Đặc điểm thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 37)

- Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong sự nghiệp cách mạng xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hộ

1.2.Đặc điểm thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Thực hiện những chức năng, nhiệm vụ về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nhƣ phân tích nêu trên đã tạo ra tính đặc thù về hoạt động cũng nhƣ những hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

- Thành phần tài liệu: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Thực hiện chức năng này, Ngân hàng Nhà nƣớc đã sản sinh ra một khối lƣợng tài liệu rất lớn. Tài liệu hiện đƣợc bảo quản trong Kho lƣu trữ của Ngân hàng Nhà nƣớc từ năm 1951 đến năm 2006 là 688 mét giá tài liệu đã đƣợc chỉnh lý (theo số liệu thống kê tại Báo cáo số 18/BC-NHNN ngày 20/3/2008 về tình hình thi hành pháp luật về lƣu trữ và thực hiện Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ).

Thành phần tài liệu sản sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung. Là cơ quan quản lý nhà nƣớc, vì vậy phƣơng tiện chủ yếu để điều hành hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc là bằng văn bản, bao gồm các loại: Quyết định, Chỉ thị, Thông tƣ, Kế hoạch, Tờ trình, Đề án, Thông báo, Báo cáo, Công văn. Các tài liệu này phản ánh rõ nét những vấn đề liên quan đến tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, bao gồm: tài liệu hành chính hình thành trong hoạt động quản lý, điều hành các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng; khối tài liệu chuyên môn hình thành trong hoạt động của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN (nhƣ: các loại chứng từ, sổ sách kế toán; các tài liệu về tín dụng, tiền tệ; tài liệu về phát hành tiền, về quản lý ngoại hối…; tài liệu khoa học kỹ thuật: tài liệu xây dựng cơ bản, các dự án, công trình về hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhƣ về hiện đại hoá các nghiệp vụ ngân hàng điện tử hiện đại: nghiệp vụ thanh toán điện tử, chuyển tiền điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng…).

- Nội dung tài liệu:

Nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc phản ánh rõ nét những mặt hoạt động liên quan đến tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, cụ thể nhƣ sau:

+ Tài liệu chỉ đạo của Đảng và Chính phủ liên quan đến tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng.

+ Các tài liệu về điều hành chính sách tiền tệ quốc gia nhƣ: tài liệu về điều hành các công cụ dự trữ bắt buộc, công cụ lãi suất, tái cấp vốn để phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ; tài liệu phân tích, dự báo vốn khả dụng, phân tích và dự báo về kinh tế, tiền tệ của thế giới và Việt Nam; thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt nam, thống kê, kế hoạch cung ứng tiền bổ sung cho lƣu thông…

+ Tài liệu về thể lệ, chế độ tín dụng ngân hàng: việc cho vay, sử dụng vốn và tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng và ngƣời dân…

+ Các tài liệu về nghiệp vụ phát hành và quản lý kho quỹ: thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền; in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thẩm định các mẫu tiền và các loại giấy tờ có giá; điều hoà lƣu thông tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của nền kinh tế…

+ Các tài liệu về thành lập, hoạt động, phát triển tổ chức của các ngân hàng nhƣ: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng; quyết định giải thể , chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại đối với các TCTD…

+ Tài liệu về thực hiện nghiệp vụ quản lý và kinh doanh nguồn ngoại hối do NHNN nắm giữ và gửi ở nƣớc ngoài dƣới các hình thức: tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu, mua bán ngoại tệ, vàng…nhằm đảm bảo an toàn tài sản, đáp ứng khả năng thanh toán và sinh lời.

+ Tài liệu về diễn biến thị trƣờng tiền tệ quốc tế, dự báo biến động tỷ giá, lãi suất, hƣớng thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ƣơng phục vụ cho nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.

