Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 41 - 46)

d. Y học: Cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của

1.3.4. Phật giáo với kiến trúc, hội họa và điêu khắc Trung Quốc

Kiến trúc tôn giáo bao gồm sự dung hợp của luận lý tôn giáo và văn hóa dân tộc tạo nên một phong cách thống nhất, tập hợp những kỹ thuật kiến trúc và mỹ thuật tạo hình kết tinh thành tập đại thành của nền kiến trúc nghệ thuật tôn giáo và là điểm nhấn sáng chói trong nghệ thuật kiến trúc nhân loại.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thừa hưởng nền kiến trúc vĩ đại của nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc. Từ nền tảng này Phật giáo kế thừa và sáng tạo, tạo nên một phong cách kiến trúc đặc biệt và hấp dẫn của riêng mình. Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc được đề cao và có một vị trí đặc biệt trong nền kiến trúc nghệ thuật cổ đại nhân loại và sự phát triển tôn giáo.

Kiến trúc cổ đại Trung Quốc được hình thành có hệ thống, bắt nguồn từ thời đại nhà Hán, thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Quốc về chính trị, văn hóa, kinh tế đã đạt đỉnh cao. Đương thời kiến trúc được coi như sự thể hiện uy quyền của Thiên tử, là công cụ thống trị tinh thần của chế độ phong kiến, do lồng ghép thể chế của Nho gia và văn hóa tôn giáo trong nghệ thuật kiến trúc.

9

Các đế vương lợi dụng bối cảnh văn hóa tôn giáo của nền kiến trúc này để hỗ trợ cho việc cai trị của mình, cho nên đẩy mạnh và phát triển các kỹ năng nghệ thuật kiến trúc.

Phật giáo thời kỳ này đã có mặt ở Trung Quốc và được vua chúa sùng phụng. Vua quan nhà Hán một mặt ra sức xây dựng chùa chiền cử hành những hoạt động tôn giáo. Từ ngôi chùa đầu tiên của Phật giáo được hình thành bao gồm Phật điện, Phật tháp, Kinh tràng, thạch quật, kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã trở thành một trong những nội dung chính của nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, được sùng phụng và hộ trì của các bậc đế vương cho nên nền kiến trúc này có giá trị đặc biệt và trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kiến trúc cổ đại Trung Quốc.

Kiến trúc Phật giáo Trung Quốc so với kiến trúc cung điện về qui mô thì không bằng, nhưng về nghệ thuật thì trội hơn rất nhiều so với kiến trúc cung điện. Nếu so với số lượng, vật liệu xây dựng hình dáng kiến trúc cũng có thể sánh ngang bằng với kiến trúc cung điện. Nếu nói về nội hàm văn hóa và chiều sâu nghệ thuật giá trị thẩm mỹ thì hơn hẳn kiến trúc cung đình.

Kiến trúc cổ đại Trung Quốc lấy kết cấu gỗ làm phương thức kết cấu chính, ngoài ra dùng phương thức giá đỡ để làm kết cấu phần đầu cột cũng như phần chịu lực của phần dang rộng mái. Ngoài ra giá đỡ còn mang tính trang trí cho kiến trúc cũng như sự khéo léo của nghệ thuật sắp xếp kiến trúc. Kết cấu giá đỡ được dùng trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc đế đời Hán thì việc sử dụng kết cấu này trong kiến trúc quan trọng của quốc gia đã được thể chế hóa [49,254].

Có chế độ và đẳng cấp nghiêm ngặt, việc sử dụng kết cấu giá đỡ trong kiến trúc rất hạn chế, duy chỉ có cung điện, tự viện và các kiến trúc cao cấp khác của nhà nước mới được cho phép sử dụng kết cấu này. Ở chỗ này kiến trúc Phật giáo và kiến trúc cung điện chung một thể chế đặc thù, cho nên kiến

trúc Phật giáo sử dụng kết cấu giá đỡ trong phạm vi rất rộng, số lượng rất nhiều về kiểu dáng và chất liệu làm cho người thời đó phải tán thán.

