Lịch sử hình thành và phát triển của ACC

Một phần của tài liệu “giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty tnhh một thành viên xây dựng công trình hàng không acc (Trang 32)

2.1.1.1 Thông tin chung

Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình hàng không ACC.

Trực thuộc: Quân chủng Phòng không – Không quân.

Trụ sở: Số 178 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: Airport Construction one member limited liability Company.

Tên viết tắt: ACC Co.,Ltd.

Ngày thành lập: 06/11/1990.

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước hạng I.

Vốn điều lệ: 245.307.177.519 đồng.

2.1.1.2 Quá trình hình thành phát triển

Trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng với quan điểm kết hợp Quốc phòng với kinh tế, Bộ Quốc phòng đã chủ trương sắp xếp lại lực lượng, xây dựng lại chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vị, một số ngàng chuyên môn cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Do đó ngày 06/11/1990 Bộ Quốc phòng ra quyết định số 269 QĐ – QP thành lập Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không.

Tháng 10/1992 Xí nghiệp Khảo sát thiết kế và xây dựng công trình hàng không được tách thành hai đơn vị là Công ty xây dựng công trình hàng không

ACC và Công ty thiết kế tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành. Ngày 27/07/1993 Bộ Quốc phòng ra quyết định số 359/QĐ – QP thành lập lại công ty xây dựng công trình hàng không.

Tháng 5/1996 Công ty xây dựng công trình hàng không sát nhập vào tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam và trở thành một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam.

Ngày 09/09/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 116/2003/QĐ – BQP tách Công ty ACC khỏi Tổng Công ty bay dịch vụ Việt Nam và sát nhập công ty xây dựng 244 và Công ty xi măng phòng không vào công ty ACC.

Ngày 16/11/2009 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 4266/QĐ – BQP về việc chuyển Công ty xây dựng công trình hàng không ACC thành Công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con.

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh.

2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh

Chức năng ngành nghề kinh doanh

Xây dựng công trình hàng không, công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải, bưu điện, thủy lợi, thủy điện, xăng dầu, cấp thoát nước, công trình văn hóa, thể thao, công trình dây tải điện và trạm biến áp, hoàn thiện công trình xây dựng, hoạt động xây dựng chuyên dụng.

Tư vấn, khảo sát thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế, thi công nội, ngoại thất, tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, tư vấn lựa chọn nhà thầu và quản lý dự án đầu tư, hoạt động tư vấn đánh giá sự phù hợp chất lượng công trình; kiểm định chất lượng vật liệu, sản phẩm và công trình xây dựng.

Sản phẩm chủ yếu

Sản xuất kinh doanh sơn hóa chất, bao bì, đại lý xăng dầu, gas.

Sản xuất gỗ xây dựng, các cấu kiện kim loại; bê tông, các sản phẩm từ xi măng, thạch cao.

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn. Khai thác đá, cát, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.

Kinh doanh dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt các thiết bị cơ khí, điện lạnh, điện tử, thiết bị an toàn và phòng cháy chữa cháy.

Kinh doanh vận tải hàng hóa, khia tác bến bãi, kho tàng, giao nhận hàng hóa, bảo trì các công trình xây dựng và sân bay…

2.1.2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của công ty là phân tán, bao gồm 4 công ty con: + Công ty cổ phần ACC - 245

Địa chỉ: Số 14 đường Lam Sơn, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. + Công ty cổ phần ACC - 244:

Địa chỉ: Số 164 đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. + Công ty cổ phần ACC - 243:

Địa chỉ: Sân bay Đà Nẵng, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. + Công ty cổ phần xi măng ACC – 78

Địa chi: Đồng Tân, Hữu Lũng, Lạng Sơn.