+ Tài liệu chiến lƣợc, kế hoạch phát triển ngành ngân hàng; kinh nghiệm xây dựng chiến lƣợc phát triển ngân hàng và thị trƣờng tài chính tiền tệ…

+ Tài liệu về thanh tra, kiểm tra hoạt động ngân hàng của các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng

+ Tài liệu về tổ chức, đào tạo cán bộ: phản ánh công tác tổ chức, đào tạo cán bộ; lao động, tiền lƣơng; chế độ chính sách…

+ Tài liệu về tài chính, kế toán nhƣ các tài liệu về thu, chi, hạch toán kế toán, nhật ký chứng từ…

Trên đây là những tài liệu cơ bản hình thành trong hoạt động của NHNN VN.

Việc nghiên cứu về thành phần, nội dung của tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc cho thấy ý nghĩa của những tài liệu này. Những ý nghĩa cụ thể của tài liệu của NHNN VN sẽ đƣợc trình bày dƣới đây.

- Ý nghĩa tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN

NHNN VN là cơ quan quản lý nhà nƣớc về tiền tệ Việt Nam. Điều đó đã khẳng định vai trò to lớn của ngân hàng trong tiến trình phát triển kinh tế đất nƣớc. Tất cả các sự kiện, diễn biến trong tiến trình phát triển của NHNN VN đều đƣợc phản ánh một cách khách quan, chân thực qua các tài liệu hình thành trong tiến trình phát triển của ngân hàng. Bởi tất cả các tài liệu đó đều đƣợc hình thành trên cơ sở pháp lý về mặt thể thức và nội dung.

NHNN VN thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về tiền tệ - phản ánh tính chất rất quan trọng đối với nền kinh tế của một đất nƣớc. Tuy nhiên, lịch sử chế độ tiền tệ của Việt Nam không chỉ gắn với lịch sử kinh tế mà còn gắn với cả lịch sử chính trị, xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, các tài liệu hình thành trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam có giá trị rất lớn về nhiều mặt nhƣ: chính trị, kinh tế, lịch sử, xã hội và các ý nghĩa khác đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nƣớc.

- Giá trị về mặt kinh tế: Tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN phản ánh rõ nét các hoạt động về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, phát hành tiền…. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích cung ứng phƣơng tiện trao đổi trong lƣu thông hàng hoá, dịch vụ, cung ứng vốn trong đầu tƣ phát triển, cung ứng các dịch vụ tiện ích trong hoạt động kinh doanh và tiêu dùng của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế và đối với tất cả ngƣời dân…Do vậy, ý nghĩa trƣớc hết của những tài liệu này là ở giá trị về mặt kinh tế. Các phân tích, đánh giá tình hình, giải pháp cụ thể, và các số liệu phản ánh

kết qủa thu đƣợc qua việc điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, quản lý dự trữ ngoại hối để chống lạm phát; các nghiên cứu trong việc thiết kế mẫu tiền, việc in ấn, phát hành tiền…, đặc biệt khi diễn ra tại các thời điểm nhạy cảm giúp nền kinh tế Việt Nam vƣợt qua khó khăn, đứng vững và phát triển, đƣợc phản ánh trong tài liệu của NHNN VN là nguồn tài liệu quý giá để phục vụ cho việc nghiên cứu sử dụng kinh nghiệm của quá khứ, giúp tiết kiệm rất nhiều công sức tìm hiểu, từ đó áp dụng các biện pháp hoạt động một cách nhanh chóng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hiện tại đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

- Giá trị về mặt chính trị: Tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN phản ánh những nỗ lực của ngân hàng để thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nƣớc trong việc đấu tranh tiền tệ với địch nhằm phục vụ cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc; phản ánh chính sách, sự phát triển hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; những kết quả trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định về ngân hàng; việc mở rộng và tham gia vào các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng…Đây là những tài liệu chân thực phản ánh việc giữ vững ổn định chính trị, tích cực mở rộng quan hệ ngoại giao của Việt Nam.

- Giá trị về mặt lịch sử: Mọi hoạt động của NHNN VN phản ánh những chủ trƣơng, chính sách, biện pháp, thể lệ chung nhất của Đảng, Nhà nƣớc và của ngành trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN là những nguồn sử liệu đáng tin cậy để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của ngành Ngân hàng nói chung, NHNN VN nói riêng cũng nhƣ tiến trình cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, vì vậy chúng là những nguồn tƣ liệu quý phục vụ cho nghiên cứu lịch sử.

