6. Kết cấu của đề tài luận văn
1.2.4. Trình độ tổ chức sản xuất và trình độ quản lý doanh nghiệp
Trong kinh doanh hiện đại, đối với doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng nhƣ quy mô khác nhau càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản trị doanh nghiệp hiện đại luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hƣớng đi đúng trong hoạt động kinh doanh, xác định đúng các chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp là cơ sở đầu tiên đem lại hiệu quả, kết quả hoặc phí hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng.
Vật tƣ, nguyên liệu và hệ thống tổ chức cung ứng vật tƣ, nguyên liệu của doanh nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhân tố trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất vật chất nào cũng đều phải có đủ 3 yếu tố: Lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động. Trong đó vật tƣ, nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu đƣợc trong sản xuất kinh doanh. Do vậy số lƣợng chủng loại, cơ cấu, tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên liệu, chất lƣợng nguyên liệu có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và do đó ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trƣớc tiên việc cung cấp đầy đủ, có chất lƣợng cao nguyên liệu cho sản xuất sẽ nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thu hút đƣợc khách hàng, nâng cao uy tín doanh nghiệp, tăng hiệu quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
kinh tế. Cần chú ý là đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu chiếm rất lớn trong cơ cấu chi phí kinh doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả cao hơn trong cùng một lƣợng nguyên liệu không đổi. Do trình độ quản lý yếu kém nên trung bình hao phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm ở các doanh nghiệp nƣớc ta cao gấp 2 -3 lần mức trung bình của thế giới.
Ngoài ra, chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập một hệ thống cung ứng nguyên liệu thích hợp trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài, hiểu biết và tin tƣởng lẫn nhau giữa ngƣời sản xuất và ngƣời cung ứng, đảm bảo khả năng tổ chức cung ứng vật tƣ, nguyên vật liệu đầy đủ kịp thời, chính xác, đúng nơi cần thiết, tránh tình trạng không có vật tƣ để sản xuất hoặc vật tƣ quá nhiều gây ứ đọng vốn...
Cùng sự phát triển của kỹ thuật, việc nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới trong sản xuất, dịch vụ cũng là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ở trên đã phân tích ảnh hƣởng của rất nhiều nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi nhân tố đã phân tích ở trên đều có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả và kết quả của doanh nghiệp thông qua các hoạt động quản trị của bộ máy quản trị doanh nghiệp và đội ngũ các nhà quản trị của nó. Ảnh hƣởng của các nhân tố này tuỳ thuộc rất lớn vào việc tạo ra cơ cấu sản xuất cũng nhƣ trình độ tổ chức sản xuất của bộ máy quản trị doanh nghiệp.
Kinh doanh là hoạt động thể hiện sự liên kết chặt chẽ và ngày càng tối ƣu các yếu tố sản xuất bằng các kiến thức khoa học và nghệ thuật kinh doanh. Nhà quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp (Quản trị viên cao cấp), bằng phẩm chất và tài năng của mình, có vai trò quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
với việc duy trì thành đạt cho một tổ chức một công ty, trong các nhiệm vụ phải hoàn thành, ngƣời cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải chú ý đến hai nhiệm vụ chủ yếu là:
- Xây dựng tập thể thành một hệ thống đoàn kết, năng động với chất lƣợng cao. - Dìu dắt tập thể dƣới quyền, hoàn thành mục đích và mục tiêu một cách vững chắc và ổn định. Ơ bất kỳ một doanh nghiệp nào hiệu quả kinh tế đều phụ thuộc lớn vào tổ chức cơ cấu bộ máy quản trị, nhận thức, hiểu biết về chất lƣợng và trình độ của đội ngũ các nhà quản trị, khả năng xác định chính xác mục tiêu, phƣơng hƣớng kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp của những ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp.
