Sơ lƣợc về hội hoạ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 67 - 68)

9. Vua rắn Naga

2.3.1.1. Sơ lƣợc về hội hoạ Trung Quốc

Hội hoạ Trung Quốc ra đời rất sớm, từ đời Hạ Thương, Chu (Thế kỉ 21-3 TCN), là chữ viết và nhũng nét hoa văn được khắc trên những đồ bằng đồng. Thời Xuân thu chiến quốc, hội hoạ đã phát triển một bước khá dài. Đó là những hình trang trí, chim chóc, thú vật được vẽ trên các vật dụng hằng ngày.

Từ những năm đầu Công Nguyên, Phật giáo đã bắt đầu truyền vào nội địa Trung Quốc, lưu truyền và phát triển cho đến nay đã được hơn 2000 năm. Hội họa Phật giáo có vị trí quan trọng trong lịch sử hội họa Trung Quốc. Các câu chuyện cảm động lòng người trong Kinh Phật trước sau đều trở thành đề tài cảm hứng cho các họa sĩ thời danh như Tào Bất Hứng, Cố Khải Chi, Ngô Đạo Tử… và cũng chính nhờ hội họa Phật giáo mà họ đã trở thành những tên tuổi sáng giá trong nền hội họa truyền thống Trung Hoa. Bích họa Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, vào khoảng thế kỷ II du nhập vào Tân Cương, sau đó

tới Đôn Hoàng vào khoảng thế kỷ III. Đề tài trên các bích họa Đôn Hoàng kết hợp với văn hoá truyền thống và nghệ thuật hội hoạ truyền thống của Trung quốc ngoài các chủ đề về Phật, Bồ Tát, La Hán, chuyện kinh Phật, còn có những bích hoạ mang đề tài thần thoại Trung Quốc, truyền thống dân tộc, sơn thuỷ, … Về phương diện thủ pháp nghệ thuật: các nghệ nhân chủ yếu dùng các nét vẽ tinh tế, đương thời gọi là “Tằm xuân nhả tơ”để tạo sự thanh tú, mượt mà. Về hình mặt và tướng mạo thường mang dáng dấp của người Ấn Độ với mắt to, môi dày. Mắt tượng Phật thường có hình cá, con ngươi ở chính giữa, tinh thần ôn hòa, điềm tĩnh. Tượng Thiên Vương thường mày dựng, mắt to, tỉ lệ toàn thân hơi dài… Ngoài ra, các tượng còn có những qui tắc nghiêm ngặt trong việc thể hiện tay chân của tượng, việc tô màu, phục sức đều mang phong cách Ấn Độ như áo cà sa dày nặng, việc xử lý các nếp áo mang phong cách Gandhara.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)