Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 39 - 40)

d. Y học: Cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của

1.3.2. Phật giáo với lịch sử triết học Trung Quốc

Từ sau khi ra đời, lịch sử triết học Trung Quốc luôn là sự đấu tranh giữa đấu tranh lẫn nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa vô thần luận và hữu thần luận. Nhưng sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, cuộc đấu tranh giữa hai nhận thức luận và hai hệ thống tư tưởng này đã tạo nên tình hình đan chéo lẫn nhau hết sức phức tạp [40,290]. Điểm cơ bản của triết học Phật giáo là phủ nhận sự tồn tại của thế giới hiện thực khách quan, tưởng tượng ra “thế giới cực lạc Tây phương” đối lập với thế giới hiện thực. Các phái của Phật giáo đều xuất phát từ các góc độ khác nhau và dùng các chứng cứ khác nhau để chứng minh cho tính hư ảo của thế giới khách quan, đồng thời họ còn tìm mọi cách để luận chứng cho tính tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan, vì vậy triết học Phật giáo thuộc hệ thống tư tưởng duy tâm, chỉ có “Phật hướng tính trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu” (Phật luôn hướng vào việc nhận rõ bản tính) do Thiền Tông chủ trương mới phủ định “thế giới cực lạc tây phương” mà Phật giáo đã tưởng tượng ra, chỉ thừa nhận sự tồn tại tuyệt đối của thế giới tinh thần chủ quan. Như vậy Thiền Tông đã chuyển hóa chủ nghĩa duy tâm khách quan của triết học Phật giáo thành chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Trong quá trình đó, Nho giáo Đạo giáo, Phật giáo đã loại trừ đồng thời ảnh hưởng lẫn nhau, đấu tranh và tiếp thu lẫn nhau, kết

thành một khối trong hệ thống tư tưởng duy tâm. Từ triều Tống trở về sau, tư tưởng duy tâm hầu như đều tiếp nhận sự ảnh hưởng của triết học Phật giáo. Lý học của Trình Thạc và Chu Hy đã vay mượn và sử dụng một số mệnh đề của Hoa Nghiêm Tông, “Tâm học” của Lục Cửu Nguyên và Vương Thọ Nhân cũng đã tiếp thu một số tư tưởng của Thiền Tông. Vô thần luận và tư tưởng của chủ nghĩa duy vật cũng không ngừng phát triển và trưởng thành trong cuộc đấu tranh phê phán triết học Phật giáo. Lịch sử triết học Trung Quốc sau triều Hán và triều Đường mà chúng ta nói tới không thể tách rời khỏi lịch sử tư tưởng Phật giáo, hơn nữa còn trở thành một nhân tố cấu thành quan trọng của lịch sử triết học Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)