2.1.3 Các quy trình sản xuất, kinh doanh chủ yếu2.1.3.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất 2.1.3.1 Quy trình kỹ thuật sản xuất

Tuy ACC hoạt động kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu vẫn là xây dựng và hoàn thiện các công trình. Quy trình thường thực hiện như sau: Sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư thông qua quá trình đàm phán hay tham gia

đấu thầu, Giám đốc tiến hành giao nhiệm vụ cho các xí nghiệp, đội thi công, các phòng ban chức năng khác nhau của công ty. Các phòng ban khác của Công ty kết hợp với đội thi công bố trí máy móc, nhân lực, vật lực, vật tư. Cụ thể:

Về cung ứng vật tư: Giao cho phòng vật tư – thiết bị và đội thi công trực tiếp mua ngoài hoặc xuất trong kho những vật tư còn tồn của các dự án trước nay cần thiết cho dự án này.

Về máy thi công: Công ty có hầu hết các máy móc chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu thi công của các công trình tiên tiến nhất hiện nay. Toàn bộ máy móc thiết bị được giao cho đội máy thi công cơ giới thuộc phòng vật tư – thiết bị quản lý và tổ chức sử dụng theo yêu cầu thi công từng công trình. Hoạt động của đội ngũ thi công cơ giới theo hình thức là một doanh nghiệp riêng nhưng hạch toán phụ thuộc.

Về nhân lực: Đội ngũ cán bộ có kỹ thuật, kinh nghiệm và công nhân lành nghề của công ty, còn lao động phổ thông được công ty tuyển chọn và ký hợp đồng tại địa phương thi công công trình.

Về vốn: Được quản lý và phân phối từ văn phòng điều hành của công ty mẹ. Các dự án, công trường cần vốn phải có báo cáo cụ thể về nhu cầu vốn cũng như cách thức sử dụng vốn, sau đó giám đốc công ty phê duyệt và vốn sẽ được chuyển về công trường qua các tài khoản ngân hàng.

2.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty ACC rất chú trọng tăng cường đầu tư trang thiết bị mới hiện đại, công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và sự phát triển của công ty trong tình hình mới. Lực lượng máy móc thiết bị chủ yếu của công ty có tổng giá trị đầu tư lên đến hơn 200 tỷ đồng bao gồm:

Dây chuyền sản xuất và thi công bê tông xi măng đồng bộ bao gồm: Trạm trộn bê tông xi măng của CHLB Đức và CH Pháp công suất 60-70m3/giờ; máy trải bê tông xi măng ván khuôn trượt WIRTGEN SP 500 của CHLB Đức công suất 120 tấn/ giờ; máy bơm bê tông, xe vận chuyển bê tông, xi măng, máy cắt khe, máy trám khe.

Dây chuyền sản xuất thi công bê tông nhựa bao gồm 3 trạm trộn bê tông nhựa 80 tấn/ giờ, 3 máy trải bê tông nhựa VOLGENE Super 1800 của CHLB Đức, xe vận chuyển bê tông, máy lu, máy ủi các loại.

Máy cắt mặt đường bê tông và hàng trăm thiết bị phục vụ thi công khác… Ngoài ra công ty thường xuyên tiếp thu những công nghệ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực xây lắp cùng với sự năng động, nhạy bén trong tìm kiếm thị trường, trong những năm qua Công ty ACC đã thi công hàng trăm công trình trên cả nước, khẳng định là doanh nghiệp xây lắp hiệu quả, chất lượng cao.

2.1.3.3 Tình hình cung cấp vật tư

Với các vật tư như bê tông, nhựa đường, xi măng,… doanh nghiệp mua trong nước hoặc tự sản xuất. Với xăng dầu, sắt thép, dầu maduz và một số máy móc thiết bị được công ty nhập khẩu sau đó qua xử lý gia công rồi đưa vào thi công. Nhìn chung nguồn cung cấp là khá dồi dào.

2.1.3.4 Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của công ty

Hoạt động kinh doanh của công ty rộng khắp trên cả nước, từ các công trình dân sự đến các công trình phòng không, sân bay có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng.

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, nên công ty cũng phải chịu sự cạnh tranh gắt gao trên thị trương; tuy nhiên ACC cũng có những lợi thế riêng

của mình đặc biệt về kinh nghiệm, cũng như uy tín trong xây dựng các công trình vê phòng không, không quân.

