d. Y học: Cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của
1.3.3. Phật giáo với văn học Trung Quốc
Phật giáo có ảnh hưởng rất rõ rệt đối với văn học Trung Quốc. Thơ văn có nhiều đề tài miêu tả Phật giáo. Riêng thơ Đường đã có khoảng hơn 50.000 bài, trong đó có tới gần 1/10 là các bài thơ có liên quan đến Phật giáo [34,147]. Những bài thơ này đều ca ngợi phong cảnh chùa Phật, ca ngợi tình hữu nghị giữa tăng ni và thế tục, có nhiều bài viết khá hay và sinh động. Từ các triều Đường, Tống trở về sau, các nhà sư nổi tiếng có địa vị rất cao, các văn nhân đã lần lượt lập bia viết truyện ca ngợi họ, để lại nhiều bài văn viết về đạo lý Phật giáo. Về phong cách nghệ thuật, vì Phật giáo theo đuổi tự giải thoát bản thân, chủ trương lý trần xuất thế, đến thời Thiền Tông, người ta còn tuyên truyền rộng rãi việc cầu Phật từ đáy lòng, hình thành nên dòng tư tưởng nghệ thuật thanh đạm, xa vời trong giới văn học, họ theo đuổi “vận ngoại chi chỉ” và “ngôn ngoại chi ý” trong mĩ học. Nhà thơ Đường Vương Duy rất coi trọng Phật giáo, phong cách này có lẽ đã được ông thể hiện tốt nhất. Các nhà văn của các trào lưu tư tưởng khác cũng ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong thế giới quan và thực tiễn sáng tác của mình. Ví dụ như
sau triều Đường và triều Tống, người ta chủ trương “lấy Thiền để bàn luận thơ ca”, sáng tác thơ ca cần phải “vật tượng siêu nhiên”, cần phải “ý cảnh mênh mang”, họ cho rằng “làm thơ về Thiền, vốn không có sự khác biệt”. Về đội ngũ sáng tác, có nhiều nhà thơ là hòa thượng đã xuất hiện trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, sách sử gọi họ là “thi tăng”. Trong đó có một số người nổi tiếng như Đường Hàn Sơn, Giảo Nhiên, Tề Ki, Quán Hưu, các tập thơ của họ đều được lưu truyền đến đời sau. Ngoài ra còn có các nhà thơ triều Tống như Trọng Hiền, Văn Doanh, Tổ Khả, Huệ Hồng, nhà thơ cận đại Tô Mạn Chu…, họp đều có địa vị nhất định trong lịch sử văn học Trung Quốc9
.