Đối với việc nghiên cứu lịch sử kinh tế Việt Nam, tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN là nguồn sử liệu quý phản ánh sự chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với nền tiền tệ nƣớc nhà qua

các thời kỳ cách mạng; phản ánh sự phát triển kinh tế Việt Nam qua sự phát triển, đổi mới về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, chính sách cung ứng tiền gắn liền với kỹ thuật phân tích, quản lý động thái lƣu thông tiền tệ,…để từ đó ổn định tiền tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng trƣởng kinh tế. Chẳng hạn, các tài liệu chỉ đạo, điều hành của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; về nhiệm vụ của ngành ngân hàng trƣớc yêu cầu hội nhập…; các văn bản của NHNN VN thực hiện sự chỉ đạo đó; các tài liệu phản ánh sự tăng trƣởng kinh tế nhờ những biện pháp của NHNN VN trong điều tiết vốn, chính sách cho vay, tiết kiệm…Tất cả những tài liệu này đều có giá trị phục vụ cho nghiên cứu lịch sử phát triển kinh tế, lịch sử phát triển nền tiền tệ Việt Nam.

Các tài liệu hình thành trong hoạt động của NHNN VN là nguồn sử liệu quý phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế ở góc độ của lịch sử chế độ tiền tệ Việt Nam, vì Ngân hàng Nhà nƣớc là cơ quan duy nhất đƣợc quyền phát hành tiền quốc gia. Đó là các tài liệu phản ánh sự thay đổi đơn vị tiền tệ Việt Nam từ đồng tiền với chất liệu nhôm đầu tiên loại hai hào, giấy bạc đơn vị đồng, hào, các loại tiền xu bằng kim loại, tiền giấy, tiền polymer; phản ánh các đợt thu đổi tiền cũ, phát hành tiền mới; cải cách mệnh giá của đồng tiền…Tất cả những tài liệu này là nguồn tài liệu phản ánh rõ nét sự phát triển của nền tiền tệ Việt Nam cũng là sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam qua ngành kinh tế huyết mạch, phản ánh đặc trƣng nhất của cơ chế tiền tệ hoá nền kinh tế và thƣơng mại hoá các nguồn vốn.

- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Với tƣ cách là cơ quan quản lý đầu ngành trong lĩnh vực quan trọng của đất nƣớc, NHNN VN không thể không sử dụng các tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của mình để phục vụ cho thực tiễn hoạt động quản lý. Các tài liệu này là nguồn cung cấp thông tin để giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng nhƣ: trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (về cơ chế , chính sách tín dụng; tiền kim loại…), của Chính phủ (về việc phát hành tiền polymer thay cho tiền cotton;

về việc điều hành chính sách tiền tệ …), nghiên cứu các biện pháp kiềm chế lạm phát trong từng thời kỳ để phục vụ cho công tác đánh giá và đề ra các giải pháp trong thực tiễn…; thanh tra, điều tra các vụ việc, đối chiếu các số liệu; phục vụ quyết toán; giải quyết các quyền lợi về tiền, vàng bạc của dân…

- Giá trị về mặt xã hội: Tiền tệ là phƣơng tiện trao đổi trong lƣu thông hàng hóa, do vậy mọi hoạt động sinh hoạt, mua bán, kinh doanh… đều phải sử dụng đến tiền. Các cơ chế, chính sách về tiền cũng tạo ra tâm lý xã hội và sự tin cậy của ngƣời dân vào sức mạnh của đồng tiền Việt Nam khi họ sử dụng tiền trong lƣu thông. Ví dụ: những tài liệu về đánh giá, đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, biện pháp hoàn thiện công tác tiết kiệm, lƣu thông tiền của ngƣời dân, qua đó thấy đƣợc niềm tin của nhân dân vào tính ổn định của đồng tiền Việt Nam khi tỷ lệ gửi tiền tiết kiệm tăng lên; mức sống của ngƣời dân ngày càng cao, tiền nhàn rỗi nhiều nên việc huy động vốn trong nhân dân dễ dàng (qua tài liệu phản ánh về nguồn vốn tín dụng huy động từ dân)…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 31 - 37)