2.1.3.5 Lực lượng lao động

Tổng số cán bộ, công nhân viên trong công ty đến ngày 31/12/2011 là 1026 người.

Trong đó:

+ Sỹ quan 82 người

+ Công nhân viên 119 người

+ Lao động theo hợp đồng 825 người

Ngoài ra còn hơn 4000 công nhân hợp đồng

2.1.3.6 Tổ chức bộ máy quản lý và tài chính – kế toán của công ty

Ban lãnh đạo

Tổng giám đốc Đại tá, Kỹ sư Đặng Hùng

Phó TGĐ, Bí thư Đảng ủy Đại tá Nguyễn Phúc Bình

Phó TGĐ Đại tá, Kỹ sư Nguyễn Đức Lợi

Phó TGĐ Đại tá, Kỹ sư Nguyễn Quang Trung

Phó TGĐ Thượng tá, Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn

Phó TGĐ Đại tá, Thạc sỹ kinh tế Lê Hồng Thịnh

Kế toán trưởng Thiếu tá, Thạc sỹ kinh tế Cao Văn Kế

Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán

2.2 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty.

2.2.1 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty

Thuận lợi

Tình hình trong nước ổn định; công ty luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp cũng với sự hỗ trợ giúp đỡ có hiệu quả của Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ tư lệnh, các cơ quan Quân chủng và Bộ quốc phòng, đặc biệt là Phòng tài chính Quân chủng.

Tình hình công ty ngày càng ổn định và phát triển, được khách hàng tín nhiệm, uy tín thương hiệu ACC trên thị trường xây dựng ngày càng được giữ vững. Trong năm công ty được một số hợp đồng có giá trị tạo công ăn việc làm cho hơn 5000 lao động góp phần xóa đói, giảm nghèo củng cố an sinh xã hội.

Tập thể cán bộ công nhân viên đoàn kết, chung sức đồng lòng gắn bó xây dựng công ty, đội ngũ cán bộ lành nghề trình độ cao, có kinh nghiệm tổ chức quản lý.

Kế toán tiền lương Kế toán thuế Kế toán công trường Kế toán ngân hàng

Số lượng hợp đồng chuyển từ năm 2011 sang khá và năm 2012 ký kết được nhiều hợp đồng bảo đảm đủ công ăn việc làm và có sản lượng gối đầu cho anwm 2013.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu kinh tế - tài chính tiếp tục giữ vững, phát triển ổn định, vững chắc góp phần tăng tích lũy và tái mở rộng rộng sản xuất, thương hiệu công ty ngày càng có uy tín trên thị trường

Khó khăn

Tình hình kinh tế thế giới và trong nước khó khăn, lạm phát tăng cao. Chính phủ ban hành NQ số 11/NQ-CP về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó thắt chặt đầu tư công và cắt giảm chi tiêu thường xuyên, các dự án đầu tư bị ngưng trệ, do vậy việc đầu thầu rất khó khăn.

Thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt kể cả trong Quân chủng, thị trường ngành hàng không phân kỳ đầu tư dài hạn. Giá cả vật tư đầu vào và tăng mạnh như: Than, điện, nhựa đường, xi măng, sắt thép, gạch, xăng dầu, nhiều công trình thi công xong từ năm 2008 – 2010 nhưng đến nay chưa được bù giá ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện các chi tiêu pháp lệnh do Quân chủng giao.

Tình trạng thiếu vốn đặc biệt là vốn lưu động do phải thi công đồng loạt nhiều công trình lớn, lãi suất huy động vốn cao, thủ tục vay phức tạp, có nhiều công trình bị ứ đọng vốn do chủ đầu tư chưa phê duyệt quết toán và chưa phê duyệt điều chỉnh giá, đây là một trong những khó khăn lớn nhất của công ty.

Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh rộng, phân tán trên khắp mọi miền đất nước nên công tác điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính có những khó khăn nhất định.

