Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty công luôn được sự quản tâm, chỉ đạo của Quân chủng phòng không không quân cũng như của Bộ Quốc phòng, công ty luôn được tạo điều kiện mở rộng và phát triển. Tuy nhiên trong
quá trình hoạt động kinh doanh, công ty khó tránh khỏi những khó khăn tác động từ môi bên ngoài. Để giúp cho công tác quản lý vốn tồn kho được hiệu quả của công ty ACC nói riêng cũng như của toàn ngành xây dựng nói chung, nhà ước cần có một số biện pháp như:
- Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như ổn định tiền tệ, duy trì lạm phát ở mức vừa phải để các doanh nghiệp có thể phát huy thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có biện pháp để tạo nên sự canh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nên kinh tế thị trường.
- Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Bởi vì với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết, để các công ty không phải vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất cao.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, đối với phương thức quản lý đối với doanh nghiệp, hình thành khung pháp lý đồng bộ đảm bảo quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo hướng: Nhà nước ban hành chính sách, chế độ, giám sát theo các chi tiêu tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, xóa bỏ các bảo hộ bất hợp lý, bao cấp đối với doanh nghiệp.
- Hỗ trợ doanh nghiệp giảm các chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, điện nước, hộ trợ lãi suất đầu tư, nghiên cứu đổi mới, phát triển khoa học công nghệ, đào tạo bồi dượng cán bộ quản lý, tay nghề người lao động trong các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang từng bước vào kỷ nguyên mới với bao thách thức và cơ hội mới trong dòng chảy toàn cầu hoá, yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao được khả năng cạnh tranh để có thể hội nhập một cách đầy đủ vào nền kinh tế khu vực thế giới. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng 1 tiềm lực tài chính vững mạnh, đồng thời phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực tài chính của mình.
Vốn tồn kho là một nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về vốn tồn kho, em đã tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý vốn tồn kho tại Công ty TNHH 1 thành viên xây dựng công trình hàng không ACC. Công ty đã không ngừng phấn đấu duy trì và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên. Song bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đã đạt được, công ty còn phải đương đầu với không ít khó khăn và còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong công tác sử dụng và quản lý vốn tồn kho. Vì vậy đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa trong quá trình hoạt động của mình, tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn tồn kho của công ty, đảm bảo cho công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đóng góp cho sự phát triển của xây dựng Việt Nam và cũng tạo ra sự phát triển bền vững cho bản thân công ty. Với quan điểm từ đó tiếp tục bổ sung hoàn thiện sao cho các biện pháp tài chính thực sự hợp lý phù hợp với mặt bằng chung của nền kinh tế Việt Nam, công bằng và bình đẳng trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà. Đó là vấn đề cốt lõi mà người thực hiện đề tài mong muốn. Do hạn chế về mặt thời gian và trình độ, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để vấn đề này được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính cùng Ban lãnh đạo Công ty ACC đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà ( đồng chủ biên) (2010), “Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.
2. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (đồng chủ biên) (2010), “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính.
3. Các tài liệu liệu liên quan của công ty ACC. 4. Các trang web tham khảo:
- www.doko.vn - www.tailieu.vn 5. Luận văn các khóa trước.