Kiến trúc chùa hangTrung Quốc 1 Kiến Trúc chùa hang

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 60 - 63)

9. Vua rắn Naga

2.2.3. Kiến trúc chùa hangTrung Quốc 1 Kiến Trúc chùa hang

2.2.3.1. Kiến Trúc chùa hang

Chùa hang là một kiến trúc Phật giáo đặc biệt phổ biến ở khu vực phía bắc Ấn Độ. Chùa hang ban đầu là những hang động được đục vào vách núi, người ta đặt vào trong đó những tác phẩm điêu khắc tôn giáo, dần dần mở rộng thành một nơi tưởng niệm, nơi thanh tu của các tăng nhân.

Khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, loại hình kiến trúc này cũng được du nhập vào Trung Quốc. Các chùa hang ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ nửa sau thế kỷ Vở khu vực: Vân Cương, Long Môn và Hà Nam.

Chùa hang Trung Quốc mô phỏng kiến trúc chùa hang Ấn Độ nhưng mang nhiều nét khác biệt so với chùa hang Ấn Độ về hình dáng và chức năng. Chùa hang Trung Quốc nhỏ hơn chùa hang Ấn Độ, chính điều này đã quy định sự khác biệt về chức năng của hai kiến trúc. Với quy mô lớn, chùa hang Ấn Độ được dùng làm nơi thực hiện các lễ nghi tôn giáo, nơi ở và hội họp của các tăng nhân. Ở chính giữa hang, người ta tạc một nền đá cao dùng làm nơi

giảng kinh, phía trong cùng của hang có một tháp nhỏ dùng làm nơi cầu nguyện; dọc theo tường ở phía trước và hai bên hông hang người ta khoét sâu vào đá tạo thành nhiều phòng nhỏ, vừa rộng khoảng 10m2

đủ chỗ cho một nhà sư ngủ trong đó. Những kiến trúc như thế ít tìm thấy ở Trung Quốc. Với quy mô hang nhỏ, người Trung Quốc cho xây dựng ngôi chùa riêng phía trước hoặc ngay bên cạnh hang làm nơi hội họp và nơi ở cho tăng nhân. Tháp trong chùa hang Trung Quốc chỉ mang tính chất là một cột trang trí nằm ở phía sau hoặc giữa hang.

Hang động ở Đôn Hoàng là một công trình tiêu biểu của kiến trúc chùa Hang ở Trung Quốc.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở ngoại ô thành phố Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc. Hang Mạc Cao Đôn Hoàng bắt đầu được xây dựng vào năm 366 SCN. Trải qua các triều đại, số lượng của các hang không ngừng tăng lên. Đến thế kỷ thứ 7 đời nhà Đường, đã có tới hơn một nghìn hang động, bởi vậy hang Mạc Cao còn được gọi là “Thiên Phật động”. Tương truyền năm 366 SCN, hoà thượng Lạc Tôn đến chân núi Tam Nguy ở Đôn Hoàng, lúc đó là hoàng hôn, chưa tìm được nơi nghỉ, ông đang đắn đo rồi ngẩng đầu lên thì trông thấy cảnh tượng kỳ lạ xuất hiện trước mắt, thấy trên núi Ô-xa đối diện óng ánh loá mắt, hình như có muôn vàn Phật hiện ra trong ánh vàng lấp lánh. Hoà thượng bị cuốn hút bởi cảnh tượng này và nghĩ rằng: nơi đây quả là một miền đất lạ. Do đó, ông thuê người tiến hành đục chạm, quy mô ngày càng lớn, đến đời nhà Đường nơi đây đã đục được hơn một nghìn hang đá13.

13

Các chuyên gia sau một thời gian dài nghiên cứu cho rằng việc đục chạm hang Mạc Cao không phải là ngẫu nhiên mà là sự kết tinh trí tuệ của nhân dân thời cổ đại. Chọn địa chỉ tại một vùng thảm xanh trên sa mạc đã thể hiện tư tưởng về sự cách biệt giữa Phật giáo với cuộc sống thế tục và hội nhập với thiên nhiên. Đồng thời hang lại nằm trên “con đường tơ lụa”, nơi gặp gỡ của tôn giáo, văn hóa, kiến thức giữa phương Đông và phương Tây, rất thuận tiện cho việc hoàng hóa Phật giáo.

Ngày nay, người ta đã phát hiện ra hơn 500 hang đá trong cụm kiến trúc này. Các hang sớm nhất ở đây là những bằng chứng cho ý kiến về sự khác biệt với chùa hang Ấn Độ đã được trình bày ở trên. Các hang từ số 267 đến 271 được đục từ thời Bắc Lương (397 – 439) được sử dụng như một nhóm hang liên thôngvới hang trung tâm 268, các nhánh 267 và 270 ở vách phía nam và 269, 271 ở vách bắc. Mỗi hang nhánh được khoét chỉ vừa đủ cho một người ngồi xếp bằng, có lẽ được dành để ngồi thiền. Hang 285 được đục thời Tây Ngụy ( 535 – 556) cũng có 4 hốc tường ở vách phía nam và vách phía bắc, mỗi hốc rộng chưa đến 1m2 nên hoàn toàn không thể có chức năng là một nơi cư trú như chùa hang Ấn Độ. Trên trần hang chính còn có bức bích học vẽ 35 vị thiền sư đang ngồi thiền trong các hốc núi riêng biệt là một bằng chứng rất thuyết phục cho vấn đề này.

Động Vân Cương được xây dựng từ thời Bắc Ngụy. Bắc Ngụy trải qua thời kỳ "Thái Vũ diệt Phật", "Văn Thành phục pháp" dưới thời Văn Thành Đế (460-465) động Vân Cương mới bắt đầu được xây dựng với quy mô lớn và đến thời Hiếu Minh Đế (542) thì hoàn thành. Công trình vĩ đại này do hoà thượng Đàm Diệu điều khiển. Đây là một khu quần thể điêu khắc tượng Phật dọc theo dãy núi kéo dài hơn 1km từ đông sang tây, rộng khoảng 400km2, với 45 động và hơn 51.000 pho tượng lớn nhỏ [37,306]. Công trình này không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà cả trên thế giới. Toàn bộ quần thể này chia thành

3 phần: đông, trung và tây, trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía đông chủ yếu là các tháp, nên còn gọi là động tháp. Các động ở giữa, mỗi động đều phân thành hai gian trước - sau, ở giữa là Phật tổ, vách động và đỉnh động đều dày đặc các bức phù điêu. Phía tây chủ yếu là các động nhỏ, đa phần là tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).

Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn , ở ngoại ô cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam 12,5 Km về phía Nam . Bởi vì đây là vách núi đông tây đối diê ̣n với nhau , bên dướ i có dòng sông Doãn Hà chảy qua , cho nên trông nó như chiếc then cửa , sau thời nhà Đường, đều gọi đây là “Long Môn” . Hang đá Long Môn được khai ta ̣o từ Hiến Văn Đế Bắc Ngụy (năm 471 đến năm 477 Công Nguyên), trải qua hơn 400 năm mớ i hoàn thành, đến nay đã có hơn 1500 năm li ̣ch sử , chiều dài của hang đá Long Môn khoảng 1km, hiê ̣n nay còn tồn ta ̣i hơn 1300 hang, 2345 khám hang , hơn 3600 vâ ̣t có lời đề và bia khắc , hơn 50 tháp Phật , 97 nghìn pho tươ ̣ng Phâ ̣t . Trong đó hang Tân Dương , chùa Phụng Tiên và hang Cổ Dương là tiêu biểu nhất .

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)