Trình độ chuyên môn không đồng đều, thiếu cán bộ kỹ sư chuyên ngành hàng không sân đường, thợ sửa chữa có tay nghề cao. Máy móc trang thiết bị phục vụ thi công đã hết khấu hao và còn thiếu so với nhu cầu sử dụng.

2.2.2 Tình hình quản lý tài chính của công ty trong thời gian qua

a. Tình hình đầu tư vào hoạt động SXKD, tài chính

Nhìn chung hoạt động tài chính của công ty là không đáng kể, doanh thu tài chính và chi phí tài chính chủ yếu là chênh lệch tỷ giá hối đoái các loại ngoại tệ mà công ty sở hữu; công ty chủ yếu tập trung vào đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, ACC đã thực hiện các dự án xây dựng công trình hàng không có tính trọng điểm trên cả nước, tiêu biểu như: Xây dựng sân bay Sao Vàng – Thọ Xuân, Thanh Hóa; Xây dựng sân bay Cát Bi – Hải Phòng; Xây dựng sân đỗ máy bay nhà khách T2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài; cải tạo sửa chữa cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất; Xây dựng khu chung cư cao cấp phường Tân Phú, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh… Đây là những dự án trọng điểm của về hàng không, nguồn vốn xây dựng các công trình này được cấp chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Phương pháp giá trị hiện tại thuần NPV và tỷ suất doanh lợi nội bộ IRR được công ty sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư. Ngoài ra một số dự án của công ty được thực hiện bởi sự chỉ đạo trực tiếp từ Lãnh đạo nhà nước hay Bộ Quốc phòng.

Nguồn vốn chủ yếu của công ty là chiếm dụng của các nhà cung cấp, khoản ứng trước theo điều khoản trong hợp đồng xây dựng, vay nợ từ các tổ chức tín dụng, vốn từ ngân sách nhà nước,… Với đặc thù là doanh nghiệp xây dựng nhà nước công ty được chủ động sử dụng nguồn vốn nhà nước cấp nên chi

phí sử dụng vốn sẽ không được tính đến. Công ty cũng không có chính sách chiết khấu bán hàng.

b. Tình hình, chính sách vay nợ

Tuy nợ phải trả của công ty chiếm khá cao (87,16%) nhưng khoản vay các tổ chức tín dụng chỉ chiếm hơn (4,91%) trên tổng nợ do đó công ty không phải chịu sức ép trả lãi và nợ quá lớn. Tùy theo hợp đồng vay vốn mà tiền lãi được trả vào cuối tháng, quý; vốn gốc thường được chia ra thanh toán với lãi vay. Các khoản mua chịu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả tuy nhiên hầu như các khoản đó không phải chịu lãi suất.

c. Tình hình vốn chủ sở hữu và chính sách sử dụng vốn

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn (11,93%). Trong đó hầu hết là vốn đầu tư của chủ sở hữu, phần này do ngân sách nhà nước cấp, ngoài ra công ty có huy động vốn góp từ bên ngoài để xây dựng các công trình lớn. Tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư sản xuất khoảng 20%.

Tỷ trọng vốn hàng tồn kho của công ty chiếm 61,28% trên tổng tài sản ngắn hạn vào năm 2012; dẫn đến tình trạng ứ động, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân là do trong ba năm trở lại đây, công ty có nhiều công trình dở dang đặc biệt là các dự án bất động sản. Tình trạng này dự tính sẽ được cải thiện trong năm 2013 khi bắt đầu nghiệm thu và dần ban giao các công trình. Công ty hiện không có chính sách bán chịu hay chiết khấu thanh toán.

Tài sản cố định công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Mặc dù hàng tồn kho dự trữ nhiều nhưng chủ yếu là nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ và không có thành phẩm nên không có các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu, giảm giá ngoại tê. Công ty cũng không có các khoản

Một phần của tài liệu “giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn tồn kho tại công ty tnhh một thành viên xây dựng công trình hàng không acc (Trang 32)