1.2.5. Nhân tố thị trường
Trong cơ chế thị trƣờng, các điều kiện của thị trƣờng có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những điều kiện đó bao gồm: Sự biến động của hệ cung cầu, thế và lực của các khách hàng và nhà cung ứng, sự thay đổi của các chính sách kinh tế, chính sách đầu tƣ, chính sách tiền tệ... của nhà nƣớc. Doanh nghiệp nào thích ứng với những điều kiện thay đổi của thị trƣờng, doanh nghiệp đó sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, sẽ tồn tại và phát triển và ngƣợc lại doanh nghiệp sẽ thua lỗ, đóng cửa hoặc phá sản.
Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thiết lập các mối quan hệ kinh tế với bạn hàng, phải thực hiện các qui định của hệ thống pháp luật, phải giải quyết các vấn đề liên quan xã hội. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, to hay nhỏ, suy cho cùng đều chỉ là một trong những phần từ cấu thành nền kinh tế quốc dân, hay trên phƣơng diện rộng hơn, trong hoàn cảnh thƣơng mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ ngày nay thì doanh nghiệp có thể coi là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới. Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày nay chịu ảnh hƣởng tác động rất lớn từ môi trƣờng bên ngoài. Đó là tổng hợp các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh và cụ thể là đến kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhƣ chính trị, xã hội, luật pháp, môi trƣờng sinh thái, kinh tế, cạnh tranh, tài nguyên...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
a. Môi trường pháp lý: Bao gồm luật, các văn bản dƣới luật, quy trình qui phạm kỹ thuật sản xuất.... tất cả các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một môi trƣờng pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hƣớng không phải chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng của mình, mà còn phải chú ý đảm bảo lợi ích kinh tế của mọi thành viên trong xã hội. Với tƣ cách một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành mọi luật pháp qui định, với các hoạt động liên quan đến thị trƣờng ngoài nƣớc, doanh nghiệp không thể không nắm chắc luật pháp của nƣớc sở tại và tiến hành các hoạt động trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nƣớc đó.
b. Môi trường văn hoá - xã hội: tình trạng việc làm, điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, những đặc điểm truyền thống, tâm lý xã hội... Mọi yếu tố văn hoá xã hội đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo cả hai hƣớng tích cực hoặc không tích cực. Trình độ văn hoá cao sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động có chuyên môn cao và có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cần thiết nên có tác động tích cực đến việc năng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và ngƣợc lại. Phong cách sống công nghiệp tạo thuận lợi cho việc thực hiện kỷ luật lao động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế và ngƣợc lại...
c. Môi trường chính trị: ổn định thể chất chính trị, xu hƣớng chính trị, tƣơng quan giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội... cũng có tác động rất lớn đến hiệu qủa kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Môi trƣờng chính trị ổn định luôn luôn là điều kiện tiền đề cho việc phát triển các hoạt động đầu tƣ, phát triển các hoạt động kinh tế. Vấn đề đầu tƣ lại tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
d. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng: Tình trạng môi trƣờng, xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trƣờng,... đều tác động trong một chừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
mực nhất định đến hiệu quả kinh tế. Một môi trƣờng trong sạch, thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh để cải thiện môi trƣờng bên trong doanh nghiệp và tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động làm tăng hiệu quả kinh tế và ngƣợc lại. Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng đối với việc trực tiếp giảm chi phí kinh doanh để xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng hơn là cơ sở hạ tầng tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng nhƣ thời gian vận chuyển hàng hoá của doanh nghiệp và do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều trƣờng hợp, khi điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém còn ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí đầu tƣ hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tƣ kỹ thuật, mua bán hàng hoá và do đó tác động xấu đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
e. Môi trường quốc tế: các xu hƣớng chính trị trên thế giới, chính sách bảo hộ và mở cửa của thế giới, chiến tranh, ... ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động mở rộng thị trƣờng mua bán của doanh nghiệp và vì thế tác động đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Môi trƣờng khu vực ổn định (chẳng hạn hiệp hội ASEAN) là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực (trong đó có các doanh nghiệp nƣớc ta) tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển kinh doanh trong toàn khu vực.
