d. Y học: Cũng khá phát triển Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của
1.2.2. Điều kiện Phật giáo du nhập vào Trung Quốc
1> Về nền tảng xã hội: Thời kì cuối triều Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các giai cấp trong xã hội đều gặp phải rất nhiều khó khăn, vì vậy họ đều muốn tìm được chỗ dựa và sự yên ổn trong đau khổ. Đạo lý tự giải thoát đau khổ và siêu độ cầu sinh của Phật giáo đã đáp ứng được nhu cầu này.
2>Về tƣ tƣởng: Thời kì này, Huyền học cũng đang thịnh hành trong xã hội. Tư tưởng Lão Trang cao thượng của Huyền học đã chủ trương “dĩ vô vi bản, dĩ hữu vi mạt” [Dẫn theo 25,138], phủ nhận sự tồn tại của sự vật ngoại giới, rất dễ hòa hợp với tư tưởng xuất thế của Phật giáo, vì vậy, chủ trương “nhất thiết pháp giai không” của Phật giáo đã thịnh hành một cách nhanh chóng. Trên thực tế, đến sau thời kì Đông Tấn, Huyền học đã mất đi vị thế của nó và bị Phật giáo thay thế. Giáo lý “danh thực câu vô” mà Phật giáo tuyên truyền thực tế là sự phát triển thêm của tư tưởng “dĩ vô vi bản”.
3> Sự đề cao và lợi dụng của giai cấp thống trị. Tư tưởng cơ bản được Phật giáo tuyên truyền rất có lợi, hài hòa cho giai cấp thống trị. Tuy nó không chủ trương trung hiếu tiết nghĩa và an phận thủ thưởng như Nho học nhưng nó yêu cầu các tín đồ Phật giáo phải khắc khổ tu hành để có được tinh thần cơ bản siêu thoát và các giáo lý như báo ứng nhân quả và chuyển thế luận hồi…, nó không những không thể tạp nên sự uy hiếp với trật tự thống trị mà ngược lại còn có ích cho việc bảo vệ trật tự này. Trong thời gian 500 năm từ thời Đông Hán đến thời kì Nam Bắc Triều, giai cấp thống trị đã dần nhận thức được tác dụng của Phật giáo, vì vậy họ ngày càng coi trọng và đề cao Phật giáo. Có một số nhà thống trị do quá mê tín đã hết mực tôn sùng Phật giáo, thường mời các nhà sư nổi tiếng vào cũng giảng kinh hoặc khai phá đất đai để xây chùa cho họ (Tấn Thành Đế, Ai Đế thời Đông Tấn). Tổng Văn Đế của
Nam triều còn cho rằng Phật giáo có lợi cho giáo hóa nên thường cùng các nhà sư nổi tiếng nghiên cứu và thảo luận đạo lý Phật giáo. Tổng Vũ Đế thậm chí còn cho phép các nhà sư tham gia triều chính, vì họ mặc áo nâu nên còn được gọi là “hắc y tể tướng” (tể tưởng áo nâu). Chính quyền Bắc Ngụy của Bắc Triều cũng rất sùng bái Phật giáo, họ thường mời các nhà sư vào cung và tôn họ làm thầy. Hiến Văn Đế còn xây dựng chùa trong cung để luyện thiền và tụng kinh bái Phật, cho phép nhà chùa trưng thu lương thực của nhân dân. Tất cả đã khiến cho Phật giáo phát triển nhanh chóng vào thời kỳ Ngụy Tấn- Nam Bắc Triều và hình thành nên nền Phật giáo Tùy Đường phồn vinh.
Vào các triều đại Tùy Đường, nhất là triều Đường, Phật giáo đã đạt đến đỉnh cao của sự phát triển. Vì các bậc Đế Vương của các triều đại Tùy Đường hết lòng trung thành với Phật Giáo, họ thi hành chính sách tích cực ủng hộ Phật giáo phát triển, xây dựng nhiều chùa ở các nơi trên toàn quốc, cắt tóc đi tu. Thời kì đầu của triều Đường, với tư cách là một đế quốc thống nhất giàu có, có nền văn hóa phồn vinh và có lực lượng quân sự hùng hậu, họ đã thi hành chính sách cởi mở và đề cao các loại tôn giáo, bản thân Phật giáo cũng thâm nhập vào dân gian, cố gắng thích ứng với nhu cầu của người dân Trung quốc về mặt giáo nghĩa và lễ nghĩa.
Những người phản ứng quyết liệt với cách suy nghĩ như vậy trong giai đoạn này thường là những người theo Vương Trung (27-97 SCN), nhưng sự phê phán của họ chỉ càng làm suy yếu thêm xã hội nhà Hán đã đến thời mạt vận. Nhưng không phải là Vương Trung hay bất cứ một cá nhân nào khác có thể dẫn được đi đến tương lai của tư tưởng Trung Hoa vào một thời gian khi các truyền thống, các lý tưởng và cấu trúc xã hội đã bị suy thoái một cách nghiêm trọng, tưởng không gì có thể cứu vãn nổi. Chính đạo Phật, với những triết lý nhân sinh “đi tìm sự diệt trừ nỗi khổ cho chúng sinh” của nó đã làm được điều đó và bước đầu phát triển mặc dù đã phải chịu rất nhiều thăng trầm
trong hai lần phế Phật vào thời Bắc Chu và Bắc Nguy. Theo sử Trung Quốc, giai đoạn này, các chùa chiền tăng ni tăng lên một cách đáng kể: thời Tây Tấn có 180 ngôi chùa, 3.7000 tăng ni. Đến thời Nam Bắc Triều đã có 2000 ngôi chùa, tăng ni có lúc lên đến hơn 60 vạn; đặc biệt đến giai đoạn Bắc Triều, có tới hơn 3 vạn ngôi chùa và hơn 20 vạn tăng ni5.
Nếu giới thiệu vào bất kỳ thời gian nào khác khi chế độ xã hội tại Trung Hoa vẫn còn vững chắc, hệ tư tưởng Nho giáo hùng mạnh, một tôn giáo ngoại lai như đạo Phật chắc chắn sẽ có rất ít cơ hội để thành công trong một đất nước giàu truyền thống và có tư tưởng bài ngoại mạnh mẽ như Trung Hoa. Nhưng các điều kiện tại giai đoạn sau cùng của triều Hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà truyền giáo của đạo Phật từ Ấn Độ hoặc Trung Á - nơi đạo Phật phát triển mạnh mẽ và vững chắc-tới Trung Hoa một cách trực tiếp.