Chùa Trung Quốc được xây dựng thịnh hành, Phật giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh, có thể nói là từ thời Nam Bắc triều cho đến Tùy Đường. Bất luận từ đô thành cho đến làng xóm, đâu đâu cũng đều có chùa chiền do quốc gia xây cất hoặc là chính quyền địa phương xây dựng, tập trung nhân lực tài lực xây dựng chùa chiền tháp miếu điêu khắc Phật động. Đương thời thủ đô nam triều là Kiến Khang có hơn 500 ngôi chùa. Thời Bắc Ngụy thủ đô Lạc Dương có hơn 1367 ngôi chùa. Đến đời Tùy chùa chiều đã đạt đến 1434 ngôi, chiếm diện tích 60% của kinh đô nhà Tùy.

Đời nhà Đường vào thời kỳ hoàng kim của Phật giáo có 45000 ngôi chùa. Cho đến đầu đời nhà Thanh chùa chiền đã đạt tới ngưỡng 80.000 ngôi. Trong đó những ngôi chùa nổi tiếng và được bảo tồn còn tương đối tốt cũng hơn 1.000 ngôi 10. Ngũ Đài Sơn, Nga My Sơn, Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn cùng với Đôn Hoàng, Mai Tích Sơn, Vân Cương, Thiên Long Sơn, Long Môn v.v…

Đều là những chỗ tập trung diện đài tháp miếu cũng như Phật động nhiều nhất của Phật giáo Trung Quốc. Sự hiện hữu của Phật tự Trung Quốc có thể nói Đông Từ Thượng Hải, Tây đến Tân Cương, bắc từ Hắc Long giang, Nam đến Quảng Đông Nam Hải, nơi đâu cũng có dấu tích của Phật giáo, có một lượng vật thể kiến trúc vô cùng phong phú, đứng nhất trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc.

Nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc thuộc về không gian tạo hình nghệ thuật, từ thuộc tính tôn giáo, nhu cầu xây dựng kiến trúc và bố cục kiến trúc cần phải tuyển trạch cục đất để phù hợp với tổ hợp và quần thể kiến trúc phục vụ tôn giáo, nội bộ không gian của kiến trúc cùng với hoa văn trang trí

10

cũng như các đề tài điêu khắc và xử lý ánh sáng màu sắc không gian dựa trên ý niệm, tâm lý cảm ứng của người học Phật đối với sự truy cầu ý thức cảnh giới của chư Phật.

Cho nên thông qua các thủ pháp nghệ thuật tạo nên một không khí liêng thiêng thần bí và thanh khiết của Đạo Phật, dùng cảm giác tinh thần mạnh nhất và thẩm thấu lục cao nhất để giáo hóa người học Phật, đây chính là sự vận dụng tổng hợp thủ pháp tạo hình nghệ thuật biểu hiện công năng của tôn giáo trong kiến trúc của Phật giáo.

Bắt đầu từ thời Nam Bắc triều kiến trúc Phật giáo Trung Quốc đã dùng đến điêu khắc, hội hoại, thư pháp cùng với khắc bia kết hợp với kiến trúc tạo thành một tổ hợp kiến trúc nghệ thuật, bắt đầu các công trình đào tạo các động đá để thờ Phật, sáng tạo nên một kiểu kiến trúc mới, tổng hợp hết các thành tố nghệ thuật đã nêu trên, từ đó về sau lối kiến trúc này có ảnh hưởng sâu rộng và hầu hết trong các công trình kiến trúc Phật giáo cổ đại cũng như trong hiện đại. Do đó Phật tự, Phật tháp, Kinh tràng, Thạch quật…v..v..

Từ kết cấu cho đến trang trí lớn cho đến cả ngôi tự viện, nhỏ cho đến những chỗ trang trí vi tế nhất đều dùng cơ chế tạo hình nghệ thuật, do đó kiến trúc cung điện được làm giàu thêm bởi những biểu hiện của kiến thức và nội hàm văn hóa kiến trúc Phật giáo, thêm những ý niệm về cảm thụ mỹ học.