g. Môi trường công nghệ: Tình hình nghiên cứu và triển khai khoa học kỹ thuật mới, mức đầu tƣ cho khoa học và công nghệ,... đều có ảnh hƣởng trực tiếp đến phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp và do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
h. Môi trường kinh tế: Tăng trƣởng kinh tế quốc dân, các chính sách kinh tế của Chính phủ, lạm phát, biến động tiền tệ, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh,... luôn luôn tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, tốc độ thu nhập quốc dân, biến động của tiền tệ, các chính sách kinh tế, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh,... luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu của từng doanh nghiệp và từ đó tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
động mạnh mẽ, trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Nhìn chung, các nhân tố về môi trƣờng bên ngoài tạo ra cả cơ hội lẫn nguy cơ đối với mỗi doanh nghiệp, nó gắn bó chặt chẽ với môi trƣờng nội bộ tạo nên môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, môi trƣờng kinh doanh tồn tại một cách khác quan, gây ra những khó khăn cũng nhƣ các điều kiện thuận lợi tác động đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh.
1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD doanh nghiệp
1.3.1. Yêu cầu đối với các chỉ tiêu
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông là rất phức tạp. Do vậy không thể sử dụng một chỉ tiêu để đánh giá, mà cần thiết phải đƣa ra hệ thống các chỉ tiêu. Để đo lƣờng và đánh giá chính xác, khoa học, hệ thống các chỉ tiêu này phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:
- Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp phản ánh chung tình hình sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh từng mặt, từng khâu nhƣ: Lao động, vốn và chi phí... Các chỉ tiêu bộ phận là cơ sở cho việc tìm ra mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình sử dụng từng yếu tố trung gian vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Trong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phải đảm bảo tính hệ thống và toàn diện. Tức là các chỉ tiêu hiệu quả phải phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông.
- Hệ thống các chỉ tiêu phải hình thành trên cơ sở những nguyên tắc chung của hiệu quả, nghĩa là phải phản ánh đƣợc trình độ sử dụng lao động sống và lao động vật hoá thông qua việc so sánh giữa kết quả và chi phí. Trong đó các chỉ tiêu kết quả và chi phí phải có khả năng đo lƣờng đƣợc thì mới có thể so sánh tính toán đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Các chỉ tiêu hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh với nhau, có phƣơng pháp tính toán cụ thể, thống nhất và có phạm vi áp dụng phục vụ cho mục đích nhất định của công tác đánh giá hiệu quả SXKD.
1.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp:
Hiệu quả SXKD BCVT là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình SXKD (lao động, tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động). Doanh nghiệp chỉ có thể đạt đƣợc hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình SXKD có hiệu quả. Để đánh giá có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Bƣu chính Viễn thông cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu cụ thể để tính toán. Các chỉ tiêu chi tiết cụ thể phải phù hợp, thống nhất công thức đánh giá với hiệu quả chung.
a. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông có thể được tính theo hai cách:
+ Tính theo dạng hiệu số:
Với cách này hiệu quả SXKD đƣợc tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào:
Hiệu quả SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào.
Chi phí đầu vào bao gồm lao động, tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động vốn kinh doanh, còn kết quả đầu ra đƣợc đo bằng các chỉ tiêu nhƣ khối lƣợng sản phẩm dịch vụ BCVT; doanh thu và lợi nhuận ròng.
Cách này tính đơn giản, thuận lợi, nhƣng không phản ánh hết chất lƣợng SXKD cũng nhƣ tiềm năng nâng cao hiệu quả SXKD. Ngoài ra tính theo cách này không thể so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận đơn vị trong doanh nghiệp SXKD; không thấy đƣợc tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
+ Tính theo dạng phân số:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh (H) = Kết quả đầu ra /chi phí đầu vào
Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh chi phí đầu vào. Cách này đã khắc phục đƣợc những tồn tại khi theo dạng hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
số. Nó đã tạo điều kiện nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh BCVT một cách toàn diện hơn.
b. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi tiết