị chi phí bỏ ra (Sản xuất của chi phí).

Mức doanh thu 1 đồng chi phí =

Doanh thu Chi phí

Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

thức trên đã khái quát đƣợc khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông. Đó là sự so sánh "kết quả nhận đƣợc" và "Chi phí đã sử dụng" cụ thể là so sánh giữa doanh thu đạt đƣợc và chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh.

- Mức lợi nhuận đạt đƣợc trên một đơn vị chi phí bỏ ra (sức sinh lời của một đồng chí phí):

Mức lợi nhuận 1 đồng chi phí =

Lợi nhuận thuần Chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu phản ánh sát thực hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp vì lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp đạt đƣợc sẽ càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Bắc Kạn (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)