Đi ngang qua lịch sử cổ đại Trung Quốc, những thành tựu của kiến trúc nghệ thuật Trung Quốc không thể không nói đến nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc. Cho đến ngày hôm nay những kiến trúc gỗ còn tồn lại lâu nhất và sớm nhất, những hoa văn họa tiết, các tác phẩm tượng Phật và Bồ tát, Thiên Long Bát Bộ Thần chúng. Các tác phẩm bích họa, khắc đá đều là những tác phẩm hy hữu truyền thế quốc bảo của nền nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Trung Quốc nói riêng và nền nghệ thuật kiến trúc văn hóa nói chung,

cũng là một hiện tượng hiếm thấy của một trong những nền kiến trúc cổ đại thế giới.

Kiến trúc nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc hình thành vị trí đặc thù trong nền kiến trúc cổ đại Trung Quốc, không phải là việc ngẫu nhiên. Các triều đại đế vương sùng kính Phật giáo, dùng lực lượng tài vật của quốc gia xây dựng các công trình kiến trúc Phật giáo, nguyên nhân này khởi nguồn từ chỗ Phật giáo và chính trị có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Giáo nghĩa nhân quả báo ứng, lý luận sanh tử luân hồi của Phật giáo và lấy sự cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sanh, lợi người tức là lợi mình để giáo hóa chúng sanh, dung hợp triết học cổ đại Trung Quốc, làm cho chẳng những thượng tầng xã hội có thể tiếp thu được Phật giáo, mà tầng lớp cùng khổ có địa vị thấp nhất trong xã hội cũng có thể thấm nhuần giáo nghĩa này.

Chính giáo nghĩa này đã làm cho Phật giáo lưu truyền và phát triển rộng rãi trong các tầng lớp xã hội Trung Quốc, đối với chế độ phong kiến quan lại giáo nghĩa này có tính an định xã hội và tạo sự cần thiết cho một trật tự xã hội mà ý tưởng thống trị luôn luôn quan tâm và tìm cách điều phối, có lợi đối với lợi ích chính trị, cho nên được nhà nước bảo hộ.

Phật giáo cũng có những ảnh hưởng rõ nét trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc. Cùng với Phật giáo, nghệ thuật hang đá của Ấn Độ và Tây Vực cũng được truyền vào Trung Quốc. Ai ai cũng biết, nghệ thuật Phật giáo của Ấn Độ cổ đại chủ yếu là bích họa và điêu khắc hang đá, tiêu biểu là nghệ thuật hang đá ở Gandhara (nay thuộc vùng Peshawar của Pakistan) và A Chiên Đà (nay là cao nguyên Decan của Ấn Độ). Những tác phẩm này đều có từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ 1 trước Công Nguyên. Nghệ thuật hang đá ở Gandhara chủ yếu là điêu khắc, nghệ thuật hang đá ở A Chiên Đà chủ yếu là bích họa. Nghệ thuật hang đá của Trung Quốc kế thừa và phát triển nghệ thuật của các loại hang đá nói trên. Tuyến đường ảnh hưởng của nó chính là “con đường tơ lụa” trên bộ

thường được nhắc đến trong lịch sử. Nghệ thuật hang đá hiện có ở Tân Cương Trung Quốc phải kể đến: Động Ngàn Phật ở Khắc Tư Nhĩ thuộc huyện Bái Thành, Động Ngàn Phật Sâm Mộc Tái Mẫu ở huyện Khố Xa…, những hang động niên đại khai phá sớm hơn ở vùng Trung Nguyên, phong cách nghệ thuật thì gần giống ở Gandhara. Những điêu khắc hang đá ở vùng Trung Nguyên đã dần dần tiếp thu và hòa hợp với phong cách nghệ thuật của Trung Quốc, việc tạc tượng cũng mô phỏng theo hình tượng của người Trung Quốc, đương nhiên cũng có bảo lưu một số đặc điểm của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ. Ví dụ 18 La Hán và 500 tượng La Hán trong các ngôi chùa lớn vừa có hình tượng của người Trung Quốc vừa có hình tượng của người Ấn Độ. Về tranh bích họa, sau khi Phật giáo được truyền vào Trung Quốc, tranh bích họa có nội dung Phật giáo phát triển rất nhanh, các họa sĩ Phật giáo nổi tiếng như Ngô Đạo Tử… lần lượt xuất hiện. Về phương pháp biểu hiện, sinh hoạt, tu hành của Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cùng với đình đài lâu các truyền thống của Trung Quốc khiến người Trung Quốc cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn .

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Trung Quốc (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)